Một số số liệu chính của ngành sản xuất vật liệu xây dựng.

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾNNĂM 2030 (Trang 48 - 53)

III. NGUỒN NHÂN LỰC 1 Tiềm năng lao động.

1. Một số số liệu chính của ngành sản xuất vật liệu xây dựng.

1.1. Số cơ sở sản xuất.

Thừa Thiên Huế hiện 86 đơn vị khai thác, sản xuất VLXD hầu hết đều là các doanh

nghiệp, hợp tác xã có quy mơ, vốn đầu tư lớn. Các chủng loại sản phẩm là thế mạnh của tỉnh như xi măng, vật liệu xây, bê tông, men frit, ... không những đủ cung cấp cho thị trường nội tỉnh mà còn cung cấp cho các tỉnh lân cận. Tổng hợp số cơ sở khai thác, sản xuất VLXD và phân theo từng loại sản phẩm như sau:

Bảng 2.1: Số cơ sở sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

STT Loại sản phẩm Số cơ sở

1 Xi măng 3

2 VL xây 18

2.1 Gạch nung tuynen 10

2.2 Gạch không nung(quy mô lớn) 8

3 Đá XD 21 4 Đá ốp lát 5 5 Cát XD 9 6 Bê tông 5 7 Gạch gốm ốp lát 4 8 Men frit 5 9 Gạch tezzarro 2 10 Tấm lợp Fibro 2 11 Ngói xi măng cát 3 TỔNG SỐ 86 1.2. Số lao động sản xuất VLXD.

Nhìn chung, lực lượng lao động làm việc trong các nhà máy sản xuất xi măng; sản xuất ngun liệu, gạch ngói theo cơng nghệ lò tuy nen, khai thác, chế biến đá xây dựng trong các cơ sở với dây chuyền công suất lớn, cơ sở sản xuất bê tông cấu kiện là được đào tạo và có trình độ tay nghề đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Lực lượng lao động tham gia sản xuất gạch thủ công, khai thác cát, vv... có trình độ tay nghề thấp hơn.

Theo số liệu thống kê của các huyện, thành phố Thừa Thiên Huế và các doanh nghiệp, số lao động khai thác và sản xuất VLXD năm 2015 trên địa bàn tỉnh là khoảng 3.550 người (chưa kể số lao động tham gia khai thác, sản xuất VLXD theo mùa vụ). Trong đó số lượng lao động tập trung chủ yếu ở lĩnh vực sản xuất xi măng, vật liệu xây (chiếm 65,5% tổng số lao động).

không được thống kê riêng mà nằm trong 2 ngành kinh tế là “ Khai khoáng khác” và “ Sản

xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại”. Kết quả thống kê và tính tốn được nêu trong bảng

2.2.

Bảng 2.2: Giá trị sản xuất theo giá hiện hành

(Tỷ đồng) Năm Ngành kinh tế 2010 2011 2012 2013 2014 Tất cả các ngành KT trong tỉnh 37.223 49.118 57.705 65.609 73.127 Các ngành Công nghiệp và Xây dựng 18.119 24.138 26.916 29.766 33.066 A. Khai khoáng khác 341 462 367 420 435 B. Sản xuất sản phẩm từ

khoáng phi kim loại 2.625 2.890 2.864 2.538 2.706

Giá trị tổng 2 ngành (A+B) 2.966 3.352 3.231 2.958 3.141 Tỷ lệ 2 ngành trên so với ngành CN và XD (%) 16,37 13,89 12,00 9,94 9,50 Tỷ lệ 2 ngành trên so với tổng sản phẩm các ngành kinh tế (%) 7,97 6,82 5,60 4,51 4,30

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2014 và số liệu tính tốn của Viện VLXD

Kết quả bảng 2.2 cho thấy, trong thời gian từ năm 2010 đến 2014 giá trị sản xuất ngành khai khống khác và cơng nghiệp sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại chiếm tỷ trọng trung bình 5,84 %/năm và giảm dần trong cơ cấu nền kinh tế toàn tỉnh, cũng như trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng. Giá trị ngành khai thác, chế biến và sản xuất VLXD ước tính chiếm khoảng 70% giá trị trong ngành khai khống khác và sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại, tương ứng với 4,01% so với toàn ngành kinh tế và 11,45% so với ngành công nghiệp và xây dựng. Vì vậy, mặc dù có vai trị quan trọng, khơng thể thiếu trong thành phần kinh tế của tỉnh, nhưng giá trị mang lại từ ngành sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế là không lớn so với tổng giá trị các ngành kinh tế của toàn tỉnh.

