Sự hình thành và phát triển của các ngân hàng trên địa bàn thành phố Tây

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng giao dịch của khách hàng cá nhân trên địa bàn thành phố tây ninh (Trang 44)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU

3.1. Sự hình thành và phát triển của các ngân hàng trên địa bàn thành phố Tây

Sau khi kết thúc các phần lý thuyết ở chương 2, chương 3 sẽ nêu rõ hơn quá trình

hình thành và phát triển ngân hàng tại Thành phố Tây Ninh, đồng thời sẽ trình bày tổng quát về các hoạt động, dịch vụ của ngân hàng tại Tp Tây Ninh (huy động vốn, tín dụng đối với khách hàng cá nhân, dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử ) từ năm 2014 đến năm 2017 .

3.1. Sự hình thành và phát triển của các ngân hàng trên địa bàn thành phố Tây Ninh Ninh

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI và lần thứ VII cùng với cải cách trong cơ chế quản lý kinh tế, từ cơ chế quản lý hành chính và trực tiếp sang kinh tế theo cơ chế thị trường. Theo nghị định số 53, hệ thống ngân hàng 2 cấp được hình thành bao gồm ngân hàng Nhà nước và ngân hàng chuyên doanh. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan đại diện cho nhà nước quản lý về tiền tệ, tín dụng, dự trữ ngoại hối Nhà nước và quản lý các ngân hàng chuyên doanh, các ngân hàng thương mại, cơng ty tài chính cung cấp các dịch vụ tín dụng, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn. Các ngân hàng thương mại ngày càng phát triển mạnh mẽ và nắm vai trò quan trọng trong việc thực hiện chính sách tiền tệ do ngân hàng Nhà nước đưa ra .

Với thành lập NHTM cổ phần Sài Gịn cơng thương tại TP.HCM Mở đầu từ thành phố Hồ Chí Minh, mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ của các tổ chức ngân hàng, tín dụng trên tồn miền Nam nói chung và Tây Ninh nói riêng. Tháng 05 năm 1990, pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và cơng ty tài chính ra đời; hệ thống ngân hàng phân thành 2 cấp, chức năng quản lý của NHNN và chức năng kinh doanh tiền tệ của NHTM được phân định rõ ràng. Thị Xã Tây Ninh (bây giờ là TP Tây Ninh) tích cực triển khai điều chỉnh hoạt động hệ thống ngân hàng . Cũng trong giai đoạn này, hàng loạt ngân hàng đã thành lập chi nhánh tại Tây Ninh như : Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV ), Ngân hàng Công thương (VCB), Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển

nông thôn (Agribank ),…thực hiện các dự án từ lớn đến nhỏ để cải thiện đời sống người dân, phát triển cơ sở hạ tầng để đưa Tây Ninh lớn mạnh lên từng ngày .

Tính đến tháng 05 năm 2017, Thành phố Tây Ninh hiện đang có hơn 19 chi nhánh của các NHTM đang hoạt động, đóng góp rất lớn vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nhiều ngân hàng đã và đang hoạt động với hiệu quả kinh doanh tốt, tạo được uy tín với khách hàng, các ngân hàng không ngừng đưa ra các sản phẩm dịch vụ phục vụ cho nhu cầu người dân Tây Ninh .

Kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTM trên địa bàn thành phố Tây Ninh Thành phố Tây Ninh với vị trí đặc biệt về địa lý, kinh tế - xã hội thuận lợi trong vùng Đông Nam Bộ, tổng nguồn vốn tín dụng của hệ thống ngân hàng ước trên 11.880 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ và tổng kim ngạch xuất khẩu ước thực hiện 387 triệu USD, tăng trên 22 % so với cùng kỳ. Tốc độ tăng trưởng bình quân GDP của Tây Ninh hàng năm đạt 14%, GDP bình quân đầu người đạt năm 2016 đạt 1.590 USD. Nhìn chung, năm 2016, tình hình kinh tế thành phố Tây Ninh phát triển ổn định, sản xuất kinh doanh tăng mạnh, hoạt động văn hóa – xã hội đa dạng, ngân sách đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Theo “Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách Thành phố năm 2015” của Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh, hoạt động tài chính - tín dụng chuyển biến tích cực. Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2015 đạt 25.428 tỷ đồng, tăng 25,3% so với Nghị quyết. Tổng vốn huy động cho đầu tư phát triển được chú trọng, đầu tư trong

và ngoài nước chuyển biến về chất.Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước đạt hơn

3,2 tỷ USD (Nghị quyết 3,2 tỷ USD). Trong đó, thu hút đầu tư nước ngoài đạt 2,7 tỷ USD, tăng cả về số lượng, quy mô dự án, vốn đầu tư và chất lượng cơng nghệ. Trong giai đoạn này, tồn tỉnh có 2.185 doanh nghiệp được thành lập mới với tổng vốn đăng ký 7.705 tỷ đồng. Đến nay, Tây Ninh có 100 hợp tác xã, 1.800 tổ hợp tác với gần 60.000 tổ viên. Đánh giá kết quả phát triển kinh tế giai đoạn 2011 – 2015, Tỉnh ủy Tây Ninh nhấn mạnh, “tuy tăng trưởng nhưng chưa vững chắc”, trong đó cịn 7/9 chỉ tiêu chủ yếu chưa đạt Nghị quyết. Với mảng Tài chính - Ngân hàng, Thành phố Tây

Ninh đã phối hợp với Ngân hàng nhà nước giám sát chặt chẽ hoạt động của các NHTM trên địa bàn nhằm đảm bảo ổn định, an toàn hệ thống.

