TỔNG QUAN VỀ KHU KINH TẾ CỬA KHẨU QUỐC TẾ CẦU TREO 1 Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Luan an Tran Bau Ha (Trang 86 - 88)

- Tơn trọng các cam kết với nước ngồi và các hiệp định thương mại quốc tế Bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh của các doanh nghiệp, và bảo đảm

3.1. TỔNG QUAN VỀ KHU KINH TẾ CỬA KHẨU QUỐC TẾ CẦU TREO 1 Quá trình hình thành và phát triển

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Cửa khẩu Cầu Treo nằm trên tuyến đường Quốc lộ 8, thuộc địa phận huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, là một trong những cửa khẩu quốc tế có vị trí chiến lược đối với quốc phòng - an ninh và kinh tế đối ngoại giữa Việt Nam với Lào và các nước láng giềng. Ngay từ những năm đầu đổi mới, Chính phủ của hai nước đã cùng đầu tư nâng cấp tuyến đường Quốc lộ 8 trên phạm vi lãnh thổ của cả hai bên, tạo điều kiện cho Lào thông thương qua lãnh thổ và cảng biển của Việt Nam. Đây cũng là tuyến đường ngắn nhất để Lào, vùng Đông Bắc Thái Lan và Myanma ra Biển Đông đến với các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga, Nhật Bản, Bắc Mỹ…

Năm 1997, Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào nâng cấp c p cửa khẩu Cầu Treo và Nậm Phao lên cửa khẩu quốc tế. Thời diểm này khu vực cửa khẩu Cầu Treo vẫn còn là khu vực rất hoang sơ, hạ tầng hết sức yếu kém, người dân chủ yếu sinh sống dựa vào sản xuất nơng - lâm nghiệp; hàng hóa trao đổi qua cửa khẩu chủ yếu là nông, lâm sản và nhu yếu phẩm cần thiết của người dân hai bên biên giới. Ngày 15/9/1998, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 177/1998/QĐ-TTg về thí điểm một số chính sách ưu đãi về đầu tư, thương mại và dịch vụ tại khu vực cửa khẩu quốc tế Cầu Treo bao gồm xã Sơn Kim và thị trấn Tây Sơn. Kể từ đây, do nhu cầu tất yếu về trao đổi hàng hóa, thương mại qua biên giới và động lực có được từ các chính sách ưu đãi của Chính phủ, các hoạt động của khu vực cửa khẩu quốc tế Cầu treo trở nên sôi động. Từ khu vực vùng cao heo hút, dân cư thưa thớt với tổng dân số khoảng 1,3 vạn người (năm 1998), đến 2007 đã tăng lên trên 2,1 vạn người [58].

Giai đoạn 1999-2007, khu vực này đã đạt được những kết quả khá quan trọng, mức tăng trưởng bình quân trên 14%; kim ngạch xuất khẩu đạt gần 750 triệu USD, hơn gấp ba lần so với giai đoạn 1991-1998; có trên 1,1 triệu lượt người XNC qua cửa khẩu; thu ngân sách đạt gần 1.250 tỷ đồng, chiếm gần

40% tổng thu ngân sách tỉnh; được đầu tư trên 300 tỷ đồng từ NSNN và huy động được trên 400 tỷ đồng từ người dân, doanh nghiệp để xây dựng cơ sở hạ tầng; thu hút được 05 dự án đầu tư sản xuất và dịch vụ với số vốn đăng ký 183 tỷ đồng. Nhiều cơng trình hạ tầng thiết yếu đã được xây dựng như: giao thông, hệ thống điện, cấp thoát nước, trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, đài truyền hình, bưu chính viễn thơng,... đã góp phần đẩy nhanh tốc độ đơ thị hóa, bước đầu tạo ra diện mạo đô thị miền núi tương đối khang trang. Đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt, văn hóa - giáo dục có bước phát triển mới, an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội được giữ vững [58].

Sau 8 năm hoạt động, các chính sách thí điểm tại Quyết định số 177/1998/QĐ-TTg đã phát huy tác dụng tích cực đối với khu vực cửa khẩu quốc tế Cầu Treo. Do đó, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 162/2007/QĐ-TTg ngày 19/10/2007 chính thức thành lập Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo bao gồm tồn bộ ranh giới hành chính: các xã Sơn Kim 1, Sơn Kim 2, Sơn Tây và thị trấn Tây Sơn thuộc huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh; tổng diện tích tự nhiên là 56.685 ha; với nhiều chính sách ưu đãi về đầu tư, thương mại, XNK, XNC, đất đai, thuế, tín dụng,... nhằm tạo mơi trường hấp dẫn thu hút đầu tư trong và ngoài nước, khai thác tối đa lợi thế sẵn có, phát triển sản xuất và các loại hình dịch vụ, đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường [58].

Giai đoạn 2008-2015, KKTCK quốc tế Cầu Treo đã có bước phát triển khá nhanh, KT-XH có nhiều khởi sắc, đã hình thành nên các khu đơ thị, khu cơng nghiệp, thương mại, du lịch; tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, đời sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương ngày càng được nâng lên, cơ sở hạ tầng được cải thiện, thu hút dân cư đến làm ăn, sinh sống, gắn bó với biên giới, góp phần bảo đảm an ninh quốc phịng. Thơng qua hoạt động tại KKTCK đã từng bước mở rộng quan hệ, giao lưu, củng cố tình hữu nghị giữa Việt Nam với các nước láng giềng.

Với những kết quả đã đạt được, hiện nay KKTCK quốc tế Cầu Treo là một trong 09 KKTCK trọng điểm của cả nước được Chính phủ lựa chọn để ưu tiên đầu tư từ nguồn vốn ngân sách trong giai đoạn 2015-2020.

Một phần của tài liệu Luan an Tran Bau Ha (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(171 trang)
w