2.3. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
2.3.2.4. Xếp hạng tín dụng nội bộ
Để tuân thủ theo Điều 7 Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005
của NHNN, cũng như tạo hành lang an tồn trong hoạt động của mình, SHB cũng đã hồn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của NH mình bằng cách bổ sung các yếu tố định
tính như tình hình tài chính của KH, rủi ro trong kinh doanh của KH, … nhằm phản ánh đúng chất lượng và bản chất của từng khoản vay. Với khuynh hướng tiếp cận dần các
chuẩn mực của Basel, SHB đã triển khai việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
đối với KH của SHB trên cơ sở các yếu tố định tính và định lượng phù hợp hoạt động kinh doanh, đối tượng KH và tính chất rủi ro của khoản vay.
SHB thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ đối với mỗi KH thông qua việc chấm điểm tài chính, phi tài chính và có tính đến các yếu tố ảnh hưởng khác. Kết quả
xếp hạng được thẩm định lại độc lập và được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Kết quả xếp hạng được sử dụng như là một phần trong việc quyết định cấp hoặc từ chối tín dụng đối với một KH, giúp đo lường và định dạng RRTD trong suốt quá trình cho vay và quản lý khoản vay.
Việc đưa ra các tiêu chí, tiêu chuẩn tín dụng trong việc chấm điểm, xếp hạng tín dụng nội bộ của SHB được dựa trên các tiêu chí, tiểu chuẩn riêng của SHB và cũng là tổng hợp các tiêu chí, tiêu chuẩn của các mơ hình đo lường rủi ro tín dụng mà tác giả
đã hệ thống hóa cơ sở lý luận tại Chương 1.
Định kỳ hàng năm hoặc khi cần thiết, SHB xem xét lại tồn bộ việc xếp hạng
tín dụng nội bộ, bao gồm hệ thống các chỉ tiêu và kết quả xếp hạng KH, đảm bảo phù hợp với yêu cầu QTRR của NH.
Căn cứ vào tổng số điểm đạt được, KH sẽ được phân vào một trong các mức
Bảng 2.7: Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ STT Xếp
loại Điểm Ý nghĩa
01 AAA Từ 90
- 100
Đây là mức xếp hạng KH cao nhất. Khả năng hoàn trả khoản
vay của KH được xếp hạng này là đặc biệt tốt.
02 AA Từ 80
- 90
KH được xếp hạng này có năng lực trả nợ không kém nhiều
so với KH được xếp hạng cao nhất. Khả năng hoàn trả khoản nợ của KH được xếp hạng này là rất tốt.
03 A Từ 73
- 80
KH được xếp hạng này có thể có nhiều khả năng chịu tác
động tiêu cực của các yếu tố bên ngoài và các điều kiện kinh
tế hơn các KH được xếp hạng cao hơn. Tuy nhiên khả năng
trả nợ vẫn được đánh giá là tốt.
04 BBB Từ 70
- 73
KH xếp hạng này có các chỉ số cho thấy KH hồn tồn có khả
năng hồn trả đầy đủ các khoản nợ. Tuy nhiên, các điều kiện
kinh tế bất lợi và sự thay đổi các yếu tố bên ngồi có nhiều khả năng hơn trong việc làm suy giảm khả năng trả nợ.
05 BB Từ 63
- 70
KH xếp hạng này ít có nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các nhóm từ B tới D. Tuy nhiên, các KH này đang phải đối mặt
với nhiều rủi ro tiềm ẩn hoặc các ảnh hưởng từ các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế bất lợi, các ảnh hưởng này có khả năng dẫn đến sự suy giảm khả năng trả nợ của KH.
06 B Từ 60
- 63
KH xếp hạng này có nhiều nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn KH nhóm BB. Tuy nhiên, hiện thời KH vẫn có khả năng hoàn trả khoản vay. Các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế nhiều khả năng ảnh hưởng đến khả năng hoặc thiện chí trả nợ.
07 CCC Từ 56
- 60
KH xếp hạng này hiện thời đang bị suy giảm khả năng trả nợ, khả năng trả nợ của KH phụ thuộc vào độ thuận lợi của các
điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế. Trong trường hợp
có các yếu tố bất lợi xảy ra, KH nhiều khả năng không trả được nợ.
08 CC Từ 53
- 56
KH xếp hạng này hiện thời đang bị suy giảm nhiểu khả năng trả nợ.
