Ngân hàng Acleda:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại quỹ trợ vốn CEP theo hướng đối phó rủi ro hoạt động (Trang 44)

6. Kết cấu nội dung: gồm 3 chương

1.3 Kinh nghiệm của một số tổ chức tài chính vi mơ trên thế giới và xu hướng phát

1.3.3 Ngân hàng Acleda:

Ngân hàng Acleda trước đây là một tổ chức phi chính phủ của Campuchia, hoạt động trong lĩnh vực tài chính vi mơ được thành lập năm 1993. Đến năm 2000, Acleda được Ngân hàng quốc gia Campuchia cấp phép hoạt động và đến năm 2003 Acleda lại được cấp phép một lần nữa với tính chất như là một ngân hàng thương mại. Tài chính vi mơ ở Campuchia thuộc thành phần tư nhân, được xem là một ngành kinh doanh và không nhận được sự trợ cấp của chính phủ.

Bài học kinh nghiệm của ngân hàng Acleda: + Tập trung vào mục tiêu

+ Người nghèo và người có thu nhập thấp đều có thể giao dịch ngân hàng. + Có tầm nhìn rõ ràng

+ Có cơ cấu quản lý phù hợp

+ Có các hệ thống thơng tin quản lý thích hợp

Khi trở thành ngân hàng thương mại có lợi nhuận thì ngân hàng Acleda có thể thu hút vốn cổ phần, các khoản vay và tiền gởi; tăng tầm hoạt động đáng kể; phát triển cùng với khách hàng; cung cấp các loại dịch vụ tài chính; góp phần vào sự phát triển của tổ chức.

1.3.4 Xu hướng phát triển cho ngành tài chính vi mơ Việt Nam:

Việt Nam là một quốc gia mà người dân chủ yếu sống bằng nghề nông, người lao động nghèo lại tập trung nhiều ở các vùng ngoại thành, vùng nông thôn. Nên việc ra đời của các tổ chức tài chính vi mơ là cơng cụ đắc lực giúp chính phủ cải thiện tình trạng xóa đói, giảm nghèo, tạo công bằng xã hội và phát triển đất nước.

Tuy các tổ chức tài chính vi mơ của Việt Nam ra đời và phát triển sau các tổ chức tài chính vi mơ khác trên thế giới nhưng các tổ chức tài chính vi mơ Việt Nam đã, đang và sẽ phát triển bền vững vì mục tiêu xóa đói, giảm nghèo. Sự ra đời của các tổ chức này là cứu cánh cho những khách hàng vay là người lao động nghèo, khơng có tài sản đảm bảo. Với nguồn vốn vay nhỏ giúp cho người lao động nghèo có thể cải thiện thu nhập bằng việc tự tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh như làm bánh tráng, bán vé số, làm nhang,…

Để tạo điều kiện cho các tổ chức tài chính vi mơ hoạt động thuận lợi, chính phủ và ngân hàng Nhà nước cũng đã từng bước củng cố các văn bản pháp lý và gia tăng trợ vốn giúp cho các tổ chức này hoạt động thuận lợi và phát triển bền vững.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Theo báo cáo Coso 1992 thì hệ thống kiểm sốt nội bộ gồm có năm bộ phận cấu thành là mơi trường kiểm sốt, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm sốt, thơng tin và truyền thông, giám sát. Các bộ phận này ln có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, các bộ phận này đều hữu ích và quan trọng trong việc giúp cho tổ chức đạt được ba nhóm mục tiêu là mục tiêu hoạt động, mục tiêu báo cáo tài chính và mục tiêu tuân thủ. Bên cạnh đó, hệ thống kiểm sốt nội bộ cịn có những hạn chế tiềm tàng làm cho hệ thống kiểm soát nội bộ chỉ có thể đảm bảo hợp lý chứ không thể đảm bảo tuyệt đối trong việc đạt được các mục tiêu trên.

Hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng ln tiềm ẩn những rủi ro tín dụng khơng lường trước được nên việc tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của các tổ chức tín dụng góp phần quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ rủi ro tín dụng, tăng cường chất lượng giám sát hoạt động tín dụng ngân hàng. Việc nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống kiểm sốt nội bộ tại các tổ chức tín dụng giúp đảm bảo các tổ chức tín dụng hoạt động tuân thủ pháp luật và các quy định; đảm bảo báo cáo tài chính trung thực và hợp lý; bảo vệ tài sản của tổ chức và đảm bảo viêc thực hiện mục tiêu đã đề ra của nhà quản lý cấp cao.

