HÀNG TMCP TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN HÀ NỘI
1.3.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM Nhật Bản
Việc cho vay không chặt chẽ, chính sách mở rộng quá tham vọng do cạnh tranh trên thị trường là kết quả gây ra thua lỗ của các NH. Mặt khác, do khơng có kinh nghiệm với những khoản vay bị thất thoát nghiêm trọng trước đây nên các NH Nhật không biết cách quản lý khi có phát sinh lãi lỗ tín dụng.
Các NH khơng hiểu rõ hậu quả nghiêm trọng của việc trì hỗn những biện pháp dứt khốt đối với các KH vay có rủi ro, do đó mức thua lỗ của NH khơng thể được giải quyết nhanh chóng để giám bớt tổn thất.
NH nên chủ động trong việc đánh giá một KH có tiềm năng rủi ro trong tương lai gần và xa, từ đó có biện pháp xử lý càng sớm càng tốt.
Nếu mức thua lỗ của NH vượt quá khả năng của các NH, Nhà nước sẽ dùng các nguồn quỹ quốc gia để can thiệp và tất yếu ban điều hành các NH cũng được thay thế.
Khi nền kinh tế có vấn đề thì ngành kinh doanh NH cũng không thể hoạt
động tốt được. Cho dù NH đóng vai trị hỗ trợ đối với các ngành cơng nghiệp sản xuất
và dịch vụ, nhưng hệ thống NH cũng có thể làm tình hình xấu hơn và trì trệ sự ổn định của nền kinh tế nếu bản thân NH cũng gặp khó khăn. Nếu như phần lớn các khoản cho vay của NH cấp cho các DN không khỏe mạnh, thì khơng chỉ NH hoạt động khơng hiệu quả mà nền kinh tế cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Hiện nay, các NHTM Nhật đã xử lý thành công các vấn đề liên quan đến tài sản không thu hồi được. Tổ chức dịch vụ tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc thúc ép các NH thực hiện cơng tác dự phịng cần thiết cũng như xử lý những khoản nợ xấu mà trước đây đã từng gây ra các khoản lỗ lãi lớn kéo dài trong nhiều năm đối với hầu hết các NH.
1.3.2. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM Thái Lan
Tách bạch, phân công rõ chức năng của các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay.
Tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính ngun tắc trong tín dụng, quan tâm rất nhiều đến thông tin của KH vay vốn: tư cách/phương án vay/hiệu quả kinh doanh/mục đích vay/dịng tiền và khả năng trả nợ/khả năng kiểm soát khoản vay/năng lực quản trị và điều hành/thực trạng tài chính, … của KH vay vốn. Chính vì trước đây rất nhiều NHTM Thái Lan không chú trọng đến các nguyên tắc tín dụng này, khơng quan
tâm đến dòng tiền của KH vay mà chỉ quan tâm đến TSĐB, vì thế hậu quả tín dụng là nợ
xấu có lúc lên đến 40%.
Tiến hành cho điểm KH để quyết định cho vay.
Tuân thủ thẩm quyền phán quyết tín dụng theo cấp bậc, việc quyết định tín dụng theo mức phán quyết tăng dần một người, một nhóm người hoặc cả HĐQT.
Giám sát các khoản vay, cụ thể sau khi cho vay, các NH ở Thái Lan rất coi trọng việc kiểm tra, giám sát các khoản vay bằng cách tiếp tục thu thập thông tin về KH,
thường xuyên giám sát và đánh giá xếp loại KH để có những biện pháp xử lý kịp thời.
1.3.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM Trung Quốc
Theo quy định của NH Nhân dân Trung Quốc, bộ phận tín dụng của các
NHTM cần phải có các quy trình kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, kịp thời thu thập thông tin để phân loại, thiết lập và hoàn chỉnh hồ sơ phân loại, kịp thời đề xuất kiến nghị kiểm tra lại. Chịu trách nhiệm về tính chân thực, tính chuẩn xác, tính hồn chỉnh của các dữ liệu phân loại đã cung cấp. Tiến hành phân loại sơ bộ tài sản theo tiêu chuẩn phân loại, đề xuất ý kiến và lý do phân loại. Định kỳ báo cáo cho bộ phận QTRR những thơng tin phân loại của bộ phận tín dụng. Căn cứ vào kết quả phân loại tiến hành quản lý các khoản tín dụng có sự phân biệt trong quản lý đối với từng khoản tín dụng, thực hiện các biện pháp cải tiến, loại trừ và xử lý rủi ro.