09 C Từ 44
- 53
KH xếp hạng này trong trường hợp đã thực hiện các thủ tục
xin phá sản hoặc có các động thái tương tự nhưng việc trả nợ của KH vẫn đang được duy trì.
10 D Nhỏ
hơn 44
KH xếp hạng D trong trường hợp đã mất khả năng trả nợ, các tổn thất đã thực sự xảy ra; không xếp hạng D cho KH mà việc mất khả năng trả nợ mới chỉ là dự kiến.
Việc xếp hạng tín dụng KH được áp dụng trên tồn hệ thống. Nhìn chung đó là một hệ thống xếp loại khách quan và khoa học, theo đó căn cứ vào việc cho điểm các yếu tố tài chính, phi tài chính để xếp hạng KH vào 10 loại từ AAA xuống D.
Tuy nhiên, danh mục các chỉ tiêu đánh giá và hệ số xác định tầm quan trọng của các chỉ tiêu trong nhiều trường chưa phù hợp. Có yếu tố trên thực tế cho thấy hết sức quan trọng nhưng chưa được đưa vào đánh giá như pháp lý KH, nhóm KH chi phối hoạt động của KH. Kết quả chấm điểm và xếp hạng KH chưa được khách quan, vẫn chưa phản ánh đúng tình hình tài chính thực của KH vay, chất lượng của khoản vay, cũng như vẫn cịn phụ thuộc q nhiều vào cảm tính của CVQHKH khi thực hiện chấm
điểm và xếp hạng tín dụng cho KH.
2.3.2.5. Bảo đảm tín dụng
SHB sử dụng tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh và các cơng cụ khác làm bảo
đảm cấp tín dụng nhằm xử lý thu hồi nợ trong trường hợp KH không trả nợ đúng hạn,
giảm thiểu tỷ lệ mất vốn trong cho vay.
Tỷ lệ tài trợ dựa trên cơ sở cho vay có bảo đảm được thực hiện theo quy định cho từng loại TSĐB do HĐQT ban hành từng thời kỳ, trong đó có xét đến tính thanh khoản, khả năng suy giảm giá trị của TSĐB. TSĐB được định kỳ kiểm tra, đánh giá lại
để điều chỉnh phù hợp với mức tín dụng được cấp.
Việc bảo lãnh cho các hình thức cấp tín dụng được thực hiện thơng qua việc
đánh giá mức độ bảo đảm liên quan đến chất lượng tín dụng, năng lực pháp lý và tình
hình tài chính của bên nhận bảo lãnh.
Kết quả triển khai áp dụng:
Khả năng thẩm định đánh giá tài sản cầm cố, thế chấp còn nhiều hạn chế như:
Xác định giá phần lớn dự vào cảm tính, giá đưa ra chưa chính xác, chưa sát với giá thị trường,
Một số nhân viên thường nhận tiền KH và thổi phồng giá dẫn đến rủi ro khó
lường. Đây là hậu quả việc không phải chịu trách nhiệm về giá trị định giá đối với BĐS
dẫn đến những hành xử tắc trách. Một số đơn vị khác tồn tại tư tưởng xem bất động sản là tài sản chắc chắn và có giá trị bất biến, nên chỉ cần nắm được bất động sản là việc vay vốn xem như thành công trong khi trên thực tế tài sản không đủ đảm bảo cho khoản vay.
Để “lách” quy định, đa phần các đơn vị sẽ thổi phồng giá trị định giá với những khoản vay nằm trong hạn mức đơn vị.
Thời gian đưa ra kết quả thẩm định còn rất lâu, mặc dù trong quy trình có
quy định về thời gian đưa ra kết quả thẩm định nhưng trên thực tế thì rất ít khi đảm bảo đúng tiến độ theo quy định nên làm ảnh hưởng đến tiến độ của các phòng ban khác và
làm mất thời gian của KH.
2.3.2.6. Quy trình tín dụng
Để đảm bảo việc QTRRTD diễn ra thống nhất, khoa học, tạo cơ chế giám sát
hiệu quả, hạn chế, phịng ngừa rủi ro SHB đã đưa ra quy trình cho vay, quy định về quản lý
công tác thẩm định tín dụng được thực hiện tương đối chặt chẽ và thông qua các bước sau:
Tiếp nhận hồ sơ và đề xuất cho vay
CVQHKH Phòng KH thu thập thơng tin, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến KH,
phương án vay vốn theo quy định, thẩm định khoản vay (thông qua các tiêu chí như tư
cách pháp lý của KH, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, tính khả thi của
phương án vay vốn, tình hình trả nợ vay, TSĐB, xác định phương thức cho vay…) và lập
tờ trình thẩm định tín dụng đề xuất ý kiến về việc thiết lập quan hệ tín dụng với KH.
