Mơ hình quản trị rủi ro tín dụng tại SHB

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội (Trang 55 - 57)

2.3. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

2.3.1. Mơ hình quản trị rủi ro tín dụng tại SHB

Tại Trụ sở chính:

Hội đồng quản trị: HĐQT có trách nhiệm phê duyệt chiến lược và các chính

sách về QTRRTD; chỉ đạo Uỷ ban Quản lý rủi ro giám sát; định kỳ hàng năm rà soát lại

các chính sách; đảm bảo có đủ nguồn nhân lực.

Uỷ ban Quản lý rủi ro: Có trách nhiệm tham mưu cho HĐQT; giám sát việc

thực hiện, xử lý những trường hợp ngoại lệ.

Ban kiểm tốn nội bộ: Có trách nhiệm đảm bảo thực hiện chức năng kiểm

toán nội bộ hiệu quả và đánh giá các hoạt động QTRRTD.

Hội đồng tín dụng: HĐTD có chức năng giải quyết các vấn đề liên quan đến

việc cấp tín dụng, gia hạn nợ, cơ cấu nợ hoặc thay đổi các điều kiện tín dụng.

Tổng Giám đốc: Có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng khung QTRRTD; triển

khai cơ cấu tổ chức, bố trì nguồn lực; điều hành việc thực hiện chiến lược và chính sách;

chỉ đạo xây dựng hệ thống thơng tin quản lý; trình HĐQT các kiến nghị sửa đổi chiến

lược, chính sách phù hợp với điều kiện thay đổi thị trường và khả năng chấp nhận rủi ro

của SHB; định kỳ báo cáo HĐQT về hoạt động QTRRTD.

Khối KHDN, Khối KHCN: Có trách nhiệm nghiên cứu và phát triển sản

phẩm dịch vụ tín dụng; tái thẩm định tín dụng; xếp hạng nội bộ và phân loại nợ; xử lý nợ xấu.

Trưởng phòng Quản lý rủi ro: Có trách nhiệm tham mưu và giúp việc cho

Tổng Giám đốc; phối hợp với Giám đốc trung tâm công nghê thông tin chỉ đạo và phát triển hệ thống thông tin; lập báo cáo về các hoạt động QTRRTD.

Phòng Quản lý rủi ro: Có trách nhiệm xây dựng và phát triển khung

QTRRTD; giám sát và đánh giá RRTD.

Ban Chính sách và Quản lý tín dụng: Có trách nhiệm phối hợp với Phòng

Quản lý rủi ro xây dựng và phát triển chính sách tín dụng phù hợp; giám sát; quản lý và theo dõi chất lượng tín dụng, chất lượng danh mục tín dụng.

Phịng Hỗ trợ tín dụng thuộc Khối vận hành tại Trụ sở chính: Có trách nhiệm

tổng hợp, phân tích, báo cáo số liệu tín dụng tồn hệ thống.

Phịng Thẩm định tài sản: Có trách nhiệm thẩm định TSĐB; quản lý thống

nhất trong toàn hệ thống việc thẩm định, kiểm tra đánh giá định kỳ TSĐB.

Ban pháp chế và tuân thủ: Có trách nhiệm xử lý đối với những khoản nợ quá

hạn thực hiện thủ tục tố tụng pháp lý tại Toà án; hỗ trơ, tư vấn về mặt pháp lý cho các đơn vị; đề xuất các phương án giải quyết các tranh chấp giữa SHB và các bên liên quan; tham gia tố tụng tại các cơ quan có thẩm quyền.

Tại Trung tâm kinh doanh Hội sở và Chi nhánh:

Ban tín dụng (chỉ có ở Chi nhánh): Có trách nhiệm thực thi triển khai các

chính sách và việc cấp tín dụng, gia hạn nợ, cơ cấu lại nợ hoặc thay đổi các điều kiện tín dụng thuộc thẩm quyền và phụ hợp vời chính sách của SHB.

Giám đốc Chi nhánh: Có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức triển khai; bảo đảm các

hoạt động tín dụng của Chi nhánh không vượt quá giới hạn đã được HĐTD và Tổng Giám đốc phê duyệt; trình Tổng Giám đốc các kiến nghị sửa đổi; định kỳ báo cáo Trụ

sở chính về hoạt động QTRRTD.

Phòng Thẩm định tại Chi nhánh: Có trách nhiệm thẩm định, đánh giá các

khoản cấp tín dụng tại đơn vị và đề xuất các biện pháp giảm thiểu rủi ro; thẩm định lại kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ; hàng năm lập báo cáo kết quả thẩm định xếp hạng KH gửi về Trụ sở chính.

Phịng Hỗ trợ tín dụng tại Chi nhánh: Có trách nhiệm kiểm soát hồ sơ tín dụng trước khi giải ngân; trực tiếp quản lý hồ sơ TSĐB, hồ sơ tín dụng; theo dõi giám sát chất lượng của từng khoản vay, cảnh báo nợ quá hạn, nợ xấu, cơ cấu tín dụng, phát hiện những dấu hiện suy giảm khả năng trả nợ của KH và báo cáo Giám đốc; Hàng quý lập báo cáo kết quả phân loại nợ gửi về Ban Chính sách và Quản lý tín dụng, Phịng Quản lý rủi ro Trụ sở chính.

Phịng KHDN và Phịng KHCN tại Chi nhánh: Có trách nhiệm thu thập, nắm

bắt đầy đủ thơng tin KH có nhu cầu cấp tín dụng, thẩm định, phân tích, đánh giá KH; thẩm định TSĐB đảm bảo tính hợp pháp và hợp lệ, đánh giá khả năng chuyển đổi trên thị

trường nhằm đảm bảo việc xử lý thu hồi nợ (nếu có); thực hiện chấm điểm, xếp hạn tín

dụng đối với KH; theo dõi, giám sát hoạt động của KH; thực hiên phân loại dư nợ tín dụng theo quy định của SHB.

Phịng Xử lý nợ tại Chi nhánh: Có trách nhiệm trực tiếp xử lý những khoản nợ xấu; thực hiện quyết định của Tổng Giám đốc về xử lý nợ xấu của Chi nhánh; báo

cáo định kỳ hoặc đột xuất tình hình xử lý nợ xấu.

Việc QTRRTD của hệ thống SHB được thực hiện thông qua nhiều bộ phận, phòng, ban, chức năng khác nhau nhằm tham mưu cho ban lãnh đạo về các chiến lược phát triển tín dụng, tiếp thị KH, thẩm định hồ sơ vay vốn, tái thẩm định hồ sơ vay vốn, thực hiện cho vay, thu nợ, kiểm tra, giám sát và xử lý các khoản nợ, …. Nhưng trên thực tế, mơ hình QTRRTD của SHB đã được xây dựng nhưng chưa đầy đủ các bộ phận và

thiếu rất nhiều nhân sự để hoàn thiện theo mơ hình hiện đại của hệ thống SHB.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)