1 Xi măng nghìn tấn 93 1,113
2 Vật liệu xây triệu viên 30 424
3 Vật liệu lợp nghìn m2 - 2,600 4 Đá xây dựng nghìn m3 181 2,165 5 Cát xây dựng nghìn m3 130 1,555 6 Vật liệu ốp lát nghìn m2 470 5,111 7 Sứ vệ sinh nghìn SP 20,68 247 8 Kính xây dựng nghìn m2 110 1,794
Nguồn: - Viện chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Quy hoạch tổng thể phát triển VLXD Việt Nam đến năm 2020 - Tính tốn của Viện VLXD
5. Dự báo nhu cầu vật liệu san lấp:
Trước đây, vật liệu san lấp chưa được xếp là một loại VLXD, tùy thuộc vào khống sản hiện có của địa phương mà có thể sử dụng đất hoặc cát làm vật liệu san lấp. Lượng vật liệu san lấp này thường được khai thác ở nơi gần nhất có thể nhằm giảm chi phí vận chuyển, tuy nhiên việc khai thác đất san lấp với quy mô ngày càng lớn, khai thác không theo quy hoạch.
Kết quả điều tra khảo sát thực tế cho thấy, Thừa Thiên Huế là tỉnh giáp biển, trong giai đoạn sắp tới sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc biến đổi khí hậu mà cụ thể là nước biển dâng, do vậy nhu cầu đất san lấp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế dự báo trong giai đoạn tới là rất cần thiết.
Tính tốn nhu cầu vật liệu san lấp cho giai đoạn từ nay đến năm 2020 chỉ mang tính chất ước tính, vì thực tế chúng ta chưa có chính xác được cốt san nền và nhu cầu san lấp mặt bằng của các khu đô thị, khu công nghiệp hay đường giao thơng cũng như các cơng trình dân sinh. Các số liệu gần đúng chỉ có được sau khi các dự án có thiết kế san nền trên cơ sở đo vẽ địa hình tỷ lệ 1:500 hoặc 1:2000. Trong thực tế trong giai đoạn 2011 – 2015, tình hình sử dụng vật liệu san lấp trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo Quy hoạch vật liệu đất san lấp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015, tuy nhiên trong nhiều năm qua cũng chưa có số liệu thống kê về tình hình khai thác sử dụng vật liệu san lấp trên địa bàn cũng như sự tương quan của chúng với tổng vốn đầu tư. Vì vậy những số liệu dự báo ở đây chỉ để định hướng theo quy hoạch của các ngành liên quan, cụ thể như sau:
5.1. Nhu cầu vật liệu san lấp cho xây dựng các khu, cụm công nghiệp.
Theo Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/08/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến
năm 2020, Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, Công văn số 962/TTg-KTN của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh Quy hoạch phát triển KCN ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 thì đến năm 2020 tỉnh Thừa Thiên Huế có 6 KCN với quy mơ diện tích là 2,393.47 ha, trong đó đến nay, kết cấu hạ tầng KCN Phú Bài giai đoạn I&II đã đươc đầu tư hoàn chỉnh, hạ tầng các KCN Phú Bài giai đoạn III&VI, khu B KCN Phong Điền, KCN Viglacera, KCN Sơn La đã được đầu tư xây dựng một số hạng mục thiết yếu đủ điều kiện cấp thuê lại cho các nhà đầu tư thứ cấp để xây dựng nhà máy sản xuất với tổng diện tích 853,93ha. Do vậy đến năm 2020 tổng diện tích các KCN được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là 1,539.54ha. Đồng thời theo quy hoạch phát triển CCN trên địa bàn tỉnh thì đến năm 2020 tổng diện tích các CCN là 353ha trong đó thực hiện đến năm 2015 là 255.4ha do vậy diện tích các CCN cần xây dựng san lấp là 97,6ha. Tổng diện tích các khu, cụm công nghiệp của tỉnh đến năm 2020 là 1,637.4 ha.
Như vậy, với giả thiết lượng vật liệu san lấp cần bổ sung để san lấp các KCN, CCN có độ dày trung bình khoảng 0,5 m tổng lượng vật liệu san lấp cần để phục vụ nhu cầu san lấp của các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 là: 8,2 triệu m3.
