NGÂN HÀNG TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CHI NHÁNH
1.3.1. Kinh nghiệm về sự đa dạng của sản phẩm tiền gửi
Với kinh nghiệm dày dặn và công nghệ hiện đại, các sản phẩm huy động
tiền gửi của các ngân hàng lớn trên thế giới và đang hoạt động tại Việt Nam như
Citibank, Standard Chartered Bank, ANZ… là những bài học kinh nghiệm quý báu cho các ngân hàng trong nước hiện nay. Các sản phẩm được thiết kế đáp ứng nhu cầu đa dạng của rất nhiều đối tượng khách hàng khác nhau với các tính năng vơ
cùng tiện ích linh hoạt và lãi suất hấp dẫn nhằm tối đa hóa lợi nhuận của khách
hàng.
1.3.2. Kinh nghiệm về rủi ro thanh khoản
Thảm họa Northern Rock ở Anh vào tháng 9/2007 từ khủng hoảng tín dụng cho vay thế chấp nhà với đối tượng thu nhập thấp, do công tác PR của Northern Rock quá yếu và sự “thổi phồng” thông tin của báo giới đã khiến cho 3 tỷ bảng Anh đã bị rút ra khỏi ngân hàng trong 3 ngày.
Cuộc khủng hoảng thanh khoản ở Argentina năm 2001 đã gây tổn thất 1,85 tỷ USD trong năm tài chính do đồng Peso mất giá, người dân khơng tin tưởng vào Chính Phủ; vào hệ thống ngân hàng; sự can thiệp của Ngân hàng TW.
Ở Nga, cuộc khủng hoảng thanh khoản năm 2004 do có có quá nhiều ngân
hàng nhỏ tồn tại bằng các hoạt động bất hợp pháp; Đặc biệt, ngoài biện pháp giảm
tỷ lệ dự trữ tiền mặt, cơ quan quản lý tài chính Nga chưa đưa ra được biện pháp
hiệu quả nào khác để giải quyết vấn đề thanh khoản.
1.3.3. Kinh nghiệm về rủi ro tội phạm
Ngày nay, bọn tội phạm có hai hình thức tấn công vào lĩnh vực ngân hàng: Tấn công từ bên ngồi (có thể đơn phương hành động hoặc câu kết với cán bộ nhân
viên của ngân hàng) và tấn công từ bên trong (từ những cán bộ nhân viên thối hóa, biến chất của ngân hàng). Một số đối tượng đã tranh thủ những sơ hở của các ngân hàng, sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi... thông qua việc gửi tiết kiệm
hoặc vay vốn của ngân hàng để trục lợi. Điều đáng lo ngại là trong nhiều vụ việc có sự tiếp tay của chính nhân viên ngân hàng.
1.3.3.1. Rủi ro từ bên ngoài
Cán bộ ngân hàng của VCB và BIDV cấu kết lừa đảo, làm giả sổ tiết kiệm gây thất thoát hơn 170 tỷ đồng.
Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trong ngành ngân hàng, gây thất
thoát lượng tiền lớn. Trong 11 trường hợp bị truy tố có 7 người từng cơng tác trong ngành ngân hàng, gồm 2 phó giám đốc, 1 phó phịng dịch vụ khách hàng, 2 cán bộ của BIDV Đông Đơ và 2 phó phịng giao dịch của VCB Thành Công.
Các bị cáo sẽ bị xét xử về các tội tham ô, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thiếu
trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và vi phạm quy định về cho vay của các TCTD.
1.3.3.2. Rủi ro từ bên trong
Nhân viên ngân hàng 'rút két' hơn 24 tỷ đồng
Tháng 9/2009, vì nắm được kẽ hở trong công tác quản lý các tài khoản chi trả lãi tiết kiệm của ngân hàng Sài Gòn Hà Nội (SHB), Nguyễn Thị Thùy Vân - kiểm sốt viên chi nhánh Hà Nội - có biểu hiện lợi dụng quyền hạn được giao, có hành vi gian dối để chiếm đoạt gần 24,5 tỷ đồng của ngân hàng.
1.3.4. Bài học cho Chi nhánh
Đúc kết từ thực tế hoạt động của các ngân hàng tại một số nước trên thế giới
cũng như các vụ án liên quan đến hoạt động ngân hàng trong nước, rút ra những bài học kinh nghiệm về công tác huy động vốn cho các ngân hàng thương mại Việt Nam, đó là:
1.3.4.1. Bài học về đa dạng sản phẩm
- Đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ: tập trung vào những sản phẩm có hàm lượng cơng nghệ cao, đặc điểm nổi trội, tiện ích khác biệt so các sản phẩm trên thị
trường. Đặc biệt thiết kế sản phẩm phải dựa trên quan điểm hướng đến khách hàng, dựa trên các yêu cầu khách hàng và thị trường, các quy trình thủ tục đơn giản, tiện ích.