Thẩm định rủi ro khoản vay
Căn cứ thông tin nêu tại tờ trình đề xuất cấp tín dụng và các thông tin thu
thập được từ các nguồn kênh khác, CVTĐ Phòng thẩm định tiến hành thẩm định độc lập với mục đích nâng cao chất lượng QTRRTD, minh bạch quy trình cấp tín dụng cho KH
và lập báo cáo kết quả thẩm định RRTD, trong đó đánh giá mức độ RRTD và đề xuất biện pháp giảm thiểu RRTD. Nếu khoản vay vượt hạn mức thì tiếp tục gửi tờ trình đề xuất cấp tín dụng của Phịng KH và tờ trình thẩm định của Phòng thẩm định gửi ra Phòng tái thẩm định Hội sở sau khi đã qua Ban tín dụng chi nhánh.
Phê duyệt khoản vay
Sau khi hồn tất tờ trình thẩm định tín dụng, báo cáo thẩm định rủi ro, hồ sơ của KH được gửi tới các thành viên của Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng họp Hội đồng
tín dụng (đối với khoản vay vượt hạn mức của chi nhánh). Tại buổi họp Hội đồng tín dụng, Chuyên viên thẩm định/Chuyên viên tái thẩm định sẽ trình bày với các thành viên của Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng về nội dung tờ trình thẩm định và báo cáo thẩm
định rủi ro, đánh giá và đưa ra quan điểm của mình về khoản vay mà KH đề nghị. Sau đó, các thành viên của Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng sẽ trực tiếp phỏng vấn các vấn đề có liên quan đến KH vay đối với Chuyên viên thẩm định. Sau khi các thành viên đã trao đổi và đi đến thống nhất ý kiến là đồng ý cho vay hay không cho vay; Thư ký hội đồng sẽ lập Biên bản họp Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng ghi nhận lại các điều kiện cần
thiết khi được cho vay và các ý kiến thống nhất của các thành viên Ban tín dụng/Hội
đồng tín dụng; Biên bản họp có hiệu lực kể từ khi có đầy đủ chữ ký của các thành viên.
Soạn thảo, ký kết hợp đồng và giải ngân cho khách hàng
Căn cứ vào kết quả phê duyệt cho vay của Ban tín dụng hoặc Hội đồng tín dụng, CVHTTD Phịng hỗ trợ tín dụng căn cứ đặc điểm của từng khoản vay sẽ soạn thảo hợp đồng và chuyển sang lãnh đạo phòng phê duyệt. Sau khi hợp đồng đã được phê duyệt nội dung, KH và NH sẽ thực hiện ký kết hợp đồng tín dụng. Đối với các hợp đồng thế chấp, hợp đồng cầm cố còn phải thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật hoặc theo thoả thuận giữa các bên. Sau khi hoàn tất việc ký kết hợp đồng và các thủ tục đăng ký giao dịch bào đảm, công
chứng …, CVQHKH Phòng khách hàng sẽ lập tờ trình trình lãnh đạo phê duyệt và
chuyển hồ sơ cho phịng hỗ trợ tín dụng thực hiện giải ngân cho KH.
Nhập dữ liệu vào hệ thống intellect (corebanking)
Căn cứ các thông tin của bộ hồ sơ vay (gồm toàn bộ bản gốc hồ sơ vay vốn
và hồ sơ TSĐB của KH vay), CVHTTD Phòng hỗ trợ tín dụng nhập dữ liệu vào hệ thống thông tin intellect (corebanking) để phục vụ cho yêu cầu quản lý KH.
Lưu trữ hồ sơ
CVHTTD Phòng hỗ trợ tín dụng thực hiện nhập kho bản chính hồ sơ TSĐB, hồ sơ vay vốn, hồ sơ thế chấp vào kho quỹ, đồng thời lưu trữ 01 bộ bản chính hồ sơ vay vốn, thế chấp và các hồ sơ khác có liên quan để quản lý, khi có phịng khác có nhu cầu sẽ làm tờ trình mượn hồ sơ theo quy định hiện hành của SHB.
