Thực trạng kiểm tra, giám sát và xử các vấn đề phát sinh tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo

Một phần của tài liệu Luan an Tran Bau Ha (Trang 115 - 118)

- Quyhoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 20062020 Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm

9 Khu đô thị thương mại Cổng 10 10 Các dự án hạ tầng đô thị, trung B, thuộc địa bàn xã Sơn Tâytâm TM, khách sạn nhà hàng.

3.2.4. Thực trạng kiểm tra, giám sát và xử các vấn đề phát sinh tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo

Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo

Công tác kiểm tra, giám sát và xử lý các vấn đề phát sinh trong hoạt động của KKTCK quốc tế Cầu Treo chủ yếu do Ban quản lý KKTCK, BQLCK và các lực lượng chức năng trong KKTCK thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao, một số nội dung kiểm tra, giám sát thực hiện theo cơ chế phối hợp. Ngoài ra, UBND huyện Hương Sơn có trách nhiệm phối hợp với BQLKKT trong cơng tác kiểm tra đối với một số lĩnh vực hoạt động tại KKTCK như quản lý quy hoạch, xây dựng, giám sát việc quản lý, sử dụng đất đai theo thẩm quyền.

Hàng năm, Ban Quản lý KKTCK xây dựng kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra, giám sát đánh giá các dự án đầu tư vào địa bàn; kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch, xây dựng cơ bản và các chính sách pháp luật liên quan đến hoạt động của KKT CKQT Cầu Treo. Thành lập các đoàn kiểm tra và tổ chức thực hiện một số hoạt động thanh tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn trong việc chấp hành các quy định về điều kiện kinh doanh; tham gia các đồn kiểm tra, đấu tranh chống bn lậu, gian lận thương mại, hàng giả. Kiểm tra, giải quyết theo thẩm quyền ho c kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết các kiến nghị, khó khăn, vướng mắc của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh trong KKTCK, nhất là các vướng mắc về chính sách của KKTCK. Phối hợp với các lực lượng chức năng trong việc kiểm tra, giám sát các hoạt động quản lý XNK, XNC qua biên giới. Ngồi ra, BQL KKTCK và chính quyền địa phương cũng thường xun trao đổi thơng tin về tình hình đầu tư và phát triển Khu kinh tế cửa khẩu; phối hợp kiểm tra, xử

lý các hành vi vi phạm pháp luật và các vấn đề phát sinh trong KKTCK. Giai đoạn 2008-2015, BQL KKTCK đã tổ chức 116 cuộc thanh tra, kiểm tra, giám sát đột xuất và định kỳ theo kế hoạch; qua thanh tra, kiểm tra, giám sát đã phát hiện, xử lý 56 vụ việc. Trong đó, có: 11 vụ vi phạm về quy hoạch và sử dụng đất, giải phóng m t bằng, đã xử lý buộc tháo dỡ, di dời đối với 7 trường hợp và yêu cầu sửa chữa đối với 04 trường hợp khác; 06 vụ việc vi phạm Giấy phép đầu tư; xử lý theo thẩm quyền đối với 19 kiến nghị của doanh nghiệp, trình UBND tỉnh xử lý 14 vụ việc; tham mưu cho UBND tỉnh báo cáo Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan tháo gỡ 09 vụ việc vướng mắc về chính sách thuộc thẩm quyền cấp trung ương. Thực hiện 16 lượt báo cáo giám sát, đánh giá các dự án đầu tư trên địa bàn. Ngồi ra, BQL cịn thực hiện kiểm tra, giám sát một số nội dung mang tính thường xuyên như quản lý hoạt động xây dựng cơ bản do BQL KKTCK làm chủ đầu tư; báo cáo tỉnh và trung ương 16 lượt giám sát, đánh giá các dự án đầu tư từ ngân sách nhà nước,... [2; 3].

