Mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội (Trang 25 - 26)

1.2. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

1.2.1. Mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng

Hoạt động cho vay là hoạt động chủ đạo của NHTM tại thị trường Việt Nam hiện nay, hoạt động này luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, NH không thể lường trước được những rủi ro này có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Do đó, NH phải hoạch định được chiến

lược phát triển tín dụng khoa học, phù hợp với các quy luật kinh tế thị trường, quy trình

cụ thể, chi tiết để hướng hoạt động NH nói chung và chính sách tín dụng nói riêng theo

hướng tăng trưởng bền vững, phát huy lợi thế so sánh, hiệu quả ít rủi ro. QTRRTD cần hướng tới những mục tiêu như sau:

Tăng các nguồn thu thêm từ các hoạt động dịch vụ khác, giảm bớt phụ thuộc

vào các khoản thu từ hoạt động tín dụng. Chính sách này sẽ làm cho hoạt động của NHTM được đa dạng, phục vụ dịch cho KH trọn gói nên sẽ thu hút được nhiều KH truyền thống và NH sẽ hiểu rõ hơn về năng lực cũng như khả năng hoạt động của KH,

điều này sẽ làm giảm bớt RRTD do không hiểu hết về năng lực của KH.

Giảm thiểu RRTD trên cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng nhưng đảm bảo tăng trưởng theo chính sách và định hướng tín dụng đã đề ra.

Phân tán rủi ro trong danh mục đầu tư tín dụng theo định hướng lựa chọn

những ngành nghề, lĩnh vực và nhóm KH có khả năng phát triển và đạt hiệu quả, khơng

đầu tư quá mạnh, đầu tư theo phong trào vào một nhóm ngành nghề/KH cho dù ngành

nghề/KH đó đang có sự tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ nhưng có khả năng bão hịa

hoặc cung vượt cầu trong tương lai.

Tăng khả năng phòng ngừa RRTD trong hoạt động của NH thông qua nâng cao chất lượng thẩm định và tăng cường kiểm soát, giám sát liên tục, toàn diện và kịp thời trong q trình cấp tín dụng.

Xây dựng cơ chế xử lý nợ xấu uyển chuyển, hiệu quả, đảm bảo giữ được sự hợp tác của KH trong quá trình xử lý nợ xấu, giảm tổn thất do RRTD gây ra.

Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong QTRRTD.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)