Về thành phần “mức độ an toàn”

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân nộp thuế đối với việc kê khai thuế qua mạng tại chi cụ thuế quận tân bình (Trang 88 - 90)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3.3Về thành phần “mức độ an toàn”

4.3 Các kiến nghị

4.3.3Về thành phần “mức độ an toàn”

Đây là thành phần cĩ mức ảnh hưởng thứ ba sau hai thành phần “năng lực

phục vụ và điều kiện vật chất” và ” những tiện lợi mang lại” với hệ số Bêta = 0.428

(xem bảng 3.12) và điểm số trung bình của tổ chức, cá nhân nộp thuế đánh giá về thành phần này là 3.90 (xem bảng 3.17). Điểm số này xấp xỉ so với mức độ quan trọng mà người nộp thuế đánh giá về nhân tố này là 4.09 (xem bảng 4.1). Chứng tỏ mức độ cảm nhận của người nộp thuế về sự an toàn của dịch vụ này tương đối cao, tuy nhiên cần phải đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới.

3.3 3.4 3.5 3.6 3.7 3.8 3.9 4 4.1

at_1 at_2 at_3 at_4 at_5 at_6 at_7

Tên biến G t rị t ru n g b ìn h

Hình 4.4: Giá trị trung bình các biến quan sát của thành phần “mức độ

an tồn”

Từ hình 4.4 , cĩ thể nhận thấy hầu hết tất cà các biến của thành phần này đều được đánh giá cao từ 3.84 đến 4.04, chỉ riêng biến at_3 (Khơng được chỉnh sửa dữ liệu sau khi đã kí số lên tờ khai) được đánh giá thấp nhất với điểm số 3.56. Điều này hiển nhiên vì thực tế khi kê khai thuế bằng giấy tổ chức, cá nhân nộp thuế cĩ thể liên hệ điều chỉnh, lấy lại tờ khai khi cĩ vấn đề cần thay đổi cịn nếu kê khai qua mạng thì khi tờ khai đã gửi đi thì khơng thể lấy lại được. Đây cĩ thể xem là điểm mạnh dành cho cơ quan thuế nhưng lại là điểm yếu đối với tổ chức, cá nhân nộp thuế.

Một số đề xuất đối với thành phần “mức độ an tồn” như sau:

- Tăng cường độ bảo mật các thơng tin cá nhân và dữ liệu về thuế của tổ chức, cá nhân nộp thuế. Áp dụng các cơng nghệ bảo mật hiện đại, kỹ thuật mã hố, ứng dụng tường lửa thế hệ mới, kiểm sốt truy cập hệ thống … để chống tin tặc, hacker xâm nhập hệ thống ăn cắp dữ liệu cá nhân, dữ liệu về thuế của người nộp thuế …

- Đảm bảo các giao dịch kê khai thuế qua mạng luơn được thực hiện một cách chính xác. Nếu việc thực hiện giao dịch khơng chính xác chẳng hạn như: khi người nộp thuế đã gửi được tờ khai nhưng được báo là chưa gửi tờ khai,… sẽ làm

cho tổ chức, cá nhân nộp thuế cảm thấy việc thực hiện giao dịch trên mạng khơng an tồn và sẽ khơng muốn tiếp tục sử dụng dịch vụ kê khai qua mạng nữa. Muốn làm được điều này, Chi cục phải kiến nghị Tổng Cục Thuế thường xuyên nâng cấp, bảo trì và kiểm tra hệ thống nhằm đảm bảo hệ thống luơn hoạt động tốt, đồng thời kiểm tra để phát hiện và ngăn chặn các lỗi bất cập xảy ra trên hệ thống.

- Chính sách bảo mật, bảo vệ thơng tin cá nhân, dữ liệu về thuế của tổ chức, cá nhân nộp thuế và thơng tin giao dịch kê khai qua mạng phải được thơng báo rõ ràng cho người nộp thuế; nêu cụ thể quyền hạn và giới hạn trách nhiệm của cơ quan thuế về vấn đề bảo mât. Cơ quan thuế cần đảm bảo tất cả tổ chức, cá nhân nộp thuế thực hiện giao dịch đều đọc và hiểu rõ chính sách bảo mật khi kê khai thuế qua mạng. Khi tổ chức, cá nhân nộp thuế nhận thức rõ chính sách bảo mật khi kê khai thuế qua mạng, cảm nhận của họ về mức độ an toàn của việc kê khai thuế qua mạng sẽ tăng lên.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân nộp thuế đối với việc kê khai thuế qua mạng tại chi cụ thuế quận tân bình (Trang 88 - 90)