NH Trung Quốc đã ban hành hướng dẫn trích lập dự phịng tổn thất cho vay và yêu cầu các NHTM kiểm tra định kỳ đối với các loại tài sản dựa trên nguyên tắc thận trọng dự kiến một cách hợp lý các khoản tài sản có khả năng phát sinh tổn thất và trích lập dự phòng giảm giá tài sản đối với các tài sản có khả năng phát sinh tổn thất.
Khi phân loại các khoản tín dụng, NHTM Trung Quốc chủ yếu dựa trên cơ sở khả năng trả nợ và dịng tiền thuần, thiện trí trả nợ, TSĐB, trách nhiệm pháp luật về thanh tốn nợ vay của KH, tình hình quản lý tín dụng của NH… Trong phân loại nợ, các NHTM Trung Quốc lấy việc đánh giá khả năng trả nợ của KH là cốt lõi, xem thu nhập kinh doanh bình thường của KH là nguồn vốn trả nợ chủ yếu, TSĐB là nguồn vốn trả nợ thứ yếu.
Đối với khoản cho vay mới, NH xem xét lịch sử giao dịch, tình trạng uy tín của
KH với NH khác. Nếu KH vay là công ty mới thành lập thì chủ yếu xem xét lịch sử giao dịch, uy tín của các cổ đơng. Lịch sử trả nợ của KH có thể phản ánh tình trạng quá hạn, gia hạn, đây là yếu tố quan trọng cần xem xét khi tiến hành phân loại các khoản tín dụng.
1.3.4. Bài học kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng cho các NHTM và SHB
Từ những kinh nghiệm của các nước trên thế giới có thể rút ra những kinh nghiệm cho SHB như sau:
NH cần phải tuân thủ đúng, đầy đủ các quy định và quy chế cho vay, đào tạo
và nâng cao năng lực, ý thức trách nhiệm của các CBTD, bảo đảm chính xác từ khâu đầu
tiên của quá trình cho vay là một trong những biện pháp QTRRTD hiệu quả nhất.
NH cần chú ý đến khả năng trả nợ của KH, phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn là chú trọng đến TSTC.
NH cần phải hoàn thiện hệ thống thông tin và các mơ hình chấm điểm xếp hạng KH hỗ trợ cho cơng tác phịng ngừa và hạn chế rủi ro.
NH cần phải tuân thủ đúng các quy định về phân loại nợ, trích lập dự phịng rủi ro và các quy định về an toàn hoạt động kinh doanh NH.
NH cũng cần quan tâm đến giai đoạn sau giải ngân, có kế hoạch kiểm tra việc sử dụng vốn của KH theo định kỳ cũng như đánh giá lại tài sản của KH để hạn chế tối
đa rủi ro có thể xảy ra đối với NH.
NH cần nâng cao hơn nữa công tác giám sát và QTRR.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận những vấn đề cơ bản về tín
dụng, RRTD trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Đồng thời, tác giả cũng nêu lên những vấn đề trọng yếu trong việc QTRRTD của các nước trên thế giới, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho SHB. Những nội dung này là cơ sở lý luận cho các
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN HÀ NỘI 2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN HÀ NỘI
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 13/11/1993 sau khi được Thống đốc NHNN Việt Nam cấp giấy phép
thành lập số 0041/NH/GP, Ngân hàng TMCP Nông thôn Nhơn Ái, tiền thân của Ngân hàng TMCP Sài Gịn – Hà Nội chính thức ra đời và đi vào hoạt động. Ngân hàng ra đời với số vốn điều lệ ban đầu là 400 triệu đồng, hoạt động chỉ có một trụ sở chính.
Ngày 20/01/2006, Thống Đốc NHNN Việt Nam đã ký Quyết định số 93/QĐ- NHNN về việc chấp thuận chuyển đổi mơ hình hoạt động từ Ngân hàng Nơng thơn sang NHTMCP và ngày 11/9/2006 Thống Đốc NHNN Việt Nam đã ký Quyết định số
1764/QĐ-NHNN về việc đổi tên thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB). Trong năm 2006 SHB đã tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng. Song song đó, là
mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh một cách vững chắc, an tồn, bền vững về tài chính, áp dụng công nghệ thông tin hiện đại, cung cấp các dịch vụ và tiện ích thuận lợi,
đa dạng và thơng thống, nâng cao và duy trì khả năng sinh lời, phát triển và bồi dưỡng
nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và thích ứng nhanh chóng với q trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Tháng 7/2008, đã thực hiện chuyển trụ sở chính của Ngân hàng từ Cần Thơ
ra Hà Nội, đặt tại số 77 Trần Hưng Đạo - trung tâm kinh tế, chính trị của cả nước khởi
đầu cho giai đoạn phát triển mới của Ngân hàng.