Để tiếp nối theo Coso 1992, đến năm 2004 Coso đã ban hành khuôn khổ hợp nhất về quản trị rủi ro trong doanh nghiệp (ERM- Enterprise Risk Management- Intergrated Framework), Coso 2004 có tầm nhìn rộng hơn về rủi ro giúp đánh giá và quản trị rủi ro hiệu quả hơn.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI QUỸ TRỢ VỐN CEP

2.1 Các quy định của Nhà nước về ngành tài chính vi mơ:

Tài chính vi mô là việc cấp cho các hộ gia đình rất nghèo các khoản vay rất nhỏ (gọi là tín dụng vi mơ) nhằm mục đich giúp họ tham gia vào các hoạt động sản xuất, hoặc khởi tạo các hoạt động kinh doanh nhỏ.

Ngành tài chính vi mơ Việt Nam phát triển từ đầu thập niên 90, với sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ (non governmental organization – NGO) và các cơ quan chính quyền địa phương. Thị trường tài chính vi mơ vẫn cịn rất lớn, sự cạnh tranh giữa các tổ chức thường xảy ra ở các khu vực đơ thị. Mục tiêu chính của ngành tài chính vi mơ là tăng cường năng lực cho các tổ chức thành viên để cung cấp tốt hơn các dịch vụ tiết kiệm – tín dụng cho người nghèo, trao đổi thông tin giữa các tổ chức thành viên với các cơ quan chính phủ và vận động tài trợ nước ngoài để mở rộng phạm vi, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Tại Diễn đàn Tài chính vi mơ châu Á năm 2008 được khai mạc tại Hà Nội, thống đốc ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu đã nhấn mạnh Việt Nam là quốc gia có thu nhập thấp với gần 70% dân số sống ở nông thơn. Việt Nam ln xác định xóa đói giảm nghèo làm mục tiêu dài hạn để góp phần tăng thu nhập, tạo công bằng xã hội và phát triển đất nước. Với nhận thức đó, hoạt động tài chính vi mơ được xem là công cụ quan trọng để thực hiện mục tiêu này.

Các quy định về tài chính vi mơ Việt Nam là một thách thức lớn đối với chính phủ. Việc thiếu khung pháp lý cụ thể cho ngành tài chính vi mơ sẽ làm cản trở năng lực của các tổ chức trong việc thu hút các nguồn lực của quốc gia và trên thế giới và cả việc thu hút tiền gởi tiết kiệm. Điều này làm cho các tổ chức tài chính vi mơ phải hoạt động dưới sự quản lý của một tổ chức NGO hay tổ chức đoàn thể. Các tổ chức vi mơ chính thức chủ yếu nhận hỗ trợ bởi các nguồn quỹ nhà nước.

Theo Nghị định 28/2005/ND-CP ngày 9/3/2005 của chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính quy mơ nhỏ tại Việt Nam được ban hành đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực tài chính vi mơ Việt Nam, cụ thể nghị định 28/2005/ND-CP quy định:

“ + Tổ chức tài chính quy mơ nhỏ là tổ chức tài chính hoạt động trong lĩnh

vực tài chính, ngân hàng với chức năng chủ yếu là sử dụng vốn tự có, vốn vay và nhận tiết kiệm để cung cấp một số dịch vụ tài chính, ngân hàng nhỏ, đơn giản cho các hộ gia đình, cá nhân thu nhập thấp.

+ Tiết kiệm bắt buộc là tiền gởi tiết kiệm của hộ gia đình, cá nhân gởi tại tổ

chức tài chính quy mơ nhỏ để bảo đảm tiền vay đối với tổ chức tài chính quy mơ nhỏ. + Tiết kiệm tự nguyện là tiền tiết kiệm của cá nhân gởi tại tổ chức quy mô nhỏ + Cơ cấu tổ chức tài chính quy mơ nhỏ gồm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và tổng giám đốc (giám đốc), trong đó Hội đồng quản trị tối thiểu là 3 thành viên,

ban kiểm soát là 3 thành viên, tối thiểu phải có một nửa số thành viên là chuyên trách.

+ Tổ chức tài chính quy mơ nhỏ được huy động vốn từ các nguồn sau:

Nhận tiết kiệm: gồm tiết kiệm bắt buộc, tiết kiệm tự nguyện

Vay vốn: gồm vay vốn của tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam; vay vốn của các cá nhân và tổ chức nước ngoài khi được Ngân hàng nhà nước cho phép.