Giám sát khách hàng vay
Phòng khách hàng chịu trách nhiệm nắm bắt thông tin liên quan đến KH vay.
Định kỳ, đột xuất, kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của KH nhằm đảm bảo các khoản vay được sử dụng đúng mục đích (việc kiểm tra được lập thành biên bản, có đính kèm chứng từ chứng minh).
Thu nợ lãi và nợ gốc
Căn cứ lịch trả lãi và nợ gốc, CVQHKH Phịng khách hàng có trách nhiệm đơn đốc, nhắc nhở KH đóng lãi và trả nợ đúng hạn; làm đề nghị thu nợ để Phòng HTTD thực hiện
thu nợ cho KH và thực hiện các thủ tục khác liên quan khi thực hiện đóng hồ sơ khoản vay.
Xử lý những phát sinh đối với khoản vay
Trường hợp KH chưa trả nợ được theo cam kết và có nhu cầu gia hạn thời gian trả nợ thì KH sẽ đề nghị NH xem xét cho cơ cấu lại thời gian trả nợ. CVQHKH sẽ
kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, TSĐB tiền vay, tình hình tài chính của KH, xem xét nguyên nhân khách quan, chủ quan và khả năng trả nợ, …
Khi đến hạn đóng lãi, trả nợ gốc, nếu KH khơng đóng lãi hoặc trả nợ đầy đủ, đúng hạn và không được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, thì tồn bộ dư nợ của hợp đồng tín
dụng đó bị chuyển sang quá hạn. Trường hợp KH sử dụng vốn sai mục đích NH sẽ thu hồi nợ trước hạn.
NH phải thực hiện phân loại và phân loại lại các khoản nợ vào nhóm nợ thích hợp để trích lập dự phòng rủi ro theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của NHNN ngày 22/04/2005 và Quyết định 18/2005/QĐ-NHNN.
Thanh lý hợp đồng và giải chấp TSĐB
Khi KH hoàn thành nghĩa vụ đóng lãi, phí và trả hết nợ gốc, hợp đồng đương nhiên hết hiệu lực, các bên không cần lập biên bản thanh lý hợp đồng tín dụng. Trường hợp KH có yêu cầu, NH và KH sẽ ký biên bản thanh lý HĐTD. Tùy theo điều kiện cụ thể, NH có thể giải một phần hay tồn bộ TSĐB. Theo đề nghị giải chấp TSĐB của KH, NH sẽ đối chiếu số lượng, giá trị TSĐB tiền vay với dư nợ hiện tại của KH, để quyết
định giải chấp một phần hoặc toàn bộ tài sản, đồng thời lập đơn yêu cầu xóa đăng ký
giao dịch bảo đảm (nếu có), NH và KH kiểm tra tình trạng tài sản, giấy tờ liên quan để lập phiếu xuất kho, lập biên bản bàn giao giấy tờ và tài sản.
Kết quả triển khai áp dụng:
Việc áp dụng quy trình tín dụng trên là điều rất đáng làm để đảm bảo hơn
nữa an tồn tín dụng nhưng thực tế có nhiều vần đề cần điều chỉnh, hoàn thiện như: Thiếu cơ chế trao đổi và phối hợp thông tin hữu hiệu giữa các bộ phận thuộc quy trình tín dụng khi xuất hiện những dấu hiệu rủi ro.
Quy trình tín dụng qua nhiều phịng ban có thể làm mất thời gian của KH và mất đi hiệu quả kiểm soát rủi ro.
Khi phát sinh các khoản nợ có vấn đề thì khơng một bộ phận độc lập nào vừa
Trong phân tích tín dụng, việc phân tích tín dụng chủ yếu vẫn chỉ tập trung cho việc sàng lọc những rủi ro cụ thể của từng KH. Các yếu tố đánh giá về chủ trương về lĩnh vực, ngành, triển vọng ngành và rủi ro ngành, lĩnh vực đầu tư đã được đề cập,
tuy nhiên cịn rất hạn chế. Những thơng tin sử dụng trong phân tích tín dụng cịn khá nghèo nàn, phần lớn là do KH cung cấp, các kênh thơng tin khác có được sử dụng
nhưng phần lớn là thông tin thơ chưa được xử lý và chỉ mang tính tham khảo.
Trình độ cán bộ phân tích cịn rất nhiều hạn chế so với yêu cầu.