Đối với giám sát, điều hành phối hợp các hoạt động quản lý XNK, XNC tại cửa khẩu quốc tế Cầu Treo: Từ tháng 8/2014 trở về trước do Phịng quản lý hành chính cửa khẩu thuộc BQL KKTCK thực hiện. Căn cứ Quyết định 45/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế hoạt động cửa khẩu biên giới đất liền, ngày 29/7/2014 UBND tỉnh Hà Tĩnh đã quyết định thành lập Ban Quản lý cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (BQLCK) do Trưởng Ban BQL KKT làm Trưởng cửa khẩu, Phó cửa khẩu là Phó chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội biên phịng tỉnh và Phó cục Hải quan tỉnh. Các thành viên của BQLCK bao gồm: Phó giám đốc các sở, ngành: Y tế, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Công an tỉnh; Trưởng Trạm kiểm dịch động vật, Trưởng Trạm kiểm dịch thực vật; và một số thành viên của BQL KKT tỉnh. Trừ 02 Trưởng Trạm kiểm dịch và một số thành viên của BQL KKT tỉnh tham gia BQLCK còn lại các lãnh đạo và thành viên khác đều hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm. Theo quyết định của UBND tỉnh Hà Tĩnh, BQLCK điều hành việc phối hợp thống nhất các hoạt động chuyên ngành của các lực lượng chức năng tại cửa khẩu đảm bảo sự đồng bộ, có trật tự, có nề nếp theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính; và tổ chức cung cấp và khai thác thu phí các dịch vụ tại khu vực cửa khẩu phù hợp với quy định pháp luật hiện hành. Việc

thành lập BQLCK theo mơ hình mới như trên bước đầu đã tạo điều kiện điều hành phối hợp các hoạt động chuyên ngành của các lực lượng chức năng đi vào nề nếp, có hiệu quả hơn so với trước đây. Tuy nhiên, do lãnh đạo BQLCK và đa số các thành viên đều hoạt động kiêm nhiệm, trong khi cửa khẩu lại ở xa trung tâm tỉnh (cách 110km) nên việc điều hành phối hợp các hoạt động chuyên ngành tại cửa khẩu thiếu sâu sát, thiếu kịp thời, hiệu quả chưa cao. Đ c biệt việc bố trí dây chuyền kiểm tra, kiểm sốt của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu hiện nay đang do lực lượng Biên phòng chốt cả hai đầu chiều xuất và chiều nhập là không đúng với quy định tại Nghị định 112/2014/NĐ-CP ngày 21/11/2014 của Chính phủ về Quản lý biên giới đất liền; trong phối hợp quản lý tại cửa khẩu dường như lực lượng Biên phòng còn lấn át lực lượng Hải quan trong một số nhiệm vụ. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng tại cửa khẩu chưa được đầu tư hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ (nhà kiểm soát liên hợp xây dựng chưa xong, chưa có bãi kiểm hóa và kho hàng,...) nên hoạt động quản lý XNK, XNC của các lực lượng chức năng cũng như việc thực hiện cung ứng các dịch vụ hỗ trợ thương mại tại cửa khẩu cịn nhiều khó khăn. Đây là những hạn chế cơ bản tại cửa khẩu quốc tế Cầu Treo cần sớm được khắc phục để các hoạt động tại cửa khẩu đảm bảo thuận lợi, trật tự, nề nếp và hiệu quả hơn.

Trong những năm qua, các lực lượng chức năng tại cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, nhất là lực lượng Hải quan và Biên phịng, Cơng an XNC đã chú trọng đầu tư, áp dụng khoa học cơng nghệ, hiện đại hóa trang thiết bị kỹ thuật, đổi mới, cải tiến quy trình nghiệp vụ, từng bước tạo điều kiện thuận lợi cho người, hàng hóa và phương tiện xuất, nhập qua cửa khẩu; phối hợp tốt với các lực lượng kiểm dịch y tế, động vật, thực vật trong cơng tác phịng chống lây lan dịch bệnh qua biên giới; phối hợp với các cơ quan liên quan trong công tác quản lý khách nước ngoài xuất nhập cảnh vào tham quan, du lịch. Đồng thời tăng cường đấu tranh phòng chống tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại và buôn bán, vận chuyển hàng cấm qua cửa khẩu, nhất là các m t hàng nhạy cảm như ma túy, động vật hoang dã, xăng dầu, hàng điện tử điện lạnh, nước giải khát,... Vì vậy, số vụ vi phạm có xu hướng giảm dần qua các năm, các thời kỳ. Qua công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát giai đoạn 2008-2015 các lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý trên 2.580 vụ việc vi phạm (trong đó riêng giai đoạn 2007-2010 chiếm trên

50%); Đã xử phạt hành chính, thu nộp ngân sách và tịch thu tang vật vi phạm với số tiền trên 25 tỷ đồng và bắt giữ 126 đối tượng [2; 3].

Một phần của tài liệu Luan an Tran Bau Ha (Trang 115 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(171 trang)
w