Các doanh nghiệp sản xuất và khai thác chế biến khoáng sản làm VLXD:

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾNNĂM 2030 (Trang 110 - 111)

+ Các doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình trên cơ sở pháp luật ban hành. Đặc biệt phải thường xuyên quan tâm tới việc bảo vệ môi trường. Đối với các cơ sở khai thác tài ngun phải thực hiện hồn ngun mơi trường hàng năm hoặc trong từng thời gian khai thác.

+ Các doanh nghiệp khai thác chế biến khoáng sản và sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh phải có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị về Sở Xây dựng để thực hiện chức năng quản lý ngành dọc.

+ Thực hiện nghiêm túc các quy định về khoáng sản, đất đai, đầu tư, bảo vệ mơi trường,... trong q trình được cấp phép khai thác.

KẾT LUẬN

Quy hoạch phát triển công nghiệp VLXD tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã căn cứ vào thực trạng kinh tế - xã hội của tỉnh, căn cứ vào tiềm năng, thế mạnh, các nguồn lực có thể thúc đẩy sự phát triển sản xuất và mở rộng thị trường VLXD trên địa bàn Thừa Thiên Huế cũng như những khu vực lân cận để xác định mục tiêu, quan điểm phát triển, xác định phương án phát triển, phân bố sản xuất các loại VLXD đến năm 2020 nhằm thỏa mãn phần nào nhu cầu VLXD cho xây dựng của tỉnh, tạo thế giao lưu

đẹp.

Dự án đã đề xuất nhiều cơng trình sản xuất VLXD chủ yếu cần được đầu tư mở rộng, cải tạo hoặc xây dựng mới. Đây là những cơ sở có quy mơ vừa, có cơng nghệ sản xuất tương đối tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm nguyên nhiên liệu, không gây ô nhiễm môi trường. Các cơ sở sản xuất VLXD hiện có cũng sẽ được nâng cấp về công nghệ để khỏi lạc hậu trong quá trình chuyển biến của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ. Những đề xuất này đã căn cứ vào những lợi thế cũng như những nguồn lực sẵn có hiện tại cũng như trong tương lai. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện sẽ xuất hiện những yếu tố mới ảnh hưởng đến sự phát triển mà ta không thấy trước được, nên quy hoạch VLXD cần tiếp tục được bổ sung hoàn thiện thêm.

Ngành công nghiệp VLXD phát triển phải gắn với sự phát triển nhiều ngành kinh tế khác, trong đó trực tiếp liên quan đến ngành năng lượng, giao thơng vận tải, cấp thốt nước, tài chính …. Vì vậy, để dự án có ý nghĩa thực tế và có tính khả thi cần có sự phối hợp giữa các ngành, các cấp, các cơ quan có liên quan để cân đối được nhu cầu năng lượng, vận tải và vốn đầu tư như trong dự án đã nêu ra. Trước mắt, cần có sự thống nhất về quan điểm, chủ trương trên cơ sở đó có kế hoạch đầu tư thích đáng cho ngành công nghiệp VLXD

Sau khi dự án được phê duyệt, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành có liên quan đưa nội dung quy hoạch vào kế hoạch 5 năm và hàng năm; đồng thời giao cho Sở Xây dựng chủ trì thực hiện dự án, phổ biến tới các ngành, các cấp, các doanh nghiệp sản xuất VLXD trên địa bàn (thuộc các thành phần kinh tế) để phối hợp triển khai theo phương án quy hoạch đề ra.

Đó là những tiền đề quan trọng để dự án quy hoạch VLXD đi vào cuộc sống, góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành tỉnh giàu mạnh.

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾNNĂM 2030 (Trang 110 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w