Đo lường rủi ro tín dụng tại SHB

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội (Trang 73 - 76)

2.3. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

2.3.4. Đo lường rủi ro tín dụng tại SHB

Đối với khâu tiếp nhận và đánh giá KH vay, SHB áp dụng các mơ hình định

tính truyền thống “6C”. Song song, phương thức xếp hạng tín dụng nội bộ đã cho phép thay thế các mơ hình định lượng RRTD truyền thống, tạo nên hệ thống các chỉ tiêu đánh giá KH chi tiết với cá nhân là 49 tiêu chí (đối với KH độc thân) hoặc 73 tiêu chí (đối với KH đã lập gia đình), KH DN là từ 62 đến 74 tiêu chí (tuỳ thuộc vào ngành nghề kinh doanh và quy mô doanh nghiệp) trong đó 14 chỉ tiêu tài chính và cịn lại là các chỉ tiêu

phi tài chính. Qua đó, SHB có thể khắc phục nhược điểm các phương pháp trên như xác định mức độ RRTD tiềm năng của mỗi KH, đánh giá yếu tố thị trường, thương hiệu DN,

cũng như cuộc sống gia đình người vay biến động qua việc xếp hạng định kỳ. Mặt khác, mơ hình điểm số Z không phù hợp ứng dụng tại Việt Nam khi phần lớn báo cáo tài chính do KH tự lập, khơng có kiểm tốn, mức độ tin cậy thấp do đó khơng phát huy hiệu quả. SHB đã có sự kết hợp linh hoạt các phương thức đo lường RRTD truyền thống trên thế giới và vận dụng linh hoạt vào Việt Nam, từng bước tiến dần đến các yêu cầu Hiệp

ước Basel. Tuy nhiên, thực tế do sức ép cạnh tranh và cơ chế khoán chỉ tiêu trong kinh

doanh dẫn tới cơng tác thẩm định các chỉ tiêu “6C” cịn một số điểm cần lưu ý:

Đánh giá tư cách KH (Character) là vấn đề thật sự khó khăn đối với các CVQHKH do việc tiếp cận, xử lý thông tin, chủ yếu theo cảm tính chủ quan, đặc biệt

đối tượng KH mới. Trong khi các DNVVN chưa có danh tiếng trên thị trường, ý thức tự

xây dựng uy tín và thương hiệu chưa cao. Mặt khác, thơng tin KH cung cấp có thể chưa

đảm bảo chính xác và đầy đủ trên thực tế, việc thẩm định tính trung thực của thơng tin

phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng nhạy bén, óc phán đốn cũng như trình độ nghiệp vụ CVQHKH, đặc biệt đối với những chỉ tiêu định tính. Hầu hết CVQHKH khơng có kinh nghiệm thường khơng biết hỏi gì, khơng đủ kỹ năng trong lựa chọn câu hỏi để qua đó đánh giá tính trung thực cũng như nắm bắt được đối tác của mình. Thậm chí bảng thơng

tin KH cũng do CVQHKH tự lập hoặc chấp nhận bảng thông tin sơ sài, chiếu lệ, khơng có nội dung và không thể hiện được rõ ràng đối tượng SHB đang quan hệ. CVQHKH

không điều tra kỹ mối quan hệ của KH dẫn đến cấp tín dụng cho các khoản thương mại

lịng vịng giữa cơng ty gia đình, cơng ty mẹ con.

Đánh giá năng lực và thu nhập của KH (Capacity & Cash) chưa đủ cơ sở,

chủ yếu là liệt kê bằng cấp và số năm công tác của ban lãnh đạo. Thậm chí tồn bộ

thơng tin trên cũng do KH cung cấp, việc yêu cầu KH cung cấp chứng từ chứng minh (bản sao bằng cấp) là vơ cùng khó khăn vì tính nhạy cảm và tế nhị trong giao tiếp. Thực tế, CVQHKH chưa quan tâm đến vấn đề này đúng tầm nên thường bỏ qua thông tin liên quan khi tiếp xúc KH. Đối với KH quá hạn là KH cá nhân, phần lớn CVQHKH dựa vào “cị” để tìm kiếm KH, mà khơng thẩm định kỹ tư cách, trình độ dẫn đến cho vay ngay cả KH không biết chữ, trình độ văn hố thấp. Đến lúc nợ xấu xảy ra việc tìm kiếm thuyết phục KH gặp nhiều khó khăn. Một số CVQHKH, CVTĐ cịn q chú trọng vào số liệu

báo cáo tài chính trong đánh giá năng lực tài chính KH. Trong khi ở Việt Nam, như đã

đề cập ở phần trên, công tác kế tốn cịn nhiều bất cập, đặc biệt việc hạch tốn trong các

tế, đặt nặng lý thuyết vẫn đi sâu vào chi tiết số liệu báo cáo tài chính (như quy mơ tài

sản, vịng quay khoản phải thu, vịng quay hàng tồn kho, ...) mà chưa có sự kết hợp linh hoạt giữa báo cáo tài chính và quy trình hoạt động kinh doanh thực tế, quy mô DN để

đánh giá mức độ chân thực và tính chính xác của báo cáo tài chính KH cung cấp. Hậu

quả là không phản ánh đúng thực chất năng lực KH.

Bảo đảm tiền vay (Collecteral), thông tin bất cân xứng về giá trị thực của

TSĐB giữa KH và NH cũng là vấn đề cần được quan tâm. Khi thế chấp chỉ KH biết rõ về

hiện trạng, giá trị thật của tài sản, trong khi đó nhân viên NH thường khơng đủ trình độ

chuyên mơn để đánh giá chính xác tình trạng máy móc thiết bị, cũng như không nắm

vững yếu tố liên quan đất đai, nhà ở mà điều này lại ảnh hưởng rất lớn đến giá trị mua

bán, xử lý tài sản. Vì vậy, việc phát mãi tài sản để thu hồi nợ gặp khơng ít khó khăn.

Chưa tn thủ các điều kiện, chính sách tín dụng từng thời kỳ (Condition):

Tùy từng giai đoạn mà SHB có chính sách tín dụng chỉ đạo hoạt động khá sát sao

thường theo định kỳ 2 lần/năm hoặc hàng quý, có khi hàng tháng tùy thuộc biến động

tình hình trong nước, các yêu cầu, chủ trương của NHNN trong điều hành chính sách tiền tệ. Trong những thời kỳ biến động phức tạp, đảm bảo tính linh động và kịp thời, Uỷ ban quản lý rủi ro/Khối quản lý rủi ro thường gửi email định hướng chính sách cho Ban lãnh đạo các đơn vị chủ động thực hiện trước khi có cơng văn hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên, đôi khi không phải tất cả các nhân viên liên quan cơng tác tín dụng tại tất cả các đơn vị đều được phổ biến đầy đủ định hướng này, do đó việc chưa tn thủ chính sách

một phần do trưởng bộ phận tín dụng chưa nghiêm túc triển khai, một phần do

CVQHKH vì muốn đẩy nhanh dư nợ cố tình biến KH chưa đáp ứng đủ yêu cầu chính

sách thành KH đủ điều kiện, hoặc cố tình giải ngân cho KH sai chỉ đạo cấp trên.

Việc kiểm soát (Control) những vấn đề rủi ro trên là khó khăn do việc kiểm tra hồ sơ tín dụng thường cách thời điểm giải ngân một thời gian, trường hợp chính sách thay đổi liên tục thì nhân viên kiểm sốt khó có thể phát hiện.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)