Những lợi thế và hạn chế tác động đến sự phát triển sản xuất VLXD ở Thừa Thiên Huế.

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾNNĂM 2030 (Trang 69 - 72)

IV. DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG VẬT LIỆU XÂY DỰNG ĐẾN NĂM 2020.

1. Những lợi thế và hạn chế tác động đến sự phát triển sản xuất VLXD ở Thừa Thiên Huế.

COSEVCO. Riêng việc đầu tư cho xi măng chưa được thực hiện theo quy hoạch, ngồi khó khăn chung về vốn đầu tư, cũng phải thấy rằng việc phát triển xi măng ở Thừa Thiên Huế cịn có những hạn chế nhất định, như: nguồn đá vôi cho sản xuất là đá vơi ngầm nên chi phí cho việc khai thác nguyên liệu sẽ tốn kém, hạ tầng cơ sở nhất là giao thông cho việc vận chuyển vật tư, thiết bị, nguyên nhiên liệu cho xây dựng và vận hành sản xuất cũng như vận tải sản phẩm ở đầu ra từ nơi sản xuất tới các nhà ga đường sắt và cảng biển cũng địi hỏi chi phí rất cao. Chính vì vậy, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đã lựa chọn các địa điểm thuận lợi hơn khi tham gia vào đầu tư xi măng ở nước ta. Mặt khác cịn có ngun nhân chủ quan là việc triển khai thực hiện quy hoạch của các cấp, các ngành chưa thực sự mạnh mẽ, nên chủ trương đầu tư xi măng đã không được quán triệt và thực hiện theo tiến độ đề ra. Vấn đề này cần được đánh giá một cách nghiêm túc và khắc phục kịp thời để tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi, giúp cho việc đầu tư xi măng ở Thừa Thiên Huế trong giai đoạn tới được triển khai nhanh và có hiệu quả, khi mà thị trường xi măng nước ta còn đang đòi hỏi rất cao.

Qua đánh giá trên đây cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của ngành sản xuất VLXD của Thừa Thiên Huế trong giai đoạn vừa qua là một tín hiệu tốt, đó là hệ quả tất yếu của sự phát triển kinh tế của Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hội nhập kinh tế với vùng Bắc Trung Bộ và cả nước trong cơ chế thị trường. Mặc dù còn những hạn chế trong việc hoạch định kế hoạch phát triển sản xuất VLXD do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, song đó lại là những bài học bổ ích cho việc xem xét đánh giá và nhìn nhận một cách khách quan về hiện trạng và khả năng phát triển của ngành VLXD trong tương lai. Nhìn chung, Quy hoạch 2008 đã cho chúng ta thấy được bức tranh tồn cảnh của ngành cơng nghiệp VLXD ở Thừa Thiên Huế và đặt nó trong bối cảnh chung của nền kinh tế – xã hội Thừa Thiên Huế trong giai đoạn vừa qua. Đồng thời, Quy hoạch 2008 cũng nêu lên được những định hướng quan trọng cho sự phát triển ngành công nghiệp VLXD ở tỉnh về lâu dài, trong đó cơng tác quản lý quy hoạch là một vấn đề rất quan trọng. Những kết quả nghiên cứu của Quy hoạch 2008 sẽ tiếp tục được phát huy , kể cả những phương án cụ thể cũng sẽ được cân nhắc…, mong muốn làm cho quy hoạch VLXD ngày càng tiếp cận với thực tế, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh trong giai đoạn tới.

IV. DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG VẬT LIỆU XÂY DỰNG ĐẾN NĂM 2020.

1. Những lợi thế và hạn chế tác động đến sự phát triển sản xuất VLXD ở Thừa ThiênHuế. Huế.

1.1. Những lợi thế.

- Tỉnh Thừa Thiên Huế có một vị trí chiến lược, nằm trên trục giao thơng quan trọng Bắc - Nam và trục hành lang kinh tế Đông - Tây Myanmar - Thái Lan - Lào - Việt Nam theo Quốc lộ 9 qua cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị); Quốc lộ 49 qua của khẩu S10 (A Đớt - Tà Vàng), S3 (Hồng Vân - Cu Tai); Quốc lộ 14B qua cửa khẩu Bờ Y, đường tỉnh 18 (nước CHDCND Lào). Đây là các trục quan trọng nối cảng Chân Mây với Nam Lào và Đông Bắc Campuchia, Đông Bắc Thái Lan và cả tiểu vùng sông Mê Kông; đồng thời lại là một trong những cửa ngõ chính thơng ra biển Đơng; có Cảng hàng khơng Quốc tế Phú Bài; cảng nước sâu Chân Mây, cảng Thuận An. Với vị trí thuận lợi, tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều điều kiện

để phát triển kinh tế hàng hoá, mở rộng giao lưu kinh tế với các địa phương trong nước và thế giới.