Tháng 4 năm 2009, chính thức niêm yết 50 triệu cổ phiếu trên Sở giao dịch
Chứng khoán Hà Nội trở thành NHTMCP thứ 3 niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung. Tháng 10/2009 niêm yết bổ sung 150 triệu cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Tháng 10/2010, phát hành thành công cổ phiếu ra công chúng, nâng vốn điều lệ từ 2.000 tỷ đồng lên xấp xỉ 3.500 tỷ đồng và niêm yết bổ sung toàn bộ số cổ phiếu phát hành thêm tại Sở Giao dịch Chứng khốn Hà Nội, đầu tư thành cơng hệ thống cơng nghệ NH CoreBanking và core thẻ hiện đại hàng đầu thế giới. Hệ thống công nghệ mới cũng hỗ trợ rất hiệu quả cho hoạt động QTRR.
Tháng 5/2011, đã thực hiện chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi thành công, tiếp
tục tăng vốn điều lệ lên trên 4.815 tỷ đồng.
Trong giai đoạn 2008 - 2011, cùng với việc thành lập Cơng ty Chứng khốn
Sài Gịn – Hà Nội, SHB cũng tham gia góp vốn thành lập các Công ty như Công ty Cổ phần Bảo hiểm SHB – Vinacomin, Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Sài Gịn – Hà Nội; thành lập một Cơng ty con là Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản HAMC. Việc các
công ty đi vào hoạt động đã định hình SHB hoạt động theo mơ hình tài chính NH, tận
dụng tối đa lợi thế của các công ty vệ tinh.
Với định hướng chiến lược trở thành NH bán lẻ hiện đại đa năng, trong 5
năm qua SHB không ngừng nỗ lực mở rộng địa bàn kinh doanh, gia tăng thị phần. Hết 31/12/2011, SHB đã có 158 đơn vị kinh doanh trên toàn quốc, tập trung vào những địa
bàn giàu tiềm năng, có lợi thế của SHB.
Đến 31/12/2011, SHB đã có gần 3.000 cán bộ nhân viên, được đào tạo
thường xuyên nâng cao trình độ chuyên mơn có chất lượng, xây dựng tính chuyên
nghiệp, tự hào văn hóa DN mang bản sắc SHB trên nền tảng đạo đức nhân văn đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững và minh bạch của SHB.
Với sự nỗ lực của HĐQT, Ban Điều hành và toàn thể cán bộ nhân viên trong những năm qua, SHB đã phát triển vượt bậc về quy mô hoạt động, vốn và tổng tài sản, vị thế được nâng cao. SHB đã lọt vào Top 13 NHTMCP lớn nhất Việt Nam, được NHNN xếp loại A trong 5 năm liền và cuối năm 2011 được NHNN xếp vào nhóm 1
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2006 – 2011
Biểu đồ 2.1: Quy mô vốn điều lệ và mạng lưới hoạt động (2006 – 2011)
Quy mô vốn điều lệ Mạng lưới hoạt động
Nguồn: Báo cáo thường niên SHB từ năm 2006 -2011
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tài chính cơ bản (2006 – 2011)
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng giá trị tài sản 1.322.027 12.367.441 14.381.310 27.473.113 51.032.861 70.989.542 Vốn điều lệ 500.000 2.000.000 2.000.000 2.000.000 3.500.000 4.815.000 Tổng vốn huy động 810.733 10.189.029 12.114.659 25.042.397 46.834.140 65.158.100 Tổng dư nợ 492.983 4.183.501 6.252.699 12.828.748 24.301.154 29.158.661 LN trước thuế TNDN 9.797 176.235 269.361 408.140 656.733 1.000.962 Thuế TNDN phải nộp 2.743 49.346 74.591 90.301 162.404 247.933 Lợi nhuận sau thuế 7.054 126.889 194.770 317.839 494.329 753.029
Nguồn: Báo cáo thường niên SHB từ năm 2006 -2011
Các chỉ tiêu kinh doanh liên tục tăng qua từng năm, vốn điều lệ năm 2006 là 500 tỷ đồng, đến giữa năm 2011 đã đạt 4.815 tỷ đồng; tổng tài sản từ 14.381 tỷ đồng năm 2007 đã tăng lên 70.992 tỷ đồng năm 2011; lợi nhuận trước thuế tăng từ 269,3 tỷ đồng năm 2008 lên 1.001 tỷ đồng năm 2011. Mạng lưới hoạt động năm 2007 mới chỉ
tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ và hai chi nhánh mới tại TP. Hà Nội và
TP. HCM nay đã được phát triển rộng khắp tại các tỉnh, thành phố, trung tâm kinh tế lớn
của của nước và vươn ra quốc tế với 2 chi nhánh tại khu vực Đông Dương. Tổng số
điểm giao dịch của SHB trên tồn quốc tính đến 31/12/2011 là 158 điểm.
