Thứ nhất, cách xa các trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của tỉnh,
của đất nước
Điểm khác nhau cơ bản giữa KKTCK và các KKT khác là ở vị trí điều kiện hình thành. Để thành lập KKTCK trước hết phải gắn với vị trí cửa khẩu biên giới đất liền. Cùng với điều kiện đ c thù của cấu tạo địa lý, các KKTCK ở nước ta đều nằm ở khu vực miền núi, giáp biên giới, thường là ở khu vực đ c biệt khó khăn và đều cách xa các trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của tỉnh, của đất nước. Vì vậy, cơ sở hạ tầng thiết yếu của các KKTCK (như hệ thống đường giao thông, bến bãi, kho hàng, các trung tâm thương mại, hệ thống chợ,...) thường khó khăn, thiếu đồng bộ nhưng lại có quy mơ đầu tư lớn, suất đầu tư cao; trong khi đây chủ yếu là các cơng trình cơng cộng, khơng có khả năng thu hồi vốn nên ít nhà đầu tư có ý định đầu tư, việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng KKTCK phụ thuộc chủ yếu vào ngân sách nhà nước. Điều này địi hỏi nhà nước phải có quy hoạch đồng bộ phát triển hệ thống cửa khẩu trên phạm vi cả nước, có kế hoạch lựa chọn các KKTCK có lợi thế hơn để tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều kiện ngân sách trong từng giai đoạn, đảm bảo hiệu quả đồng vốn đầu tư.
Thứ hai, có sự tương đồng về văn hóa nhưng khác biệt về trình độ phát
Quan hệ giao lưu qua biên giới giữa các nước có chung đường biên giới thường có lịch sử từ lâu đời, xuất phát từ việc qua lại biên giới để trao đổi các vật phẩm địa phương phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của cư dân biên giới, dần hình thành nên các phiên chợ biên giới, chợ cửa khẩu, trung tâm thương mại quy mô lớn như hiện nay. Do giao lưu qua lại từ nhiều đời nên cư dân hai bên biên giới thường có sự tương đồng về văn hóa, truyền thống, tín ngưỡng tơn giáo. Tuy vậy, do trình độ phát triển của mỗi nước có sự khác nhau, chính sách biên giới của mỗi nước cũng không giống nhau nên mức độ phát triển cơ sở hạ tầng, môi trường, các vấn đề về giáo dục, y tế,… và chất lượng cuộc sống của người dân hai bên biên giới cũng có những khác biệt và ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển kinh tế cửa khẩu. Các KKTCK là cánh cửa rộng mở cho hợp tác giao lưu kinh tế qua biên giới, cũng là nơi tạo ra sức ép trong cạnh tranh khi hàng hóa qua lại với số lượng ngày càng lớn, giá cả cạnh tranh, cùng các tệ nạn và hoạt động tội phạm,... Chẳng hạn khu vực biên giới của Trung Quốc thường có lợi thế hơn so với Việt Nam cả về cơ cấu hàng xuất nhập khẩu, kim ngạch trao đổi song phương, đa phương lẫn quy mơ, bán kính lan tỏa hàng hóa và hoạt động xuất nhập cảnh, dịch vụ du lịch. Trong quan hệ kinh tế qua biên giới giữa hai nước có sự chênh lệch về trình độ phát triển thì bên có trình độ thấp hơn s chịu sức ép lớn hơn và thị trường vùng biên dễ bị xâm nhập do ít có khả năng cạnh tranh và do đó các nhà sản xuất trong vùng có nguy cơ bị mất dần thị trường của mình. Một ví dụ khá rõ nét là trong những năm gần đây, nhiều m t hàng nông sản, trái cây tươi của Việt Nam khi mua bán, trao đổi với Trung Quốc thường là theo hình thức đi chợ, tức là doanh nghiệp bán khơng có hợp đồng mua bán sẵn với đối tác Trung Quốc, ồ ạt chở lên biên giới khi vào mùa vụ khiến khả năng thông quan cửa khẩu nhất thời không đáp ứng được, bị doanh nghiệp bên Trung Quốc lợi dụng ép giá, gây nên tình trạng ùn tắc cửa khẩu, làm thiệt hại về kinh tế.
Trên khía cạnh kinh tế, trình độ phát triển KT-XH ở khu vực biên giới của nước này cao hơn vừa là cơ hội phát triển, vừa là thách thức cho phía bên kia biên giới. Điều đó, địi hỏi nước có KT-XH kém hơn phải có nỗ lực trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho
người dân khu vực biên giới, cải cách chính sách và các hoạt động quản lý, không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh để tận dụng được cơ hội hợp tác và phát triển bền vững. Càng chậm trễ thì nguy cơ tụt hậu càng cao và càng tụt hậu càng khó hợp tác và càng nhiều bất lợi hơn. Từ đây, công tác quản lý KKTCK s có những thách thức lớn hơn rất nhiều, nhất là khâu huy động các nguồn lực, sử dụng và kiểm soát đầu tư.
Thứ ba, hoạt động giao lưu kinh tế qua biên giới là chủ yếu
Khu kinh tế cửa khẩu được hình thành gắn với cửa khẩu quốc tế ho c cửa khẩu chính nên hoạt động kinh tế cửa khẩu chủ yếu là giao lưu kinh tế qua biên giới. Theo nghĩa rộng, giao lưu kinh tế qua biên giới không chỉ đơn thuần là việc xuất khẩu, nhập khẩu, buôn bán, trao đổi hàng hóa thơng thường mà cịn bao gồm cả các hoạt động hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng, chuyển giao kỹ thuật cơng nghệ, sản xuất hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, dịch vụ, du lịch qua biên giới,... Hoạt động giao lưu kinh tế qua biên giới càng phát triển thì càng thu hút dân cư đến làm ăn, sinh sống, người dân gắn bó với khu vực biên giới, an ninh quốc phòng càng được củng cố, giữ vững.
Tuy nhiên, quá trình quản lý, điều hành hoạt động các KKTCK liên quan đến rất nhiều đến các thông lệ quốc tế, các hiệp định thỏa thuận chung của hai nước láng giềng và điều kiện thực tế của cửa khẩu và địa phương có KKTCK hay các tuyến hành lang kinh tế. Chẳng hạn các KKTCK giáp với Trung Quốc thường có lợi thế trong hoạt động giao lưu kinh tế qua biên giới hơn so với các KKTCK giáp Lào và Campuchia nhưng cũng tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp hơn trong an ninh biên giới. Vì vậy, nhà nước cần có chính sách phát triển và cơ chế quản lý phù hợp với điều kiện cụ thể của từng KKTCK ho c nhóm KKTCK mới khai thác được tiềm năng lợi thế của KKTCK một cách có hiệu quả, đảm bảo ngun tắc tơn trọng chủ quyền của nhau, bình đẳng các bên cùng có lợi.
Thứ tư, hoạt động sản xuất kinh doanh trong KKTCK chủ yếu là hợp
tác và cạnh tranh
Từ các đ c điểm thứ hai và thứ ba cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh trong KKTCK chủ yếu là hợp tác và cạnh tranh. Trên phương diện lý
thuyết, sự hợp tác hay cạnh tranh này s tuân theo các nguyên tắc thị trường, cần được thực thi trên nguyên tắc tự do cạnh tranh. Tuy nhiên, những bất cập hay thất bại của thị trường là xu thế khó tránh khỏi vì vậy cơng tác quản lý các KKTCK phải có những điều chỉnh, định hướng dẫn dắt và kiềm chế những hạn chế này của thị trường, những hạn chế do cạnh tranh hay hợp tác mang tính chất phi thị trường đem lại.