1.4. Năng lực sản xuất và sản lượng:

Năng lực sản xuất một số sản phẩm VLXD chính trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện tại như sau:

- Xi măng : 4,58 triệu tấn/năm; - Vật liệu xây:

+ Gạch nung : 207 triệu viên/năm;

+ Gạch không nung : 183 triệu viên QTC/năm;

- Đá xây dựng : 1,783 triệu m3/năm; - Đá ốp lát : 350.000 m2/năm; - Cát xây dựng (được cấp phép) : 160.000 m3/năm;

- Bê tông cấu kiện : 185.000 m3/năm; - Bê tông thương phẩm : 1,4 triệu m3/năm; - Gạch gốm ốp lát : 15,5 triệu m2/năm; - Men Frit : 205.000 tấn/năm - Gạch tezzarro : 4 triệu viên/năm; - Tấm lợp Fibro : 2,7 triệu m2/năm; - Ngói xi măng cát : 300.000 m2/năm.

So với năm 2010, năng lực sản xuất một số chủng loại VLXD đã tăng lên, tuy nhiên sự gia tăng đó khơng lớn. Theo số liệu thống kê, sản lượng của một số chủng loại VLXD chủ yếu trong một vài năm qua ở Thừa Thiên Huế như sau:

Bảng 2.3: Sản lượng VLXD trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế T T Loại VLXD Đơn vị Sản lượng 2011 2012 2013 2014 2015 1 Xi măng 1000 tấn 1.292 1.098 1.087 3.095 1.593 2 VL xây 1000 viên 278.194 277.449 230.022 171.899 160.160 2.1 Gạch nung 1000 viên 252.304 249.074 199.022 139.319 125.210

2.2 Gạch không nung 1000 viên 25.890 28.375 31.000 32.580 34.950

3 Đá XD 1000 m3 1.638 1.335 1.336 1.280 1.315

4 Đá ốp lát 1000 m2 300 315 305 300 320

5 Cát XD 1000 m3 trung bình 900 / năm

6 Bê tơng cấu kiện 1000 m3 130 150 140 160 155

7 Bê tông thương

phẩm 1000 m3 390 370 380 410 430 8 Gạch gốm ốp lát 1000 m2 1.551 1.182 671 458 550 9 Men frit tấn 40.761 50.134 48.425 52.326 50.000 10 Gạch tezzarro 1000 viên 1.234 1.691 3.259 3.605 4.692 11 Tấm lợp Fibro 1000 m2 - - 519,9 1.760 1.965 12 Ngói xi măng cát 1000 m2 83,4 113,7 102,4 97 115

Nguồn: - Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2014 – Cục thống kê Thừa Thiên Huế - Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2015 tỉnh Thừa Thiên Huế – Sở KH& ĐT Thừa Thiên Huế.

Các chủng loại vật liệu được sản xuất trên địa bàn Thừa Thiên Huế hiện nay, với sản lượng như trên có thể đáp ứng được nhu cầu VLXD cho xây dựng cơ bản các cơng trình tỉnh. Các chủng loại sản phẩm mới, chất lượng cao, đặc biệt là các chủng loại vật liệu cho trang trí hồn thiện (ngồi đá phiến) như kính, thạch cao, vật liệu cao cấp, ... chưa được sản xuất trên địa bàn tỉnh, phải cung ứng hoàn toàn từ các vùng khác trong cả nước.

