- Gãy lồi cầu cũng thường thấy đối với phẫu thuật viên ít kinh nghiệm hay dùng đục xương quá mạnh.
- Đứt dây thần kinh xương ổ dưới [94].
- Đặt sai vị trí lồi cầu trong lúc phẫu thuật: lồi cầu bị di lệch trong cố định xương và dẫn tới loạn năng khớp sau phẫu thuật [22],[23]. Nếu cố định bằng chỉ thép và di lệch vài milimet, cơ nhai sẽ định lại vị trí lồi cầu trong vài tuần cố định hàm. Nếu cố định cứng chắc thì cơ khơng thể điều chỉnh được. Để phát hiện biến chứng này, cần chụp phim X-quang ngày thứ nhất hoặc ngày thứ hai sau phẫu thuật để đánh giá vị trí của các mảnh xương, lồi cầu, khoang khớp [63],[86].
- Tiêu lồi cầu: là biến chứng muộn, xảy ra vài năm sau phẫu thuật. Triệu chứng bắt đầu là mất cân xứng, loạn năng khớp và khớp cắn hở. Khơng có điều trị đặc hiệu cho tiêu lồi cầu đang tiến triển, một số trường hợp điều trị bằng cách cho bệnh nhân mang máng nhai ở tương quan trung tâm, mục đích giảm áp lực lên lồi cầu và giảm đau. Điều trị chỉnh hình răng mặt sau phẫu
thuật hay những điều trị đặc hiệu cho khớp TDH phải trì hỗn ít nhất 6 tháng sau khi quá trình tiêu lồi cầu ngừng. Chụp phim cộng hưởng từ (MRI) để đánh giá mức độ tiêu. Trường hợp tiêu lồi cầu trầm trọng, cần phải tái tạo khớp toàn bộ.
- Tái phát sau phẫu thuật chẻ dọc cành cao XHD: khoảng 60% tái phát dưới 2 mm cả chiều ngang và chiều đứng [95],[96]. Tái phát là hiện tượng thích ứng sinh lý của hệ thống nhai đối với phẫu thuật chỉnh hàm, đa số nguyên nhân gây tái phát là do đặt vị trí lồi cầu trong lúc phẫu thuật.
Do đó, phẫu thuật viên cần duy trì đúng vị trí lồi cầu giống như trước phẫu thuật để tránh nguy cơ tái phát khớp cắn gặp ở hầu hết bệnh nhân PTCH và biến chứng loạn năng khớp sau phẫu thuật.
1.5.Loạn năng TDH ở bệnh nhân sai khớp cắn loại III
1.5.1. Cơ chế bệnh sinh và các dấu chứng
Loạn năng TDH là do sự kết hợp của nhiều yếu tố, các yếu tố này gây xáo trộn cân bằng chức năng giữa ba thành phần cơ bản của hệ thống hàm- miệng, đó là khớp cắn, cơ nhai và khớp TDH. Trong đó, khớp cắn được cho là một trong những nguyên nhân chính gây ra loạn năng TDH [97]. Chấn thương khớp cắn sẽ ảnh hưởng lưu lượng máu làm thay đổi sụn lồi cầu. Các cá thể khác nhau sẽ có đáp ứng với chấn thương khớp cắn khác nhau [18],[98]. Tỉ lệ mắc chung là 68% [99], nhưng chỉcó 32% đối tượng nhận biết có các triệu chứng loạn năng khớp [100].
Các dấu chứng loạn năng TDH rất đa dạng, có thể biểu hiện ở: - Răng: mòn răng, đau, tụt nướu, túi quanh răng, răng lung lay.
- Bộ máy nhai: hội chứng đau cân cơ, há miệng hạn chế, há miệng so với đường giữa có thể lệch sang bên, theo dạng nửa hình sin hay ziczac [36], đau khớp đau trong tai. Tiếng kêu khớp: 32,9% - 50% biểu hiện dưới dạng tiếng lục cục, lạo xạo hay lốp bốp [18]. Tiếng kêu ở khớp xảy ra ở tất cả đối tượng
loạn năng khớp, ngay cả đối tượng khơng có loạn năng khớp cũng có tỉ lệ tiếng kêu khớp là 43,7% [99], tổn thương tại khớp [101].
- Vùng sọ cổ mặt: đau đầu, đau cổthường đau cơ thang và cơ ức đòn chũm.
1.5.2. Vấn đề loạn năng TDH ở bệnh nhân sai khớp cắn loại III
Sai khớp cắn loại III tạo ra lực tải bất thường lên khớp. Khớp thái dương hàm có khả năng chịu ma sát cao nhưng lại khơng có khả năng hấp thu lực nén ép [102], khi vượt quá giới hạn sinh lý của khớp sẽ gây ra loạn năng TDH [103].
Tỉ lệ loạn năng trước phẫu thuật của bệnh nhân sai khớp cắn loại III là 39,4% [104], khoảng 20% bệnh nhân bị thối hóa khớp TDH có hình ảnh viêm xương khớp, thay đổi cấu trúc và hình dáng lồi cầu [105],[106],[107]