Thực trạng rủi ro tín dụng tại SHB từ năm 2006 – 2011

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội (Trang 48)

2.2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN, HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦ

2.2.3. Thực trạng rủi ro tín dụng tại SHB từ năm 2006 – 2011

2.2.3.1. Chất lượng nợ cho vay (2006 – 2011)

Bảng 2.5: Chất lượng nợ cho vay (2006 – 2011)

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Nợ đủ tiêu chuẩn Tỷ trọng (%) 480.904 4.157.402 5.968.921 12.414.107 23.363.668 27.413.610 97,55 99,38 95,46 96,77 96,14 94,02 Nợ cần chú ý Tỷ trọng (%) 5.333 5.054 165.824 56.445 596.555 1.093.638 1,08 0,12 2,65 0,44 2,45 3,75

Nợ dưới tiêu chuẩn

Tỷ trọng (%) 4.582 15.322 49.695 50.895 36.159 218.922 0,93 0,37 0,79 0,40 0,15 0,75 Nợ nghi ngờ Tỷ trọng (%) 2.162 1.913 56.612 148.830 39.376 154.148 0,44 0,05 0,91 1,16 0,16 0,53 Nợ có k.năng mất vốn Tỷ trọng (%) 1 3.810 11.645 158.471 265.396 278.343 0,00 0,09 0,19 1,24 1,09 0,95 Tổng dư nợ 492.982 4.183.501 6.252.697 12.828.748 24.301.154 29.158.661

Nguồn: Báo cáo thường niên SHB từ năm 2006 -2011

Thực hiện chỉ đạo của NHNN trong việc điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt tiền tệ, kiềm chế lạm phát. SHB đã chủ động hạn chế phát triển tăng trưởng tín

dụng mà tập trung cơ cấu lại danh mục tín dụng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tồn hệ thống, cơng tác kiểm sốt, kiểm tra hoạt động tín dụng được tăng cường và thường xuyên nên tín dụng chất lượng tín dụng SHB tương đối tốt.

Theo bảng số liệu trên ta thấy, nhìn chung chất lượng tín dụng của SHB qua

các năm từ 2006 – 2010 là tương đối tốt, tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn qua các năm lần lượt là

97,55%; 99,38%; 95,46; 96,77%; 96,14%; tỷ lệ nợ cần chú ý lần lượt là 1,08%; 0,12%; 2,65%; 0,44%; 2,45%; 3,75 và tỷ lệ nợ xấu (bao gồm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn) lần lượt là 1,37%; 0,50%; 1,89%; 2,79%; 1,40%; 2,23%.

Điều này chứng tỏ cơng tác về thẩm định, kiểm sốt rủi ro và xử lý nợ đạt hiệu quả cao,

tuân thủ đúng, đầy đủ các quy trình và chính sách về hoạt động tín dụng. Đến năm 2011 tỷ lệ nợ quá hạn (5,98% > 5%) của SHB tương đối cao và vượt quá mức khuyến cáo của NHNN. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn nằm trong phạm vi kiểm soát của SHB.

2.2.3.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng (2006 – 2011)

Bảng 2.6: Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng (2006 – 2011)

Đơn vị: Triệu đồng

Nguyên nhân rủi ro 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Nguyên nhân khách quan từ mơi trường bên ngồi

Tỷ trọng %

720 1.388 22.248 39.225 136.967 298.055

5,96% 5,32% 7,84% 9,46% 14,61% 17,08%

Nguyên nhân từ phía KH

Tỷ trọng %

8.641 16.952 196.515 268.687 636.553 1.178.782

71,54% 64,95% 69,25% 64,80% 67,90% 67,55%

Nguyên nhân từ phía NH

Tỷ trọng %

2.717 7.759 65.013 106.729 163.966 268.214

22,50% 29,73% 22,91% 25,74% 17,49% 15,37%

Tổng 12.078 26.099 283.776 414.641 937.486 1.745.051

Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro SHB

Nguyên nhân khách quan từ môi trường bên ngoài

RRTD do yếu tố khách quan từ môi trường bên ngồi tuy khơng phải là nguyên nhân chính, nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao trong những nguyên nhân dẫn tới rủi ro tín dụng nhưng nó là một trong những ngun nhân có ảnh hưởng rất lớn nếu khơng

hạn chế, kiểm soát và điều chỉnh kịp thời. Giả sử khi động đất, sóng thần, … xẩy ra mức

ảnh hưởng, hậu quả của nó để lại khơng phải là nhỏ, hoặc khi một chính sách tiền lệ khơng đúng đắn và khơng được điều chỉnh kịp thời sẽ dẫn cả hệ thống NH, cả một nền

kinh tế của một nước có thể dẫn tới bờ vực.

