Về phía ngân hàng nhà nước:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại quỹ trợ vốn CEP theo hướng đối phó rủi ro hoạt động (Trang 84 - 86)

6. Kết cấu nội dung: gồm 3 chương

3.1.2 Về phía ngân hàng nhà nước:

Hiện nay, ngân hàng Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp lý liên quan đến tổ chức tài chính vi mơ như:

+ Thơng tư số 02/2008/TT-NHNN ngày 2/4/2008 của ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện nghị định 28 và nghị định 165;

+ Thông tư số 07/2009/TT-NHNN ngày 17/4/2009 của ngân hàng Nhà nước quy định về các tỷ lệ bảo đảm an tồn trong hoạt động của tổ chức tài chính quy mơ nhỏ;

+ Thông tư số 15/2010/TT-NHNN ngày 16/6/2010 của ngân hàng Nhà nước quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro;

Trong các văn bản trên thì thơng tư số 07/2009/TT-NHNN ngày 17/4/2009 của Ngân hàng nhà nước quy định cụ thể về giới hạn cho vay đối với khách hàng như sau:

“ Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tài chính quy mơ nhỏ đối với một khách

hàng khơng phải khách hàng tài chính quy mơ nhỏ khơng được vượt q 10% vốn tự có của tổ chức tài chính quy mơ nhỏ.

Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tài chính quy mơ nhỏ đối với một khách hàng tài chính quy mơ nhỏ không được vượt quá 30 triệu đồng. Mức cho vay này có thể được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh theo từng thời kỳ”

Theo thông tư số 07/2009/TT-NHNN ở trên thì tổng dư nợ cho vay của một khách hàng không vượt quá 30 triệu đồng. Điều này vơ hình chung làm các tổ chức tài chính vi mơ gặp khó khăn khi xét duyệt các hồ sơ vay của khách hàng có dự án đầu tư lớn để tổ chức sản xuất nông nghiệp như trồng cây gây rừng, nuôi tôm, đào ao thả cá,…Các dự án này thường có vốn đầu tư ban đầu rất cao nhưng các tổ chức này cũng chỉ có thể duyệt cho vay tối đa 30 triệu đồng dù có muốn gia tăng thêm số tiền vay cũng khơng thể được. Điều này gây khó khăn cho khách hàng khi thực hiện dự án đầu tư vì họ lại phải vay thêm từ các nguồn khác.

Để tạo điều kiện hoạt động thuận lợi cho các tổ chức tài chính vi mơ, ngân hàng Nhà nước cần hoàn thiện, bổ sung các văn bản pháp lý như:

+ Khẩn trương ban hành các văn bản pháp lý chính thức quy định về việc cấp phép hoạt động tạo điều kiện cho các tổ chức tài chính vi mơ phát triển và hoạt động an toàn, lành mạnh; giúp các tổ chức này dễ dàng thu hút được các nguồn vốn vay

thương mại ngoài các nguồn vốn vay đã được hỗ trợ, vì giấy phép hoạt động làm tăng độ tin cậy với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Thực tế hiện nay đã có nhiều hồ sơ trình lên ngân hàng Nhà nước để xin được chuyển đổi thành tổ chức tài chính vi mơ chính thức trong đó có quỹ CEP nhưng hiện chỉ có quỹ TYM trực thuộc Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã được cấp phép hoạt động chính thức.

+ Cần có một kênh thơng tin để các tổ chức tài chính vi mơ bán chính thức có thể tham khảo về phòng ngừa rủi ro tín dụng đối với tổ chức tài chính vi mơ. Hiện Việt Nam gần như khơng có một thơng tin tham khảo nào giúp phịng ngừa rủi ro tín dụng dành cho các tổ chức tài chính vi mơ. Các tổ chức này chủ yếu học hỏi kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro tín dụng qua sự trải nghiệm trong q trình hoạt động thực tế. Ngân hàng Nhà nước có đơn vị là Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) trực thuộc ngân hàng Nhà nước, nhưng chỉ cung cấp các thơng tin tín dụng cho các ngân hàng thương mại trực thuộc.

+ Cần sửa đổi thông tư số 07/2009/TT-NHNN để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tài chính vi mơ trong việc xét duyệt các khoản vay vượt 30 triệu đồng, vì hiện thơng tư số 07 quy định mức cho vay tối đa 30 triệu đồng khơng cịn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

+ Cần sớm ban hành các quy định về chế độ kế tốn tài chính, cũng như các quy định về kiểm soát nội bộ, chế độ báo cáo liên quan đến các tổ chức tài chính vi mô tương tự như các quy định đối với ngân hàng thương mại.

+ Cần có sự hỗ trợ của ngân hàng Nhà nước về mặt tài chính để tạo điều kiện hoạt động thuận lợi cho các tổ chức tài chính vi mơ. Chẳng hạn như xây dựng quy chế cho vay với lãi suất ưu đãi hoặc quy định các ngân hàng thương mại tạo điều kiện hỗ trợ về mặt tài chính cho các tổ chức này, trong trường hợp các tổ chức này có khó khăn trong việc huy động vốn. Hiện nay, các tổ chức vi mơ bán chính thức khơng nhận được sự bao cấp từ chính phủ mà chủ yếu là tự cân đối thu chi.

Đồng thời, ngân hàng Nhà nước cần có quy định cụ thể hoặc tổ chức tư vấn về các thủ tục, hồ sơ giúp chuyển đổi thành tổ chức tài chính vi mơ chính thức, vì hiện nay ngân hàng Nhà nước khơng có chức năng tư vấn. Tuy nhiên, khi chuyển đổi thành tổ chức tài chính vi mơ chính thức thì các tổ chức tài chính vi mơ bán chính thức cần

lên kế hoạch kịp thời ứng phó với việc chuyển đổi nhằm đảm bảo việc chuyển đổi đạt hiệu quả như ứng phó với sự thay đổi về cơ cấu tổ chức, cơ cấu nhân sự, xây dựng hệ thống lương mới, nâng cấp hoặc sửa đổi phần mềm cho phù hợp với báo cáo mới, điều chỉnh và xây dựng hệ thống quy chế kiểm soát nội bộ…

+ Cần ban hành các quy định về thanh tra, giám sát hoạt động của các tổ chức tài chính vi mơ. Ngân hàng Nhà nước cần giám sát chặt chẽ hoạt động của các tổ chức tài chính vi mơ chính thức để đảm bảo các tổ chức này hoạt động an tồn, lành mạnh, đúng theo tiêu chí và chức năng của mình.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại quỹ trợ vốn CEP theo hướng đối phó rủi ro hoạt động (Trang 84 - 86)