Hoàn thiện việc đánh giá rủi ro:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại quỹ trợ vốn CEP theo hướng đối phó rủi ro hoạt động (Trang 92 - 95)

6. Kết cấu nội dung: gồm 3 chương

3.2 Các giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại quỹ CEP:

3.2.3 Hoàn thiện việc đánh giá rủi ro:

Qua kết quả khảo sát ở chương 2 cho thấy đơn vị đã thực hiện tốt việc nhận diện, đánh giá rủi ro sẽ tác động xấu tới việc thực hiện mục tiêu chiến lược của đơn vị, chẳng hạn như đơn vị đánh giá rủi ro từ sự cạnh tranh của các tổ chức tài chính vi mơ khác sẽ phần nào ảnh hưởng đến việc gia tăng số lượng khách hàng, từ đó ảnh hưởng đến mục tiêu giảm nghèo.

Việc đánh giá rủi ro có ưu điểm là giúp đơn vị chủ động trong việc nhận diện các rủi ro sẽ ảnh hưởng xấu đến việc đạt được mục tiêu chiến lược, nhưng lại có nhược điểm là dù đơn vị có nhận diện và đánh giá đầy đủ các rủi ro thì đơn vị cũng không thể lường hết được tất cả các rủi ro tiềm tàng sẽ xảy ra trong tương lai. Chẳng hạn như đơn vị có thể nhận diện các rủi ro giúp kiểm soát hiệu quả tỷ lệ nợ quá hạn nhưng chắc chắn đơn vị sẽ khơng thể dự đốn được khả năng thanh toán nợ trong

tương lai của khách hàng, chẳng hạn như một khách hàng thanh toán rất đúng hạn, chẳng may bị tai nạn không thể tiếp tục kinh doanh nữa thì đây là một rủi ro khơng báo trước,…

Đồng thời, đơn vị có thể dự đoán xảy ra loại rủi ro tiềm tàng nhưng đơn vị lại không thể biết cụ thể đối tượng khách hàng nào sẽ gặp rủi ro tiềm tàng. Điều này, chắc chắn sẽ phát sinh nợ quá hạn, nhưng đơn vị phải chấp nhận và xác định “mức độ rủi ro chấp nhận được” đối với từng loại rủi ro vì rủi ro xảy ra trong tương lai nằm ngồi tầm kiểm sốt của đơn vị.

Để đạt hiệu quả các mục tiêu tăng cường giảm nghèo và kiểm sốt được tỷ lệ nợ q hạn thì đơn vị cần có các cách thức để nhận dạng rủi ro có thể phát sinh như:

+ Phân cơng một cán bộ hoặc tổ chức một bộ phận riêng biệt chuyên phụ trách về rủi ro để thường xuyên tiến hành nhận dạng, đánh giá phân tích rủi ro có khả năng phát sinh, từ đó sẽ lên kế hoạch đối phó rủi ro thích hợp.

+ Định kỳ, nhà quản lý cấp cao thường xuyên tổ chức các buổi họp với các bộ phận có liên quan như tín dụng, kế tốn,…để đánh giá rủi ro có khả năng xảy ra, xếp loại các rủi ro có thể xảy ra theo 3 mức độ “cao, trung bình, thấp”. Sau đó sẽ phân tích ngun nhân gây ra rủi ro và lên kế hoạch đối phó rủi ro, đặc biệt là chú trọng đến các rủi ro ở mức độ “cao”

+ Thiết lập một đường dây nóng để nhân viên có thể báo cáo với nhà quản lý về các rủi ro có thể xảy ra, nhất là rủi ro xảy ra do nguyên nhân chủ quan từ hành động sai phạm của con người.

Nhân viên đầu tuyến là người tiếp nhận được thông tin nhiều nhất, vì vậy cần có kênh thơng tin chẳng hạn như việc tổ chức các cuộc họp giao ban hàng tuần để trao đổi thông tin, nghe báo cáo hoạt động từng bộ phận. Việc tổ chức họp giao ban có ưu điểm là người quản lý được trực tiếp nghe báo cáo công việc của từng bộ phận, nhưng có nhược điểm là khơng phát hiện đầy đủ rủi ro, khó khăn của từng bộ phận, chẳng hạn như sai sót trong việc hạch tốn hoặc biển thủ,...