Tuy nhiên, những năm gần đây thì nguyên nhân khách quan từ môi trường bên ngoài tác động, dẫn đến rủi ro tín dụng tại SHB là do từ môi trường kinh tế, hệ thống pháp lý, cơ chế điều hành thị trường tiền tệ của NHNN và hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN. Mức độ rủi ro từ nguyên nhân này cũng có xu hướng tăng theo từng năm, từ năm 2006 – 2011 tỷ trọng rủi ro này chiếm lần lượt là 5,96%; 5,32%; 7,84%; 9,46%; 14,61%; 17,08%, nguyên nhân cụ thể như sau:

 Nguyên nhân từ môi trường kinh tế:

Chịu sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tài chính tồn cầu, tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng lớn tới hoạt động của ngành NH nói chung. Trước tình hình lạm phát tăng cao trong năm 2011, thực hiện chủ trương kiềm

chế lạm phát của Chính phủ, NHNN phải áp dụng hàng loạt các chính sách tiền tệ thắt chặt và linh hoạt như tăng các lãi suất chủ chốt, sử dụng các công cụ điều chỉnh thị

trường tiền tệ như OMO, tái cấp vốn, quy định áp trần lãi suất huy động, hạn chế tăng trưởng tín dụng, … làm cho các hoạt động huy động vốn, tín dụng gặp rất nhiều khó khăn. Ảnh hưởng của việc lãi suất huy động vốn, lãi suất cho vay tăng cao làm tăng chi

phí tài chính từ đó làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân và DN gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng tới nguồn thu từ hoạt động tín dụng của NH.

 Hệ thống pháp lý còn nhiều bất cập, chưa thuận lợi và kém hiệu quả:

Sự gia tăng các biện pháp quản lý của NHNN thông qua việc ban hành các

văn bản chính sách mới và tăng cường cơng tác thanh kiểm tra các TCTD làm cho hao

tổn thời gian và nhân lực của NH. Một số văn bản pháp lý khi áp dụng vào thực tiễn còn chậm, gặp phải nhiều vướng mắc và chưa phù hợp.

 Cơ chế điều hành thị trường tiền tệ của NHNN chưa phù hợp:

Trong giai đoạn 2006 – 2011, NHNN liên tục thay đổi chính sách và sử dụng

các cơng cụ hành chính trong cơng tác điều hành đã khiến các NHTM khơng kịp thích

ứng. Chẳng hạn về cơ chế điều hành lãi suất, cơ chế điều hành lãi suất liên tục thay đổi

khi thì ấn định trần lãi suất, khi thì thoả thuận, hỗ trợ, ....

Giải pháp xử lý tín dụng chưa kịp thời, một số giải pháp NHNN đưa ra mặc dù cần thiết với tình hình hiện tại nhưng thiếu định hướng. NHNN quy định tỷ trong dư nợ cho vay tối đối với lĩnh vực phi sản xuất khi mà tỷ trọng cho vay lĩnh vực này của một số NH đã khá cao và đưa ra tại thời điểm thị trường bất động sản đang gặp khó khăn. Vì vậy, việc giảm tỷ trọng dư nợ cho vay theo quy định này là điều rất khó, khơng những cho các NH mà còn cả các DN kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản. Nếu quy định này được

đưa ra tại thời điểm khi mới xuất hiện một số NH bắt đầu tập trung cho vay đối với lĩnh

vực phi sản xuất thì sẽ có định hướng cho các NHTM tốt hơn.

 Hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN chưa hiệu quả và hệ thống thơng tin tín dụng chưa hồn chỉnh:

Hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN trong thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế, mặc dù hàng năm thanh tra NHNN đều thanh tra định kỳ hoạt động tín dụng

của các NHTM, nhưng hầu hết không phát hiện ra những khoản tín dụng có nguy cơ rủi

ro để có thể cảnh báo sớm và giúp cho NHNN đưa ra các chính sách xử lý kịp thời.

Công tác thanh tra hoạt động các NH chủ yếu là xử lý các vụ việc đã phát sinh, thiếu các biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn rủi ro có hiệu quả. Chẳng hạn việc huy động cũng

như cho vay vượt trần lãi suất trong thời gian qua, các NHTM cạnh tranh không lành

mạnh trong cuộc chạy đua lãi suất, NHNN xử lý chưa nghiêm và khơng triệt để làm ảnh

hưởng đến hoạt động tồn hệ thống đặc biệt là vấn đề thanh khoản.

Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) cung cấp thơng tin còn hạn chế, hiện nay CIC thuộc NHNN Việt Nam là tổ chức duy nhất thực hiện việc thu thập và lưu trữ thơng

tin các KH có quan hệ với hệ thống NH Việt Nam. Nhưng thực tế, các thơng tin do CIC cung cấp có độ cập nhật khơng cao và cịn thiếu rất nhiều các chỉ tiêu quan trọng liên

quan đến KH như lịch sử quan hệ tín dụng của KH, khả năng tài chính hiện tại của KH,

trình độ, kinh nghiệp của đội ngũ điều hành DN được cấp tín dụng.