- Mở rộng và đa dạng hố kênh phân phối nhằm tăng tiện ích, khả năng tiếp cận khách hàng và ngược lại, bao gồm mở rộng mạng lưới các chi nhánh, các kênh phân phối điện tử qua Internet, điện thoại, hệ thống ATM, điểm chấp nhận thẻ rộng khắp... dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, khả năng tiếp cận công nghệ của khách hàng; đi đôi với chiến lược phát triển khách hàng, phân khúc khách hàng
tiềm năng, khả năng khai thác hiệu quả thị trường.
- Tăng cường công tác quảng bá thương hiệu, tăng cường tiếp thị, chăm sóc khách hàng và hậu mãi, tăng cường chuyển tải thông tin tới công chúng nhằm giúp khách hàng cập nhật về năng lực và uy tín của ngân hàng, hiểu biết lợi ích của các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, tạo mối gắn kết đa chiều giữa ngân hàng và khách
hàng.
1.3.4.2. Bài học về rủi ro trong công tác huy động vốn
1.3.4.2.1. Rủi ro thanh khoản
Tuân thủ nghiêm các quy định chặt chẽ của NHNN về các chỉ số đảm bảo tính thanh khoản, các tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.
Tăng cường trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác thu thập và xử lý thơng tin hỗ trợ tính tốn nhu cầu, khả năng thanh toán để tổ chức tốt việc quản lý thanh khoản; Sử dụng các công cụ, tiêu chí xác định và đo lường rủi ro một cách khoa học.
Trong trường hợp có dấu hiệu mất thanh khoản tạm thời, các NHTM cần có biện pháp xử lý linh hoạt, kịp thời, nếu vượt quá khả năng giải quyết cần nhanh chóng yêu cầu hỗ trợ và xin ý kiến chỉ đạo của NHNN tránh lây lan dây chuyền, tạo hiệu ứng Domino cho hệ thống ngân hàng.
1.3.4.2.2. Rủi ro tội phạm
Gần đây, hàng loạt vụ trộm cướp, lừa đảo đã liên tục xảy ra, gây thiệt hại tài sản không nhỏ cho các ngân hàng. Trong đó, nguy cơ chảy máu tài sản ngân hàng
ngày càng nhiều nếu lỗ hổng về đạo đức nghề nghiệp của cán bộ không được bịt
kín.
- Các NHTM Việt Nam cịn nhiều sơ hở trong việc bảo đảm an ninh, bảo mật thông tin, quản lý nhân viên, quy trình hoạt động chưa chặt chẽ, đầu tư chưa đúng mức cho các thiết bị an ninh… Do vậy, cần nghiên cứu xây dựng lại quy trình bảo mật từ khâu tiếp xúc khách hàng, tác nghiệp và hậu kiểm để có thể phát hiện và
ngăn chặn kịp thời các hành vi cấu kết, lừa đảo gây hậu quả nghiêm trọng. Đồng
thời, thực hiện song song cơ chế giám sát, kiểm soát đối với toàn bộ hoạt động ngân hàng.
- Hầu hết các vụ tội phạm liên quan đến cán bộ ngân hàng đều xuất phát từ tính thiếu trách nhiệm trong công việc và nhận thức kém của bản thân cán bộ. Do
đó, thường xuyên tổ chức triển khai, tập huấn và đào tạo cho nhân viên ngân hàng
khơng những về chun mơn nghiệp vụ mà cịn về đạo đức nghề nghiệp.
- Ngân hàng cần đẩy mạnh tuyên truyền về cơng tác phịng, chống tội phạm; tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát; có phương án phòng chống tội phạm, phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng khi phát hiện có dấu hiệu, hành vi bất hợp pháp.
Kết luận chương 1
Như vậy chương 1 đã trình bày một cách khái quát về vấn đề huy động vốn và các vấn đề có liên quan đến công tác huy động vốn của các NHTM. Nguồn vốn huy
động khơng chỉ có vai trị quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NHTM mà
cịn có ý nghĩa đối với nền kinh tế. Chương này đã giúp chúng ta hiểu được tầm
quan trọng của nghiệp vụ huy động vốn, các hình thức huy động vốn, rủi ro trong hoạt động huy động vốn, các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn đồng
thời rút ra một số bài học kinh nghiệm từ thực tế ở các ngân hàng nước ngoài và
trong nước.
Trên cơ sở lý luận đó, tiến hành tìm hiểu, phân tích thực tế cơng tác huy động vốn tại BIDV Sài Gòn và đưa ra những giải pháp dẩy mạnh huy đọng vốn của ngân hàng trong thực tiễn.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN SÀI GỊN