Qua số liệu điều tra thực tế về tình hình sản xuất VLXD ở Thừa Thiên Huế hiện nay, có thể thấy rằng cơng nghiệp sản xuất VLXD đã phát triển nhưng chỉ ở một số sản phẩm chủ yếu như xi măng, gạch nung tuy nen, bê tơng cấu kiện, chế biến, sản xuất ngun liệu. Cịn lại các cơ sở khai thác đá, cát, sản xuất gạch khơng nung cịn ở quy mơ nhỏ, công nghệ lạc hậu. Ngành sản xuất VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế thời gian qua, đã từng bước chuyển dần sang sản xuất với cơng nghệ thiết bị tiên tiến, cơ giới hóa cao; đồng thời sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường, khơng chỉ phục vụ trong tỉnh mà còn phục vụ cho các tỉnh trong khu vực. Mặc dù đã có những bước tiến trong việc phát triển sản xuất VLXD cả về lượng lẫn về chất, nhưng ngành sản xuất VLXD của Thừa Thiên Huế cũng có những mặt hạn chế cần khắc phục để có thể mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn. Dưới đây là những thống kê, đánh giá cụ thể đối với từng loại sản phẩm VLXD chủ yếu ở Thừa Thiên Huế:

2.1. Xi măng.

- Công ty TNHH Xi măng Luks (Việt Nam) được thành lập vào năm 1992 tại Tứ Hạ, Hương Trà và chính thức cung ứng sản phẩm từ 1997 có cơng suất 2.4 triệu tấn/năm với cơng nghệ lị quay nạp liệu khơ tiên tiến. Sản phẩm của công ty bao gồm xi măng thông thường: xi măng PCB 30, xi măng PCB 40 và xi măng có yêu cầu đặc biệt như PC 40, xi măng bền sun phát loại PCSR40, đạt tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn Mỹ. Ngồi ra, Cơng ty có sản phẩm clinker có yêu cầu đặc biệt đáp ứng yêu cầu sản xuất xi măng giếng dầu. Hiện tại sản lượng những năm gần đây của công ty đạt khoảng 40% công suất thiết kế.

- Công ty CP Long Thọ, địa chỉ tại phường Thủy Biều, TP. Huế với công suất thiết kế 180.000 tấn/năm. Sản phẩm xi măng của cty chủ yếu là xi măng PCB30 và PCB40. Hiện nay do khó cạnh tranh với các đơn vị sản xuất xi măng khác trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và trên cả nước nói chung nên cơng ty khơng đầu tư nâng công suất dây chuyền xi măng mà tận dụng nguồn nguyên liệu có sẵn, sản xuất, kinh doanh các loại sản phẩm vật liệu xây dựng khác như: ngói màu, gạch lát terrazzo và gạch không nung. Dây chuyền sản xuất xi măng đang được công ty làm các thủ tục di dời ra khỏi thành phố, về khu làng nghề Thủy Phương, TX. Hương Thủy.

- Công ty CP xi măng Đồng Lâm, địa chỉ tại thôn Cổ Xuân, xã Phong Xuân, Huyện Phong Điền. Cty bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 10/2014 với công suất thiết kế 2 triệu tấn xi măng/ năm. Cty được cấp phép các mỏ đá vôi, mỏ đất sét, mỏ Puzzolan tự nhiên và mỏ Laterite ngay gần nơi sản xuất, tại huyện Phong Điền. Các mỏ có trữ lượng thăm dị đủ để khai thác trên 40 năm và trữ lượng tiềm năng rất lớn. Toàn bộ dây chuyền sản xuất xi măng được thiết kế với mức độ tự động hóa cao, các thiết bị cơng nghệ và điều khiển chính đều được sản xuất hiện đại đảm bảo sử dụng tối ưu nguồn nguyên liệu, tiết kiệm năng lượng, đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh, vừa đảm bảo giảm thiểu tác động đến môi trường. Sản phẩm chủ yếu của công ty là xi măng PCB30, PCB40 đóng bao cho cơng trình dân dụng. Ngồi ra cịn có xi măng PCB30, PCB40 rời phục vụ xây dựng công nghiệp.