Nguyên nhân từ phía khách hàng

Tại SHB, nguyên nhân từ phía KH là một trong những nguyên nhân mà NH phải xem xét thận trọng nhất khi quyết định cho vay và cũng là nguyên nhân gây ra rủi ro lớn nhất tại SHB. Từ năm 2006 – 2011 thì ngun nhân này ln ở mức cao và chiếm một tỷ lệ lớn, lần lượt như sau 71,54%; 64,95%; 69,25%; 64,80%; 67,90%; 67,55%. Không phải KH nào cũng như KH nào, đều sử dụng vốn vay đúng mục đích, kinh doanh, kiểm sốt vốn vay có hiệu quả. Nguyên nhân rủi ro xuất phát từ các nguyên nhân sau:

Sử dụng vốn vay sai mục đích, tình trạng đảo nợ, lừa đảo ngày càng tăng: Kiểm tra việc sử dụng vốn của KH có đúng mục đích hay sai mục đích ghi

trong hợp đồng tín dụng. Thơng thường, KH vay vốn kinh doanh và tiêu dùng thường

đầu tư vào bất động sản, chứng khoán, dùng vốn vay ngắn hạn để đầu tư trung dài hạn

hoặc số tiền KH vay lớn hơn nhu cầu thực sự, thời hạn vay không phù hợp với dòng tiền của phương án vay vốn.

Tình trạng đảo nợ trở nên phổ biến, KH cũ tất toán vay lại qua nhiều lần khiến CVQHKH dễ chủ quan, thẩm định khơng tốt trong khi tình hình hoạt động KH ngày càng

khó khăn. Ngồi ra, tình trạng KH khơng có thiện chí trả nợ và lừa đảo ngày càng gia tăng.

Khả năng quản lý kinh doanh yếu kém, tình hình tài chính thiếu minh bạch: KH vay vốn thường đầu tư vào sản xuất vật chất, mua máy móc thiết bị, ít đầu tư vào bộ máy quản lý và việc nghiên cứu thị trường, ... dẫn đến tình trạng quản lý

kinh doanh thiếu khoa học, thiếu nhân sự quản lý, giám sát trong quá trình hoạt động sản xuất gây thất thốt.

Ngồi ra, do tình hình kinh tế khó khăn cầu thị trường giảm, KH khơng am hiểu thị trường, không dự báo được khiến hàng hoá sản xuất ra bị tồn đọng, hư hỏng, tốn chi phí quản lý, chi phí thuê kho bãi, ... Khi tình hình tài chính khó khăn thay vì chuyển hướng kinh doanh khác thì KH vẫn tiếp tục xin vay vốn để tiếp tục duy trì sản xuất kinh doanh khiến khó khăn ngày càng chồng chất.

Mặt khác, một số KH vì thực hiện các dự án dài hạn, các đơn hàng đã ký với

đối tác, thanh toán nợ vay đến hạn, … nên đã vay vốn với mức lãi suất khá cao dẫn đến

mất khả năng chi trả, khiến cho nợ quá hạn ngày càng trầm trọng.

Nguyên nhân từ phía Ngân hàng

Bên cạnh các nguyên nhân do môi trường bên ngồi, do KH thì ngun nhân từ phía NH cũng là một nguyên nhân mà SHB cần phải xem xét và thay đổi.

Thời gian gần đây thì nguyên nhân này đã có xu hướng giảm theo từng năm, từ

năm 2006 – 2011 tỷ trọng rủi ro này chiếm lần lượt là 22,50%; 29,73%; 22,91%; 25,74%;

17,49%; 15,37%, có được xu hướng giảm này là do thời gian gần đây SHB liên tục bổ sung, sửa đổi các quy trình, quy chế nhằm kiểm sốt hơn nữa hoạt động NH mà đặc biệt là trong công tác QTRRTD. Nguyên nhân rủi ro xẩy ra từ phía SHB cụ thể như sau:

Chính sách tín dụng chưa phù hợp: NH thay đổi không kịp thời, không phù

hợp với định hướng chiến lược phát triển, xây dựng và điều chỉnh danh mục cho vay từng thời kỳ. Có những năm tăng trưởng tín dụng q nóng, cho vay ồ ạt thiếu kiểm sốt là hậu quả của chính sách tín dụng khơng phù hợp với xu hướng trung dài hạn. Mặt khác, chính sách tín dụng hiện tại của SHB chủ yếu tập trung vào các sản phẩm truyền thống, thiếu các sản phẩm tín dụng kết hợp.