(CN,PGD,ATM) (tỳ đồng)
2.2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN, HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GỊN HÀ NỘI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN HÀ NỘI
Biểu đồ 2.2: Các chỉ tiêu cơ bản của SHB (2006 – 2011)
2.2.1. Thực trạng huy động vốn tại SHB từ năm 2006 – 2011
Trong những năm gần đây, thị trường chứng kiến cuộc chạy đua huy động vốn của các NHTM. Sự canh tranh của các NHTM nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân diễn ra khá quyết liệt, thông qua các dịch vụ chăm sóc KH, lãi suất cạnh
tranh và các chương trình khuyến mại có giá trị lớn để thu hút KH.
Để thực hiện nhiệm vụ cho vay, SHB ln tìm phương hướng thích hợp cho cơng tác huy động của mình nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong các thành phần
kinh tế để có thể sử dụng nguồn vốn huy động này có hiệu quả nhất. SHB đã áp dụng
các cơ chế, chính sách linh hoạt và phù hợp, tiếp tục thực hiện chiến lược đẩy mạnh huy động vốn từ tổ chức kinh tế và cá nhân, từ đó đã có được kết quả rất khả quan.
Trong những năm vừa qua, tỷ lệ tăng trưởng huy động KH của SHB tương đối
ốn định. Năm 2008, 2009, 2010, 2011 tỷ lệ tăng trưởng tiền gửi của KH luôn ở mức cao
lần lượt là 239%, 54%, 75%, 36%. Tỷ lệ này cao hơn khá nhiều so với mức bình quân ngành NH 27% cho thấy SHB đã đạt thành công nhất định khi mở rộng nhanh chóng
mạng lưới hoạt động để tăng cường huy động vốn từ dân cư và tổ chức kinh tế.
(triệu đồng)
2.2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng của SHB từ năm 2006 – 2011
Hoạt động tín dụng là hoạt động chiếm chủ yếu và là lĩnh vực tạo ra nhiều lợi nhuận nhất nhưng cũng là lĩnh vực xảy ra rủi ro cao nhất trong hoạt động NH. Hoạt động kinh doanh của SHB khơng nằm ngồi quy luật đó, nhiệm vụ kinh doanh của SHB là làm sao có thể đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho sự phát triển kinh tế một cách hiệu quả và mang lại lợi nhuận, nhưng đồng thời phải có biện pháp hạn chế tối đa rủi ro xảy ra.
Cụ thể, năm 2006, tổng dư nợ của SHB đạt 492.983 triệu đồng, năm 2007 đạt 4.183.501 triệu đồng năm 2008 đạt 6.252.699 triệu đồng, năm 2009 đạt 12.828.748 triệu
đồng, năm 2010 đạt 24.301.154 triệu đồng và năm 2011 đạt 29.158.661 triệu đồng.
Năm 2007, đánh dấu sự chuyển hướng hoạt động: tập trung cung cấp các sản
phẩm, dịch vụ NH đa dạng cho tất cả các tầng lớp dân cư, tổ chức kinh tế, ngành nghề kinh doanh cùng với sự phát triển về mạng lưới hoạt động, dư nợ tín dụng của SHB có sự tăng
trưởng vượt bậc. Với hơn 4.183.501 triệu đồng dư nợ, tăng 748,61% so với năm 2006. Năm 2008, với việc phát hành tăng vốn thành công lên 2.000 tỷ đồng, SHB