IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VLXD ĐẾN NĂM 2030 1 Những cơ sở định hướng phát triển
3. Một số định hướng phát triển
1.2. Giải pháp về nguồn lực lao động và Khoa học – công nghệ
Đội ngũ lao động sản xuất VLXD trên địa bàn địi hỏi có trình độ văn hố và tay nghề vững vàng, có tác phong lao động cơng nghiệp và kiến thức về sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường. Vì vậy, cần có kế hoạch đào tạo kịp thời, đào tạo dưới nhiều hình thức: đào tạo tập trung, đào tạo tại chức, đào tạo theo hợp đồng của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp cần có kế hoạch phối hợp với các trường Đại học, các trường dạy nghề, các trung tâm đào tạo để xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ KHKT có trình độ đại học trở lên cho ngành VLXD học tại các trường hoặc học tại chức ở tỉnh, bên cạnh cán bộ có chun mơn về VLXD cần chú trọng đào tạo cán bộ thuộc chuyên ngành tự
động hoá, cơ khí ... để đáp ứng nhu cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hoá của ngành. Đồng thời, cũng chú trọng đào tạo cán bộ địa chất và khai thác mỏ để bổ sung cho các doanh nghiệp có tham gia hoạt động khoáng sản.
Kế hoạch đào tạo nguồn lao động do các dự án tính tốn và lựa chọn hình thức đào tạo phù hợp với đặc thù riêng của mình. Ngồi ra, để thích ứng kịp thời với địi hỏi của sản xuất, cần thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng tại chỗ ở các cơ sở sản xuất để nâng cao trình độ kỹ thuật và tay nghề cho cơng nhân. Lực lượng cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý hiện có được đào tạo thêm về kiến thức lý luận, cần được đào tạo lại, đặc biệt chú trọng bồi dưỡng kiến thức về ngoại ngữ, tin học, makerting, quản trị kinh doanh v.v... để thích ứng với cơ chế thị trường. Các doanh nghiệp cần có chính sách đãi ngộ các cán bộ KHKT và cơng nhân có tay nghề cao về làm việc trong các doanh nghiệp sản xuất VLXD.
Song song với công tác đào tạo cần tăng cường năng lực phân tích kiểm nghiệm, giám định chất lượng nguyên liệu, nhiên liệu và sản phẩm VLXD để giữ cho sản xuất ổn định, đảm bảo chất lượng hàng hoá VLXD trên thị trường.
Công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật cần tập trung vào giải quyết những khó khăn trong sản xuất và áp dụng kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất như nghiên cứu chế tạo các sản phẩm vật liệu xây, lợp không nung từ nguồn nguyên liệu tại chỗ dùng cho xây dựng ở nông thôn v.v... Tỉnh cần hỗ trợ nguồn vốn khoa học cơng nghệ để tổ chức sản xuất và trình diễn kỹ thuật cho các chủng loại VLXD với qui mô nhỏ, vốn đầu tư ban đầu thấp, như: gạch, ngói khơng nung, cấu kiện bê tơng lắp ghép, v.v... để làm cơ sở nhân rộng ra trên địa bàn.
Thực hiện liên kết với các Viện nghiên cứu về VLXD, các trung tâm tư vấn đầu tư phát triển VLXD ở Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh để nghiên cứu các loại VLXD mới, ứng dụng các tiến bộ về công nghệ và kỹ thuật trong sản xuất VLXD đặc biệt là các chủng loại VLXD mà tỉnh sẵn có nguồn ngun liệu, cơng nghệ tiết kiệm ngun nhiên liệu trong sản xuất VLXD. Đồng thời, tổ chức các hiệp hội ngành nghề để hỗ trợ cho việc phát triển sản xuất và điều tiết thị trường, đảm bảo cho thị trường VLXD phát triển bình ổn và vững chắc. Ngồi ra, khoa học – cơng nghệ cần quan tâm đúng mức tới công tác thông tin, quảng cáo, tuyên truyền những kinh nghiệm sản xuất các loại VLXD thông thường, rẻ tiền, phục vụ cho xây dựng ở các vùng nông thôn trên địa bàn.