- Cty CP Đầu tư xi măng Nam Đông - Việt Song Long năm 2009 đã khởi công xây dựng Nhà máy xi măng Nam Đông, dự kiến sau 26 tháng sẽ cho ra lò sản phẩm xi măng đầu

tiên. Dự án xây dựng nhà máy xi măng Nam Đông được triển khai tại xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông, tỉnh TT-Huế, với tổng mức đầu tư gần 3.700 tỷ đồng, do Cty CP Đầu tư xi măng Nam Đông - Việt Song Long làm chủ đầu tư. Trong đó, diện tích nhà máy là 31,2ha, khu hành chính 3,4ha, khu mỏ đá vơi - đất sét 488ha, khu mỏ Limonite 51,12ha và khu mỏ Pozzlan 10ha. Đây là một trong những dự án nắm giữ nguồn nguyên liệu rất lớn từ mỏ đá vôi, đá sét trên 185 triệu tấn, đáp ứng nhu cầu cho nhà máy hoạt động 50 năm với 100% công suất vận hành để sản xuất clinker với công suất 5.000 tấn clinker mỗi ngày và 1,8 triệu tấn xi măng mỗi năm. Nhưng hiện tại dự án đã dừng triển khai.

Sản lượng trong những năm gần đây của ngành sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế như bảng sau:

Bảng 2.4: Sản lượng xi măng của Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011 – 2015 Đơn vị: nghìn tấn Doanh nghiệp 2011 2012 2013 2014 2015 (ước đạt) C/ty TNHH XM Luks 1.444.998 1.146.999 985.784 973.378 1.000.000 C/ty CP Long Thọ 148.244 145.520 112.243 114.447 95.781 C/ty CP XM Đồng Lâm - - - - 2.000.000 Tổng 1.593.242 1.292.519 1.098.027 1.087.825 3.095.000

Nguồn: - Niêm giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2014

- Số liệu điều tra của dự án tại các huyện, thị và các doanh nghiệp sản xuất VLXD trên địa bàn Thừa Thiên Huế.

2.2. Vật liệu xây.2.2.1. Gạch nung: 2.2.1. Gạch nung:

Kết quả khảo sát cho thấy hiện nay trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ còn tồn tại 2 loại hình cơng nghệ nung gạch là lị tuynen sản xuất gạch đất sét nung phục vụ cơng trình xây dựng dân dụng và lị thủ cơng sản xuất gạch, ngói nung trang trí phục vụ cho các cơng trình văn hóa, tín ngưỡng.

Tổng CSTK sản xuất gạch nung tuynen ở Thừa Thiên Huế đến cuối năm 2015 theo thống kê là 169 triệu viên/năm, năng lực sản xuất thực tế có thể đạt khoảng 206,7 triệu viên/năm. Nguồn nguyên liệu của các nhà máy một phần từ các mỏ đất sét được cấp phép, một phần đi thua mua từ nguồn đất hạ cốt ruộng của dân hoặc tận thu từ phần đất phủ của các mỏ đá vôi xi măng. Sản phẩm của các nhà máy chủ yếu là gạch đặc, gạch rỗng 2, 4, 6 lỗ theo TCVN. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là trong tỉnh, một phần xuất sang các tỉnh lân cận trong vùng.

Tuy nhiên do nguồn nguyên liệu dần hạn hẹp cộng với sự xuất hiện của sản phẩm gạch không nung và do các chính sách của nhà nước về sử dụng vật liệu xây trong các cơng trình vốn ngân sách nên sản lượng của các doanh nghiệp sản xuất gạch nung tuynen đã giảm dần qua các năm trong giai đoạn gần đây. Một số nhà máy dừng hoạt động hoặc đầu tư thêm dây chuyền công nghệ sản xuất gạch không nung. Năm 2015 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, sản lượng gạch nung tuynen ước đạt 125 triệu viên, khoảng 60% tổng năng lực sản xuất thực tế của các nhà máy, bằng 50% sản lượng của năm 2010.

Danh sách các nhà máy gạch tuynen trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế như sau:

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾNNĂM 2030 (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w