VLXD cho tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2010thì theo thực tế, đến thời điểm năm 2010, có những chủng loại sản phẩm đạt năng lực, sản lượng cao hơn so với dự kiến như: đá ốp lát,
men frit, bê tông,... Nhưng vẫn còn những chủng loại sản phẩm chưa đạt được năng lực sản xuất như dự kiến: xi măng đạt 40%, vật liệu xây đạt 82%, ngói màu đạt 21,7%...
Bảng 2.10: Năng lực sản xuất, nhu cầu một số chủng loại VLXD theo dự kiến Quy hoạch 2008 và thực tế đạt được
Chủng loại
VLXD Đơn vị tính Năm 2010
Năm 2015 Năng lực theo
QH 2008
Sản lượng thực tế
Nhu cầu theo QH 2008
Sản lượng thực tế
- Xi măng 1000 tấn 3.250 1.292 920 1.593
- Vật liệu xây Triệu viên
QTC 340 278 415 160
- Đá xây dựng 1000 m3 1.120 1.638 1.300 1.315
- Cát xây dựng 1000 m3 990 900 1.130 900
- Gạch gốm ốp lát Triệu m2 1,5 1,551 2.130 550
- Đá ốp lát 1000 m2 30 300 - -
- Frit 1000 tấn 30 40,7 - -
- Bê tông 1000 m3 279 520 - -
QH 2008 đã có những đề xuất hợp lý, song cũng còn những vấn đề bất cập do một số nguyên nhân chính, như sau:
- Thị trường VLXD ở Thừa Thiên Huế trong thời gian qua đã phát triển mạnh mẽ, nó địi hỏi khơng chỉ tăng cao về khối lượng mà còn đòi hỏi sự đa dạng về chủng loại sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn trong xây dựng của Nhà nước cũng như của nhân dân. Chính vì vậy nhiều chủng loại VLXD đã được đầu tư để đưa vào sản xuất, cung ứng kịp thời cho nhu cầu của thị trường. Đồng thời, đầu tư vào ngành công nghiệp VLXD đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực, nên đã khuyến khích nhiều thành phần kinh tế ở trong và ngồi tỉnh, thậm chí ở nước ngồi tham gia đã làm gia tăng nhanh chóng số lượng các đơn vị sản xuất VLXD trên địa bàn, trong đó đặc biệt phải kể đến các doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài Nhà nước đã chiếm một tỷ lệ cao về số đơn vị sản xuất và giá trị sản lượng. Điều đó phù hợp với xu thế phát triển của cơ chế thị trường, mà ở thời điểm 2008 chúng ta chưa có được tầm nhìn thấu đáo.
- Có sự gia tăng lớn về chủng loại và số cơ sở sản xuất VLXD, giá trị sản lượng ngành công nghiệp VLXD Thừa Thiên Huế đạt cao hơn với nhu cầu dự báo là do các dự án đầu tư về xi măng đã thực hiện theo đúng tiến độ. Quy hoạch 2008 đã dự kiến đầu tư xi măng Đồng Lâm đến nay đã được đưa vào hoạt động với công suất 2 triệu tấn/năm.
- Năng lực sản xuất đối với một số chủng loại VLXD đã vượt cao hơn so với dự kiến của Quy hoạch 2008, như: gạch không nung, men frit, gạch ceramic; điều đó là phù hợp với nhu cầu đòi hỏi của thị trường đối với từng chủng loại sản phẩm. Riêng năng lực sản xuất xi măng đạt khá cao so với dự kiến của Quy hoạch 2008 là do xi măng Long Thọ đầu tư thêm dây chuyền nghiền xi măng và xi măng Luks, xi măng Đồng Lâm đã có sản lượng vượt so với cơng suất thiết
- Việc tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch đã có sự năng động sáng tạo, tuy nhiên cũng cịn những vấn đề phải được tính tốn cân nhắc kỹ càng hơn. Đầu tư sản xuất ngói màu, gạch terrazzo, gạch lát hè… là hợp lý vì đây là những chủng loại VLXD có nhu cầu
VLXD có trong dự kiến quy hoạch nhưng không được đầu tư như sứ vệ sinh cũng là hướng lựa chọn đúng đắn vì sản phẩm sứ vệ sinh ở nước ta đang trong tình trạng cung vượt cầu và ở địa bàn lân cận với Thừa Thiên Huế là thành phố Đà Nẵng đã có cơ sở sứ vệ sinh của COSEVCO. Riêng việc đầu tư cho xi măng chưa được thực hiện theo quy hoạch, ngồi khó khăn chung về vốn đầu tư, cũng phải thấy rằng việc phát triển xi măng ở Thừa Thiên Huế cịn có những hạn chế nhất định, như: nguồn đá vôi cho sản xuất là đá vơi ngầm nên chi phí cho việc khai thác nguyên liệu sẽ tốn kém, hạ tầng cơ sở nhất là giao thông cho việc vận chuyển vật tư, thiết bị, nguyên nhiên liệu cho xây dựng và vận hành sản xuất cũng như vận tải sản phẩm ở đầu ra từ nơi sản xuất tới các nhà ga đường sắt và cảng biển cũng địi hỏi chi phí rất cao. Chính vì vậy, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đã lựa chọn các địa điểm thuận lợi hơn khi tham gia vào đầu tư xi măng ở nước ta. Mặt khác cịn có ngun nhân chủ quan là việc triển khai thực hiện quy hoạch của các cấp, các ngành chưa thực sự mạnh mẽ, nên chủ trương đầu tư xi măng đã không được quán triệt và thực hiện theo tiến độ đề ra. Vấn đề này cần được đánh giá một cách nghiêm túc và khắc phục kịp thời để tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi, giúp cho việc đầu tư xi măng ở Thừa Thiên Huế trong giai đoạn tới được triển khai nhanh và có hiệu quả, khi mà thị trường xi măng nước ta còn đang đòi hỏi rất cao.
Qua đánh giá trên đây cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của ngành sản xuất VLXD của Thừa Thiên Huế trong giai đoạn vừa qua là một tín hiệu tốt, đó là hệ quả tất yếu của sự phát triển kinh tế của Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hội nhập kinh tế với vùng Bắc Trung Bộ và cả nước trong cơ chế thị trường. Mặc dù còn những hạn chế trong việc hoạch định kế hoạch phát triển sản xuất VLXD do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, song đó lại là những bài học bổ ích cho việc xem xét đánh giá và nhìn nhận một cách khách quan về hiện trạng và khả năng phát triển của ngành VLXD trong tương lai. Nhìn chung, Quy hoạch 2008 đã cho chúng ta thấy được bức tranh tồn cảnh của ngành cơng nghiệp VLXD ở Thừa Thiên Huế và đặt nó trong bối cảnh chung của nền kinh tế – xã hội Thừa Thiên Huế trong giai đoạn vừa qua. Đồng thời, Quy hoạch 2008 cũng nêu lên được những định hướng quan trọng cho sự phát triển ngành công nghiệp VLXD ở tỉnh về lâu dài, trong đó cơng tác quản lý quy hoạch là một vấn đề rất quan trọng. Những kết quả nghiên cứu của Quy hoạch 2008 sẽ tiếp tục được phát huy , kể cả những phương án cụ thể cũng sẽ được cân nhắc…, mong muốn làm cho quy hoạch VLXD ngày càng tiếp cận với thực tế, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh trong giai đoạn tới.