Đơn vị cần tiến hành đánh giá rủi ro ảnh hưởng đến việc đạt được 2 mục tiêu chính nêu trên như sau:

Rủi ro bên ngoài: đơn vị phải chú trọng đến sự cạnh tranh của các tổ chức tài chính vi mơ khác, vì có một số tổ chức có lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất thị trường, điều kiện cho vay dễ dàng hơn,…thì chắc chắn sẽ thu hút nhiều khách hàng đến vay. Ngoài ra, đơn vị cũng cần chú ý đến công tác phối hợp với chính quyền địa phương để nắm danh sách khách hàng cần vay vốn, việc phối hợp tốt sẽ giúp đơn vị tiếp cận dễ dàng với nhiều loại khách hàng.

Rủi ro nội bộ đơn vị: đơn vị cần chú ý đến tính xác thực về số lượng khách hàng, vì số lượng khách hàng có thể bị thổi phồng do nhân viên cố tình tăng khống số lượng khách hàng để chạy theo thành tích. Do đó, nhà quản lý cũng cần giám sát chặt chẽ công việc của nhân viên để đảm bảo nhân viên làm việc với tinh thần trách nhiệm, đạt hiệu quả cao.

+ Đối với mục tiêu kiểm soát hiệu quả tỷ lệ nợ quá hạn:

Rủi ro bên ngoài: đơn vị cần chú ý nhận diện các rủi ro liên quan đến môi trường kinh tế xã hội như thời tiết, khí hậu,…sẽ phần nào tác động đến khả năng thanh toán của khách hàng. Chẳng hạn như khách hàng nuôi tôm chẳng may trúng dịch bệnh làm tôm chết hàng loạt, hoặc khách hàng làm bánh tráng gặp mùa mưa không phơi được bánh tráng làm giảm năng suất thu hoạch bánh tráng,…sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán đúng hạn của khách hàng.

Ngoài ra, đơn vị cũng cần phối hợp với chính quyền địa phương hoặc thơng qua mạng lưới cộng tác viên để nắm được hoàn cảnh của khách hàng như tình hình khách hàng bị tai nạn, bị bệnh hiểm nghèo, qua đời,…vì nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng tạo lợi nhuận, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh tốn nợ đúng hạn.

Rủi ro nội bộ đơn vị: đơn vị cần chú trọng đến việc hệ thống thơng tin có thể bị lỗi nên cập nhật không đầy đủ về danh sách khách hàng nợ quá hạn, dẫn đến đơn vị có thể bỏ sót khách hàng đã nợ quá hạn; hoặc nhân viên chiếm dụng tiền thanh toán nợ vay của khách hàng, không nộp vào kho quỹ nên hệ thống thơng tin sẽ đưa khách hàng đó vào danh sách nợ q hạn. Ngồi ra, nhân viên đó có thể kê khống tên khách hàng vay khơng có thực để rút tiền vay nhưng không thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ vay nên dẫn đến phát sinh nợ quá hạn.

Ngoài ra, đối với rủi ro “Nhân viên tín dụng lập khống hồ sơ vay vốn và

chiếm dụng tiền vay vốn” được đánh giá ở mức cao thì giải pháp cụ thể để hạn chế sự

thiệt hại của rủi ro này như sau:

+ Đối với nguyên nhân do các yếu tố bên trong:

• Đơn vị cần tách riêng biệt khâu xét duyệt cho vay và khâu phát vốn vay trực tiếp cho khách hàng.

• Hàng tuần, nhân viên tín dụng tổng hợp in danh sách khách hàng đến hạn thanh toán nợ, khoanh vùng những khách hàng chậm thanh toán để liên hệ địi nợ, từ đó có thể phát hiện trường hợp nhân viên tín dụng khơng nộp tiền vào quỹ.

+ Đối với nguyên nhân do các yếu tố bên ngồi:

• Để tránh việc thơng đồng với người bên ngoài như nhân viên tín dụng thơng đồng với cộng tác viên hoặc khách hàng thì đơn vị cần giám sát khâu khảo sát hoàn cảnh khách hàng để tránh phát sinh khách hàng ảo.

• Đơn vị cần quan sát thái độ làm việc của nhân viên như hành động lơ đễnh, đãng trí khi giải quyết công việc để đánh giá mức độ tập trung, cũng như áp lực trong cuộc sống riêng của họ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại quỹ trợ vốn CEP theo hướng đối phó rủi ro hoạt động (Trang 92 - 95)