5.2. Nhu cầu vật liệu san lấp cho cơng trình giao thơng vận tải.
Theo Quy hoạch giao thông vận tải tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, trong giai đoạn 2016 - 2020 toàn tỉnh sẽ xây dựng mới và cải tạo khoảng 873.215km trong đó có 447,43km đường cao tốc và đường Quốc lộ bao gốm xây mới 101,93km và 38km đường bờ biển và cải tạo nâng cấp 307,5km ; với hệ thống đường tỉnh thì xây dựng mới 33,781km và cải tạo nâng cấp 392,004km . Theo TCVN 4054:2005 - Yêu cầu thiết kế, bề rộng nền đường của các cấp đường được khống chế theo tiêu chẩn. Căn cứ theo vào hai u cầu trên, có thể tính được bề rộng nền đường cần san lấp để mở rộng thêm khi nâng cấp đường hoặc làm đường mới. Với giả thiết các tuyến đường được xây mới và cải tạo nâng cấp cần bổ sung để nâng nền với độ dày trung bình khoảng 0,5 m, sơ bộ ước tính được nhu cầu vật liệu san lấp từ nay đến năm 2020 là 4,58 triệu m3.
5.3. Vật liệu san lấp cho một số nhu cầu khác.
Ngoài việc sử dụng vật liệu san lấp cho các cơng trình giao thơng và cho việc xây dựng hạ tầng cơ sở các khu và cụm cơng nghiệp thì vật liệu san lấp còn dùng để san lấp đất ở, đất đơ thị hay các cơng trình dân sinh trước khi đi vào sử dụng.
Theo Nghị quyết số 53/NQ-CP ngày 17/04/2013 của Chính phủ về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 -2015) tỉnh Thừa Thiên Huế thì đến năm 2020, tổng diện tích đất xây dựng các trụ sở, cơ quan, đất ở tại các khu đô thị và đất cho phát triển hạ tầng là 35.864,0ha trong đó đã thực hiện đến năm 2015 là 32.753,0ha. Với giả thiết đất san lấp bổ sung với độ dày trung bình khoảng 0,5 m thì nhu cầu đất san lấp của Thừa Thiên Huế trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 cho các nhu cầu khác là 15,56 triệu m3.
Vậy tổng hợp nhu cầu vật liệu san lấp phục vụ cho việc xây dựng các khu, cụm công nghiệp, giao thông vận tải và các nhu cầu khác của tỉnh trong giai đoạn từ nay đến 2020 là 25 - 30 triệu m3.
6. Tổng hợp kết quả dự báo nhu cầu.
Sau khi so sánh kết quả dự báo của cả 3 phương pháp trên, kết quả cho thấy khoảng sai số không lớn do vậy phương án chọn là tổ hợp lấy trung bình cộng cả 3 phương án và khoảng chạy là 5%. Kết quả dự báo như sau:
(Phương án chọn)
TT Loại VLXD Đơn vị TheoVĐT Theođầu người Theo GRDP Phương án chọn (trung bình) 1 Xi măng Triệu tấn 1,208 1,447 1,113 1,250 – 1,300 2 Vật liệu xây triệu viên 391 514 424 440 – 450 3 Vật liệu lợp Triệu m2 2,368 2,590 2,600 2,500 – 2,550 4 Đá xây dựng Triệu m3 2,115 2,485 2,165 2,250 – 2,300 5 Cát xây dựng Triệu m3 1,650 1,757 1,555 1,650 – 1,660 6 Vật liệu ốp lát Triệu m2 5,026 4,781 5,111 4,950 – 5,000 7 Sứ vệ sinh Nghìn SP 206 244 247 230 - 235 8 Kính xây dựng Triệu m2 1,784 2,048 1,794 1,850 – 1,900 9 Đất san lấp Triệu m3 5,0 – 6,0
Nhu cầu tính tốn ở đây mới chỉ là nhu cầu nội tỉnh, kết quả tính tốn trên khơng phải là những số liệu cố định, tuyệt đối chính xác mà đó là những số liệu có khoảng dao động ở mức trung bình, mang tính chất gần đúng giúp cho các nhà quản lý, các nhà đầu tư nắm bắt những thông tin, định hướng trước khi đưa ra các kế hoạch đầu tư phát triển sản xuất VLXD ở từng giai đoạn.
So sánh với nhu cầu VLXD các tỉnh trong vùng và bình quân chung của cả nước, thì nhu cầu VLXD của Thừa Thiên Huế như dự báo trên đã phản ánh được xu thế phát triển tất yếu và lâu dài của thị trường VLXD của tỉnh, hồ nhập với tình hình phát triển kinh tế của tỉnh nói riêng, của cả địa bàn vùng Bắc trung bộ và duyên hải miền trung và cả nước nói chung.
Phần thứ ba
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030