Thực trạng xử lý rủi ro tín dụng tại các NHTM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội (Trang 69 - 71)

2.3. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

2.3.3.1. Thực trạng xử lý rủi ro tín dụng tại các NHTM

Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính và suy thối kinh tế

toàn cầu từ năm 2008 đến nay, nền kinh tế nước ta đã chịu tác động tiêu cực và kinh tế vĩ mơ có nhiều yếu tố khơng thuận lợi. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, nợ xấu của hệ thống các TCTD có chiều hướng gia tăng.

Để từng bước xử lý nợ xấu một cách bền vững, hạn chế nợ xấu gia tăng nhằm khơi thơng dịng vốn, bảo đảm an toàn hoạt động, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và hỗ trợ

vốn tích cực cho nền kinh tế, các NHTM thường áp dụng các giải pháp sau đây:

Chủ động phối hợp với KH vay để cơ cấu lại nợ, giãn thời gian trả nợ, đầu tư thêm, chuyển thành vốn góp và xem xét giảm lãi suất một cách hợp lý cho KH có khó

khăn tài chính tạm thời, có chiều hướng cải thiện sản xuất kinh doanh tích cực, được đánh giá có khả năng trả nợ theo thời gian cơ cấu lại nợ.

Trích lập, sử dụng dự phịng rủi ro để xử lý nợ xấu theo quy định của Pháp luật.

Đẩy nhanh tiến độ bán, xử lý các tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu để thu hồi vốn.

Tiến hành xử lý tài sản theo hướng bán, cho thuê, góp vốn và khai thác.

Đồng thời, thực hiện bán nợ cho các công ty quản lý nợ khác, bán cho NH

khác, bán cho công ty thuộc Bộ Tài chính.

Theo nhiều chuyên gia, hiện nay có 2 cách để các NHTM có thể xử lý nợ xấu, đó là mua bán nợ và phát mại tài sản.

Đối với phương thức phát mãi tài sản, bán đấu giá, quy trình này mất rất nhiều

thời gian do TCTD phải hoàn thành nhiều thủ tục pháp lý, định giá tài sản, bán đấu giá, … Mỗi khi cần bán nợ hoặc bán tài sản siết nợ, TCTD phải thành lập hội đồng xử lý nợ, và cịn phải mất nhiều cơng sức hơn để tìm kiếm người mua, chào bán với giá hợp lý để

đảm bảo TCTD không bị thiệt hại. Thay vì biện pháp phát mại tài sản, thì giải pháp xử lý

nợ xấu qua hoạt động mua, bán nợ được coi là biện pháp xử lý hiệu quả hơn, ...

Thị trường mua bán nợ tại Việt Nam đã manh nha hình thành với sự ra đời của các Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC - Asset Management Company) thuộc các NHTM và Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của DN (DATC – Debt and Asset Trading Corporation) thuộc Bộ Tài chính.

Tại Việt Nam đang có khoảng 20 AMC thuộc các NHTM, được thành lập

dưới hình thức CT TNHH thành viên (thuộc sở hữu của NH “mẹ”, hoạt động theo luật DN, có vốn điều lệ thấp, trong khi công ty không được quyền huy động vốn như các NHTM. Việc khai thác và xử lý TSĐB gắn liền với các khoản nợ tồn đọng, đặc biệt là bất động sản, gặp nhiều khó khăn do mơi trường pháp lý về lĩnh vực này còn nhiều bất cập. AMC chưa hoạt động đúng với bản chất của nó, hoạt động của AMC cịn mang

nặng tính hình thức, chưa thể gọi là “mua” và “bán”. Thực tế, các AMC hoạt động theo sự uỷ thác của NH “mẹ” và TCTD khác thực hiện tiếp nhận, quản lý các khoản nợ của NH hoặc tiếp nhận các tài sản thế chấp của NH, TCTD khác để cải tạo, nâng cấp, sửa chữa để khai thác, bán, cho thuê. Các AMC chỉ là công cụ để các NH thực hiện thanh lý các khoản nợ xấu của mình một cách hợp pháp trên thực tế không giải quyết được các khoản nợ xấu vì chúng vẫn nằm lại trong hệ thống NH dưới một hình thức khác. Việc mua bán nợ chỉ giúp NH làm trong sạch tình hình tài chính và đánh bóng số liệu.

Song song với việc xử lý nợ qua các AMC của các NHTM, Chính phủ cũng quyết định thành lập DATC thuộc Bộ Tài chính. Vì DATC là DNNN, phạm vi hoạt

động khơng chỉ gói gọn trong hệ thống NHTM mà còn của cả nền kinh tế, nhưng tiềm lực của DATC lại khá hạn chế so với quy mơ các khoản nợ xấu trong hệ thống tín dụng hiện nay. Trong khi đó, quy trình từ khi mua lại tài sản xấu, tái cấu trúc và khai thác tài sản loại này để bán lại sinh lời là rất phức tạp. Không phải tất cả các giao dịch tái cấu

trúc đều thành công. Hơn nữa, bản chất của việc mua bán nợ xấu là hoạt động kinh

doanh mang tính mạo hiểm, có khả năng mang lại lợi nhuận cao trên cơ sở rủi ro cao.

Trong khi đó, theo cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính, cơ chế quản lý, giám sát của

DATC với tư cách là DNNN, rất khó để DATC chấp nhận các hoạt động mang tính mạo hiểm kiểu này. Thực tế cho thấy, nếu như một khoản nợ hoặc TSĐB của khoản nợ đó,

có đầy đủ giấy tờ hợp lệ, có giá bán dễ dàng tham chiếu và đáng tin cậy thì người vay đã

tự xử lý để thu hồi tiền và trả nợ cho NH, chứ không để NH siết nợ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)