Chưa tuân thủ đầy đủ quy chế và quy trình cho vay: Hầu hết, quy chế và quy

trình cho vay đều quy định trình tự thẩm định, điều kiện vay vốn và trách nhiệm đầy đủ, rõ

ràng nhưng một bộ phận cán bộ cố tình làm sai quy trình và quy chế cho vay, chẳng hạn khi

dụng và thay đổi mục đích vay của KH, sau khi cho vay thì thiếu sự kiểm tra giám sát theo quy trình tín dụng. Việc cấp tín dụng thường theo cảm tính, chủ yếu dựa vào TSBĐ, việc thu thập thông tin và phân tích, đánh giá hiệu quả của phương án như tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của KH thường thực hiện qua loa, sơ sài.

Thiếu kiểm tra, giám sát sau khi cho vay: Công tác kiểm tra và giám sát vốn vay sau giải ngân không được quan tâm đúng mức, với lý do chủ quan của một số CVQHKH là giải ngân cho KH là hồn thành cơng việc, sợ phiền hà KH nên thiếu kiểm tra việc sử dụng vốn đúng mục đích của KH, dẫn đến tình trạng kinh doanh và tài chính KH giảm sút nhưng NH không nắm bắt kịp thời chỉ đến khi những dấu hiệu trên trở nên trầm trọng khiến việc thanh tốn nợ vay khơng đúng hạn thì CVQHKH mới đôn đốc KH. Hệ thống phần mềm intellect (corebanking) và xếp hạng tín dụng nội bộ chưa hồn chỉnh, cơng tác phòng ngừa và cảnh báo khoản nợ có vấn đề chưa triển khai nên việc phòng ngừa và hạn chế RRTD

chưa thực sự hiệu quả.

Hệ thống kiểm tra, kiểm sốt nội bộ cịn thiếu và cịn yếu: Theo quy định hiện hành của SHB, hệ thống kiểm soát nội bộ được tổ chức từ các đơn vị đến Hội sở, nhưng trên thực tế tại các đơn vị cấp quản lý thực hiện nhiệm vụ này nên thiếu tính khách quan và chủ yếu thực hiện nhiệm vụ kiểm tra nghiệp vụ đã phát sinh, thiếu sự giám sát hoạt động tín dụng ngay từ đầu và khơng thể bao qt hết tồn hệ thống. Một số đơn vị đã được bổ sung nhân sự thuộc bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhưng nhân sự cịn rất ít và hầu hết những nhân sự này khi được tuyển dụng chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực NH.

Trình độ chun mơn và đạo đức nghề nghiệp của một số CVQHKH chưa tốt:

Nhân sự mới tuyển dụng để đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh, mạnh của hệ thống SHB đa số cịn trẻ, nhiều nhiệt huyết tuy nhiên cịn ít kinh nghiệm cơng tác. Trình độ cán bộ thuộc cấp quản lý điều hành và trình độ cán bộ nhân viên của một số đơn vị chưa đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động kinh doanh của NH. Một số cán bộ nhân viên NH có đạo đức tha hóa, vì lợi ích cá nhân làm cho hoạt động tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

2.3. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN HÀ NỘI TMCP SÀI GÒN HÀ NỘI

2.3.1. Mơ hình quản trị rủi ro tín dụng tại SHB

Tại Trụ sở chính:

Hội đồng quản trị: HĐQT có trách nhiệm phê duyệt chiến lược và các chính

sách về QTRRTD; chỉ đạo Uỷ ban Quản lý rủi ro giám sát; định kỳ hàng năm rà sốt lại

các chính sách; đảm bảo có đủ nguồn nhân lực.

Uỷ ban Quản lý rủi ro: Có trách nhiệm tham mưu cho HĐQT; giám sát việc

thực hiện, xử lý những trường hợp ngoại lệ.

Ban kiểm tốn nội bộ: Có trách nhiệm đảm bảo thực hiện chức năng kiểm

toán nội bộ hiệu quả và đánh giá các hoạt động QTRRTD.

Hội đồng tín dụng: HĐTD có chức năng giải quyết các vấn đề liên quan đến

việc cấp tín dụng, gia hạn nợ, cơ cấu nợ hoặc thay đổi các điều kiện tín dụng.

Tổng Giám đốc: Có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng khung QTRRTD; triển

khai cơ cấu tổ chức, bố trì nguồn lực; điều hành việc thực hiện chiến lược và chính sách;

chỉ đạo xây dựng hệ thống thơng tin quản lý; trình HĐQT các kiến nghị sửa đổi chiến

lược, chính sách phù hợp với điều kiện thay đổi thị trường và khả năng chấp nhận rủi ro

của SHB; định kỳ báo cáo HĐQT về hoạt động QTRRTD.

Khối KHDN, Khối KHCN: Có trách nhiệm nghiên cứu và phát triển sản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)