- Kinh tế nhiều thành phần dựa trên sự tồn tại và đan xen nhiều hình thức sở hữu đã khơi dậy và phát huy các nguồn lực, nhất là nguồn nội lực trong dân, tạo ra sự năng động sáng tạo, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.

- Thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08/6/2012 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 02/7/2012 về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ đến năm 2020, UBND Tỉnh đã có Chương trình hành động Thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 02 tháng 7 năm 2012 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá XIV) về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ đến năm, đồng thời cũng trong giai đoạn tiếp theo với việc tăng cường đầu tư, xây dựng hạ tầng các đô thị được đặc biệt là đô thị trung tâm Thành phố Huế và các đô thị vệ tinh, do vậy nhu cầu sử dụng các chủng loại VLXD là rất lớn, nên có thể xem Thừa Thiên Huế là một thị trường có tiềm năng cho việc phát triển ngành VLXD.

- Trong thời gian với việc thực hiện đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” Thừa Thiên Huế sẽ trở thành trung tâm giáo dục đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, đội ngũ cán bộ khoa học - cơng nghệ có trình độ và năng lực phát triển nhanh về số lượng và chất lượng.

- Thừa Thiên Huế là một trong số ít các tỉnh thành trong cả nước có sản phẩm VLXD được sản xuất trên địa bàn khá phong phú về chủng loại và với khối lượng tương đối lớn. Các chủng loại VLXD được sản xuất trên địa bàn gồm: Xi măng, gạch nung, gạch khơng nung, ngói màu, tấm lợp kim loại, gạch ceramic, gạch granit, gạch terrazzo, gạch tự chèn, đá xây dựng, đá khối, đá ốp lát, cát xây dựng, bê tông thương phẩm, bê tông cấu kiện, tấm panen 3D, các loại nguyên liệu cho sản xuất ximăng và các chủng loại VLXD khác, như: sét xi măng, đá bazan, quặng sắt, cao lanh, cát thạch anh, v.v…; trong đó một số chủng loại VLXD đã đạt sản lượng tương đối lớn, như: đá xây dựng, cát xây dựng, vật liệu ốp lát….

- Nguồn VLXD của tỉnh không chỉ được cung cấp cho thị trường nội địa mà còn là nguồn cung cấp cho thị trường các tỉnh lân cận như Quảng Trị, Quảng Bình,Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi…

- Cơng nghệ sản xuất VLXD của Thừa Thiên Huế trong giai đoạn vừa qua đã được nâng lên một bước và tiếp cận được trình độ chung ở trong nước, ở khu vực và quốc tế: Cơ sở sản xuất gạch ceramic, gạch granit, gạch terrazzo, khai thác đá khối cho sản xuất đá ốp lát nhập thiết bị công nghệ của các hãng ở ITALIA là công nghệ tiên tiến trên thế giới; sản xuất frit, sản xuất ngói màu nhập cơng nghệ của Đức, sản xuất tấm panen 3D nhập công nghệ của áo, các cơ sở khai thác đá xây dựng nhập thiết bị của Nga, Trung Quốc v.v…, nên nhìn chung chất lượng sản phẩm sản xuất ra đều đạt cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Các cơ sở sản xuất gạch nung đã đầu tư dây chuyền chế biến tạo hình đồng bộ của Ucraina hoặc trong nước chế tạo và sấy nung lò tuy nen liên hợp đã sản xuất ra các loại gạch tiêu chuẩn với chất lượng cao và hình dáng ngoại quan đẹp, được tiêu thụ tốt trên địa bàn tỉnh.

- Nguồn TNKS làm VLXD của Thừa Thiên Huế khá đa dạng về chủng loại, đặc biệt phải kể đến nguồn nguyên liệu sản xuất xi măng, gốm sứ xây dựng cũng như nguồn cát vàng, nguồn đá xây dựng có chất lượng cao làm cốt liệu cho bê tông. Như vậy ngoài yếu tố

yếu tố rất quan trọng để Thừa Thiên Huế phát triển sản xuất và mở rộng thị trường VLXD. Tóm lại, trong giai đoạn tới nhu cầu VLXD của Thừa Thiên Huế và các thị trường lân cận tiếp tục tăng cao, đó là điều kiện thuận lợi để Thừa Thiên Huế phát triển sản xuất VLXD và mở rộng thị trường tiêu thụ ở trong và ngoài tỉnh.