+ Tổ chức tài chính quy mơ nhỏ được tiếp nhận vốn ủy thác theo các chương trình, dự án của Chính phủ, tổ chức, cá nhân trong và ngồi nước.”

Để cụ thể hóa hơn các văn bản luật cho hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô, Quốc hội đã ban hành luật tổ chức tín dụng năm 2010 (luật số 47/2010/QH12), quy định về tổ chức tài chính vi mơ như sau:

“ * Tổ chức tài chính vi mơ là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ

* Huy động vốn của tổ chức tài chính vi mơ:

+ Tiết kiệm bắt buộc theo quy định của tổ chức tài chính vi mơ;

+ Tiền gửi của tổ chức và cá nhân bao gồm tiền gửi tự nguyện của khách hàng tài chính vi mơ, trừ tiền gửi nhằm mục đích thanh tốn.

- Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, và các cá nhân, tổ chức khác trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.

* Hoạt động khác của tổ chức tài chính vi mơ:

- Ủy thác, nhận ủy thác cho vay vốn

- Cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính liên quan đến lĩnh vực tài chính vi

mơ.

- Cung ứng dịch vụ thu hộ, chi hộ và chuyển tiền cho khách hàng tài chính vi mơ.

- Làm đại lý cung ứng dịch vụ bảo hiểm * Tỷ lệ bảo đảm an toàn:

- Tỷ lệ khả năng chi trả

- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% hoặc tỷ lệ cao hơn theo quy định của ngân hàng nhà nước trong từng thời kỳ

- Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn

- Trạng thái ngoại tệ, vàng tối đa so với vốn tự có

- Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gởi

- Các tỷ lệ tiền gởi trung, dài hạn so với tổng dư nợ cho vay trung, dài hạn”

Luật tổ chức tín dụng năm 2010 và nghị định 28/2005/ND-CP của chính phủ đã chính thức thừa nhận sự tồn tại của các tổ chức tài chính vi mơ là một trong những cơng cụ giúp cho hoạt động xóa đói, giảm nghèo có hiệu quả đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, hơn một thập kỷ qua tài chính quy mơ nhỏ cũng đã góp phần đáng kể vào hoạt động giảm đói nghèo của đất nước. Tài chính vi mô giúp những người nghèo tự tạo việc làm và thu nhập để đảm bảo cuộc sống của họ.

Các quy định của Nhà nước đã giúp cho hoạt động của các tổ chức tài chính vi mơ tại Việt Nam mang tính chất pháp lý chính thức và có tư cách pháp nhân rõ ràng hơn.

2.2 Giới thiệu về hoạt động của quỹ trợ vốn CEP:

2.2.1 Văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động quỹ CEP:

Hiện nay, quỹ trợ vốn CEP cũng như các tổ chức tài chính vi mơ khác đã được chính thức xem như là một tổ chức tín dụng với sự ra đời của luật tổ chức tín dụng năm 2010. Quỹ trợ vốn CEP hoạt động theo sự chỉ đạo trực tiếp của cơ quan quản lý cấp trên là Liên đồn Lao động Tp.HCM, đồng thời hoạt động tài chính của quỹ tuân thủ theo quy định của chính phủ và ngân hàng Nhà nước.

Tuy là một tổ chức tài chính vi mơ nhưng quỹ CEP hiện vẫn là tổ chức tài chính vi mơ bán chính thức, chưa được Ngân hàng nhà nước cấp phép hoạt động chính thức. Việc được cấp giấy phép hoạt động chính thức hay không cũng không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của quỹ, tuy nhiên quỹ CEP sẽ phần nào gặp khó khăn khi gia tăng dư nợ cho vay bằng hình thức huy động vốn từ các dự án tài trợ vốn có hồn lại của các tổ chức trong nước và quốc tế. Vì tâm lý các nhà đầu tư muốn vốn của họ được đầu tư ở nơi an tồn, có độ tin cậy cao, đảm bảo khả năng thu hồi vốn.

Tuy Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật hỗ trợ cho hoạt động của các tổ chức tài chính vi mơ nói chung và quỹ CEP nói riêng nhưng hiện các văn bản vẫn chưa đầy đủ và hoàn chỉnh để giúp các tổ chức này hoạt động thuận lợi. Hoạt động quỹ CEP chủ yếu dựa vào các văn bản sau:

- Luật các tổ chức tín dụng năm 2010.

