II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VLXD TRÊN ĐỊA BÀN.
5. Về công tác quản lý hoạt động sản xuất VLXD.
Trong thời gian qua, việc tuân thủ quy định Luật Khoáng sản của các doanh nghiệp được cấp phép khai thác khống sản bước đầu có chuyển biến, hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Cơng tác thu phí bảo vệ mơi trường tuy mới đi vào thực tiễn nhưng đã được cấp chính quyền địa phương triển khai, thu được kết quả tốt.
Công tác quản lý sản xuất VLXD và khai thác khoáng sản làm VLXD trên địa bàn trong thời gian qua đã được quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành. Tình hình sản xuất, khó khăn, thuận lợi được báo cáo, cập nhật thường xuyên.
Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm nêu trên vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục trong thời gian tới. Đó là:
- Việc khai thác đất sét làm gạch còn nhiều bất cập, hầu hết các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung đều khơng có giấy phép khai thác nguyên liệu sét, nhiều cơ sở khơng có giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho mục đích sản xuất, cam kết và ký quỹ phục hồi cảnh quan môi trường sau khi khai thác.
- Hiện nay vẫn còn một số đơn vị khai thác đá xây dựng tuy giấy phép đã hết hạn nhưng vẫn tiếp tục khai thác. Một số đơn vị đã thăm dò bổ sung xong nhưng chưa được cấp phép.
- Việc khai thác cát trên sông quản lý chưa tốt, vẫn còn khá nhiều hộ cá thể, cơ sở khai thác không phép, vẫn xảy ra tranh chấp khu vực khai thác giữa cơ sở có phép và khơng phép trên cùng địa bàn khai thác.
- Việc quản lý chất lượng sản phẩm cũng chưa được chú trọng, nhiều cơ sở sản xuất khơng có cơng bố chất lượng, khơng định kỳ gửi mẫu kiểm định chất lượng. Các cơ quan quản lý cũng khơng có hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra định kỳ với cơ sở sản xuất, thậm chí có nhiều cơ sở không hề biết đến các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm mà họ đang sản xuất.
- Cán bộ quản lý chuyên trách ở một số huyện chưa nắm hết được hoạt động của các cơ sở sản xuất, khai thác, chế biến VLXD; một số huyện khơng có cán bộ chun trách hoặc mới được giao việc nên khơng theo dõi sát tình hình của cơ sở. Một số vướng mắc trong cơng tác đền bù, giải phóng mặt bằng khu mỏ, ký quỹ phục hồi môi trường, trồng rừng thay thế v.v... chậm được giải quyết.
- Các cơ sở sản xuất VLXD có quy mơ nhỏ, sản xuất tự phát, công nghệ lạc hậu, (nhiều nhất là trong sản xuất gạch khơng nung), chưa có sự quản lý chặt chẽ của các cấp ngành và các cấp chính quyền ở xã, huyện về sản lượng, chất lượng, giá cả, an toàn lao động cũng như việc thực hiện luật tài nguyên và các quy định về bảo vệ mơi trường. Chính vì vậy, các cơ sở này đã không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế cho ngân sách và gây ra tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh với các doanh nghiệp.
Tóm lại, sản xuất VLXD ở Thừa Thiên Huế trong những năm qua về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của xã hội về các mặt như:
+ Sản xuất VLXD đã chuyển biến theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố, cơng nghệ thiết bị tiên tiến, loại bỏ dần công nghệ lạc hậu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
+ Đáp ứng được nhu cầu một số chủng loại VLXD mà tỉnh có lợi thế sản xuất và đáp ứng được một phần của các chủng loại VLXD khác.
+ Tham gia cung ứng một số chủng loại VLXD cho các tỉnh khác, góp phần mở rộng và phát triển thị trường VLXD trong tỉnh, ngồi ra cịn xuất sang các tỉnh khác cũng như xuất khẩu.
+ Giải quyết được việc làm cho một số lượng lớn người lao động.
+ Phát huy và tận dụng được tiềm năng về tài nguyên sẵn có để phát triển sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế.
cập cần được giải quyết. Từ thực tế đó, để phát huy hơn nữa hiệu quả trong sản xuất VLXD và đưa ngành sản xuất VLXD phát triển một cách bền vững, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng tỉnh ngày một phát triển, thì việc quy hoạch sắp xếp lại sản xuất, tăng cường quản lý các hoạt động khai thác và sản xuất VLXD theo đúng quy hoạch; đầu tư thay đổi công nghệ, xố bỏ cơng nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường và phát triển các công nghệ tiên tiến, sản xuất các chủng loại VLXD mới có hàm lượng khoa học và giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh, tránh bị tụt hậu là nhiệm vụ quan trọng của ngành xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn tới.