Là KKTCK có dân cư sinh sống, thường là có quy mơ lớn đến hàng chục ngàn hecta, khơng có hàng rào cứng cách ly với bên ngoài. Phân khu chức năng trong KKTCK có thể bao gồm: Khu phi thuế quan; Khu chế xuất; Khu công nghiệp; Khu thương mại, dịch vụ, du lịch; Khu kiểm sốt XNK và XNC, khu hành chính; Khu đơ thị, khu dân cư; và các khu chức năng khác,... Phía bên kia biên giới có thể có ho c khơng có khu kinh tế đối xứng. Đây là mơ hình phổ biến nhất trên thế giới cũng như ở Việt Nam hiện nay. Những nơi có hai KKTCK loại này đối xứng nhau qua đường biên giới là có điều kiện để tiến tới thành lập Khu hợp tác kinh tế biên giới.
Một biến thể của KKTCK loại này là toàn bộ ranh giới của KKTCK là khu phi thuế quan, khi đó KKTCK cũng có 2 cổng kiểm sốt như đối với mơ hình KKTCK biệt lập, ngồi ra có thể có các chốt ch n ở các tuyến đường phụ và lối mịn do Hải quan kiểm sốt để đảm bảo hàng hóa chỉ đi qua Cổng A và Cổng B. Việt Nam có KKTCK quốc tế Cầu Treo và KKT-TM đ c biệt Lao Bảo hiện đang áp dụng mơ hình biến thể này.
Ưu điểm của mơ hình KKTCK này là tận dụng được một số cơ sở hạ tầng dùng chung có sẵn của địa phương biên giới. Quỹ đất rộng lớn, dễ bố trí đất để xây dựng các khu chức năng. Khu kinh tế cửa khẩu có thể hoạt động ngay mà chưa cần phải xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng
Hạn chế của KKTCK này là: phải đầu tư nhiều cơng trình hạ tầng, cần vốn lớn, khó thu hút đầu tư tư nhân vào phát triển cơ sở hạ tầng cũng như thu hút sản xuất cơng nghiệp trong KKTCK. Do khơng có hàng rào cứng cách ly với bên ngồi nên tình trạng bn lậu theo các lối mịn đường rừng núi, sông suối diễn ra phức tạp hơn. Do hạ tầng, phương tiện, thiết bị, chính sách và trình độ quản lý của các lực lượng chức năng hai bên biên giới thường có nhiều sự khác biệt nên khó kiểm sốt chung. Khu kinh tế có dân sinh sống, có chính quyền địa phương (cấp xã) nên có sự song trùng trong quản lý, có sự hiện diện của nhiều cơ quan quản lý đối với KKTCK. Vì vậy, quản lý nhà nước đối với mơ hình KKTCK này bao gồm nhiều vấn đề phức tạp hơn so với mơ hình KKTCK biệt lập.