- Nghị định 28/2005/ND-CP của chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của các tổ chức tài chính quy mơ nhỏ tại Việt Nam.

- Nghị định 165/2007/ND-CP của chính phủ ban hành nhằm bổ sung, sửa đổi một số điều của nghị định 28/2005/ND-CP.

- Thông tư 16/2011/TT-NHNN của ngân hàng Nhà nước quy định về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Hiện nay, vẫn chưa có các văn bản cụ thể quy định, hướng dẫn việc tổ chức và hoạt động, chế độ kế tốn tài chính, kiểm sốt nội bộ của các tổ chức tài chính vi mơ.

Hoạt động kiểm soát nội bộ tại các tổ chức tài chính vi mơ khơng cịn là cơng việc của một cá nhân trong một tổ chức mà là sự phối hợp của toàn thể nhân viên trong tổ chức, và hoạt động kiểm soát nội bộ phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và tăng cường khi xuất hiện nghiệp vụ có rủi ro cao.

2.2.2 Kết quả hoạt động tài chính của quỹ CEP từ năm 2009 đến năm 2011:

Chỉ số CEP Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009

Số quận/huyện (tỉnh/thành) 48(6) 44 (6) 40 (6)

Số chi nhánh 26 25 23

Số nhân viên 371 339 300

Tổng số thành viên 207.954 177.759 146.279

Thành viên đang vay, trong đó: 193.238 164.400 134.141

Tại TP.HCM 121.671 111.624 104.030

Ngoài TP.HCM 71.567 52.776 30.111

Số khoản vay 238.062 207.933 183.582

Mức vay bình quân 8.483.965 7.721.332 6.913.466

Số khách hàng/ nhân viên 521 485 447

Số dư tiết kiệm (Đvị: ngàn đồng) 376.355.226 260.734.667 173.051.942

Dư nợ cho vay (Đvị: ngàn đồng) 938.945.321 723.230.941 522.511.066

Tổng tài sản (Đvị: ngàn đồng) 972.599.285 793.636.309 550.559.268 Tự cung về hoạt động (%)1 159,7 159,9 168,3 Tự cung về tài chính (%)2 88,9 101,5 110,8 PAR>30 ngày (%)3 0,39 0,48 0,52 (nguồn: http://www.cep.org.vn) Trong đó:

1Tổng thu nhập / (chi phí tài chính + chi phí hoạt động + dự phịng mất vốn) 2 Tổng thu nhập / (chi phí tài chính + chi phí hoạt động + dự phịng mất vốn + chi phí vốn quy định)

(Chi phí vốn quy định bao gồm tất cả các dạng trợ cấp + khoản dự phòng lạm phát)

3 Dư nợ cho vay trễ hạn trên 30 ngày/ Tổng vốn đầu tư cho vay

Từ kết quả hoạt động trên ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn của đơn vị thấp (dưới 0,5%) và tỷ lệ nợ quá hạn năm sau luôn thấp hơn năm trước.

Các sản phẩm vay của quỹ CEP:

Quỹ CEP cung cấp các sản phẩm tài chính và một số dịch vụ phát triển cộng đồng cho các hộ nghèo, chủ yếu là tín dụng tạo thu nhập và việc làm. Bao gồm:

+ Vay ngắn hạn là vay hàng tuần (thời hạn vay 20, 40, 60 tuần); vay hàng

tháng (thời hạn vay 10, 12, 15 tháng); khoản vay cho các doanh nghiệp nhỏ tạo việc làm cho các hộ gia đình hoặc các thành viên trong cộng đồng (thời hạn vay là 12 đến 18 tháng)

+ Vay dài hạn: cho vay cải thiện nhà ở (thời hạn vay từ 10 tháng đến 36 tháng); xây dựng nhà ở cho các gia đình tái định cư (thời hạn vay từ 60 đến 120 tháng)

Đồng thời, quỹ CEP có hai sản phẩm tiết kiệm là bắt buộc và tự nguyện với mục đích giúp khách hàng tạo cơng việc làm tăng thu nhập. Ngoài ra, quỹ CEP cũng cung cấp thêm hai sản phẩm cho vay khác là vay cải thiện nhà ở và phát triển hộ sản xuất nhỏ. Các sản phẩm cho vay tập trung phục vụ đối tượng nghèo, cung cấp cho khách hàng dựa theo cam kết hoàn trả vốn vay và không yêu cầu thế chấp. Các sản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại quỹ trợ vốn CEP theo hướng đối phó rủi ro hoạt động (Trang 44)