1.2. Những hạn chế.

Bên cạnh những yếu tố thuận lợi cơ bản nêu trên, việc phát triển sản xuất và mở rộng thị trường VLXD ở Thừa Thiên Huế cũng còn gặp những khó khăn nhất định:

- Địa hình Thừa Thiên Huế phức tạp và bị chia cắt mạnh, do đó việc vận chuyển nguyên, nhiên vật liệu phục vụ cho sản xuất và vận chuyển VLXD sẽ gặp khơng ít khó khăn về thời gian và chi phí dẫn đến việc giá thành sản phẩm ln cao hơn các khu vực khác.

- Tích lũy từ nội bộ nền kinh tế cịn thấp, còn mất cân đối lớn giữa nhu cầu và khả năng đầu tư phát triển. Nguồn thu ngân sách chưa ổn định, nguồn vốn ngân sách dành cho đầu tư phát triển cịn hạn hẹp, mức thu nhập bình qn đầu người ở mức trung bình thấp của vùng, đời sống của nhiều khu vực dân cư đặc biệt là các vùng cao, vùng xa rất khó khăn. Bên cạnh đó những yếu tố bất lợi của thiên nhiên như hạn hán, lũ lụt luôn là mối đe dọa cho sản xuất và đời sống của nhân dân.

- Cơ sở hạ tầng tuy được quan tâm đầu tư, nhưng cịn nhiều khó khăn hạn chế, đặc biệt khu vực nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu của một nền nông nghiệp nông thôn tiên tiến.

- Công tác điều tra cơ bản nguồn tài nguyên khoáng sản làm VLXD mà cụ thể là cơng tác thăm dị trong nhiều năm gần đây ít được triển khai, nên việc đánh giá chính xác chất lượng, trữ lượng của một số mỏ đã phát hiện chưa thực sự là chỗ dựa tin cậy cho việc phát triển và mở rộng sản xuất trước mắt cũng như lâu dài. Nhiều mỏ và điểm khống sản mới dừng ở mức độ tìm kiếm, khảo sát sơ bộ như đá xây dựng, sét gạch ngói, cát sơng… hoặc mới chỉ dừng ở mức tính đủ trữ lượng cho sản xuất hiện tại ở một số cơ sở, chứ chưa có mục đích thăm dị cho lâu dài do vậy chưa đủ cơ sở tin cậy để dự kiến phát triển sản xuất VLXD về lâu dài. Mặt khác, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về tài nguyên khống sản hiệu quả chưa cao;

- Lực lượng cán bộ có trình độ KHKT về chun ngành VLXD hầu như có rất ít do vậy nhiều vấn đề khó khăn nảy sinh trong sản xuất cũng như việc nghiên cứu phát triển sản phẩm của ngành VLXD ở Thừa Thiên Huế còn nhiều hạn chế. Lực lượng cán bộ KHKT trong các lĩnh vực sản xuất VLXD ở Thừa Thiên Huế vẫn còn chưa tương xứng với yêu cầu phát triển ngày càng cao của ngành cơng nghiệp VLXD nói riêng và tồn ngành kinh tế của tỉnh nói chung.

- Trong giai đoạn sắp tới khi nước ta tham gia vào hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, các chủng loại VLXD trên địa bàn tỉnh sẽ phải cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực về chất lượng và giá cả, sẽ gặp khó khăn trong việc tiêu thụ, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của cơ sở sản xuất và tác động đến các yếu tố kinh tế – xã hội khác của địa phương như việc làm, nguồn thu ngân sách v.v….

- Các cơ sở sản xuất các chủng loại VLXD như sản xuất gạch nung, khai thác đá cát sỏi còn phân tán, qui mơ sản xuất cịn nhỏ bé, nên cơng nghệ sản xuất chưa có mức độ cơ giới hố, tự động hố cao, năng suất, chất lượng sản phẩm cịn hạn chế, gây ra ơ nhiễm mơi trường do khói bụi độc hại và tiếng ồn….

- Hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản nhất là trong khai thác cát cịn tự do, vơ tổ chức nói cách khác là khai thác trái phép diễn ra ở nhiều địa bàn, làm suy kiệt nguồn tài nguyên, gây tranh chấp, ảnh hưởng đến trật tự an tồn xã hội. Một số chủng loại VLXD có giá trị khác như cao lanh, cát thạch anh chỉ được khai thác rồi chở về nơi sản xuất dưới dạng quặng thơ khơng có cơ sở chế biến tại mỏ nên khối lượng vận chuyển lớn do phải vận chuyển cả lượng tạp chất phải thải bỏ.

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾNNĂM 2030 (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w