Hiện nay, do thực hiện Đề án tái cơ cấu nền kinh tế và hệ thống ngân hàng, các NHTM đang tái cấu trúc lại hệ thống, hiện đại hóa cơng nghệ. Do đó, các ngân hàng trên địa bàn ngày càng cái thiện được chất lượng dịch vụ, sản phẩm đáp ứng hiệu quả nhu cầu, dịch vụ ngân hàng cho kinh tế tại Thành phố Tây Ninh.

3.2. Thực trạng hoạt động giao dịch của các khách hàng cá nhân trên địa bàn thành phố Tây Ninh

3.2.1. Về huy động vốn đối với khách hàng cá nhân

Huy động vốn đối với khách hàng cá nhân là khu vực có tính cạnh tranh được xem là gay gắt nhất do đây là khu vực rất giàu tiềm năng. Trong những tháng đầu năm có hiện tượng một số ngân hàng thương mại tăng lãi suất huy động, nhưng chủ yếu ở kỳ hạn trên 12 tháng, có một số tổ chức tín dụng phát hành chứng chỉ tiền gửi. Hiện nay, lãi suất cho vay phổ biến khoảng 6-9%/năm đối với ngắn hạn và 9-11%/năm đối với trung và dài hạn; Lãi suất cho vay ngắn hạn từ 4-5%/năm. Nhiều ngân hàng bắt đầu phát hành thêm chứng chỉ tiền gửi dài hạn, đồng thời một số ngân hàng cũng có thơng báo tăng lãi suất huy động cho các kỳ hạn dài với mức tăng từ 0,1-0,2%/năm. Như vậy trong năm 2017, các ngân hàng liên tiếp điều chỉnh tăng nhẹ và giảm nhẹ lãi suất tiền gửi tiết kiệm nhưng nhìn chung lãi suất huy động vẫn không thay đổi nhiều, dao động quanh mức 6 đến 7%/năm

Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn khách hàng cá nhân trên địa bàn thành phố Tây Ninh.

Năm 2014 2015 2016 2017

Tổng nguồn vốn huy động (tỷ đồng) 27,900 29,700 31,564 31,686

Huy động vốn từ KHCN (tỷ đồng) 15,289 16,305 16,824 17,023

Tỷ lệ HĐV từ KHCN/Tổng nguồn VHĐ (%) 54.8 54.9 53.33 53.72 (Nguồn: Cục thống kê thành phố Tây Ninh)

Tổng nguồn vốn huy động trong đó có nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân trên địa bàn Thành phố Tây Ninh tăng đều qua các năm từ 2014 đến 2017. Có thể thấy, nguồn vốn huy động từ dân cư luôn chiếm trên 50% tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng qua các năm, cho thấy tầm quan trọng của đối tượng khách hàng cá nhân đối với dịch vụ huy động vốn của các ngân hàng, cụ thể năm 2015, tổng vốn huy động từ khách hàng cá nhân trên địa bàn thành phố Tây Ninh đạt 16,305 tỷ đồng, tăng 10.7% so với năm 2014, con số này vào tháng 12 năm 2016 đạt 16,824 tỷ đồng, tăng 10.3%. Năm 2017, tổng vốn huy động từ khách hàng cá nhân đạt 17,023 tỷ đồng tăng 0,39 % so với năm 2016. Theo số liệu thực tế trong bảng 3.1, huy động vốn khách hàng cá nhân của các NHTM trên địa bàn thành phố Tây Ninh đạt mức tăng trưởng ổn định qua 4 năm.

Để đạt được kết quả nói trên, qua các năm từ 2014 đến 2017, các ngân hàng chú trọng cho ra đời hàng loạt các sản phẩm tiện ích cùng các chương trình khuyến mãi hấp dẫn đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

3.2.2. Về tín dụng đối với khách hàng cá nhân

Tây Ninh là thành phố được thành lập từ năm 2013, hiện nay là đô thị loại III và là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, hành chính của tỉnh Tây Ninh với nhu cầu về đầu tư và tiêu dùng tương đối lớn. Hoạt động tín dụng của các NHTM trên địa bàn tăng trưởng qua các năm, cụ thể năm 2017 tăng 10,1% so với năm 2016 , năm 2016 tăng 10.6% so với năm 2015, năm 2015 tăng 10.4% so với năm 2014. Đây là mức tăng trưởng khá thấp so với thời kì 2008 – 2010 nhưng các khoản vay vẫn đạt hiệu quả và chất lượng .

Bảng 3.2: Tín dụng đối với khách hàng cá nhân trên địa bàn Thành phố Tây Ninh.

Năm 2014 2015 2016 2017

Tổng dư nợ tín dụng (tỷ đồng)

Dư nợ tín dụng cá nhân (tỷ đồng) 3,468 4,467 5,714 5,625 Tỷ lệ dư nợ TD CN/ Tổng dư nợ TD(%) 12,3 13.9 17,9 16.05

(Nguồn: Cục thống kê thành phố Tây Ninh)

Tỷ lệ dư nợ tín dụng cá nhân so với tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn Thành phố Tây Ninh trong các năm từ 2014 đến 2017 nằm trong khoảng từ 12% đến gần 18%. Mặc dù tỷ lệ này khá cao ở một số ngân hàng như Á Châu, Viettinbank (chiếm trên 30%) do đẩy mạnh mục tiêu bán lẻ. Nhiều ngân hàng đặt mục tiêu nâng mức tỷ trọng này lên mức trên 20%. Năm 2015, các ngân hàng cho vay các khoản vay khơng tín chấp dễ dàng hơn, trong đó gói vay tiêu dùng tín chấp với thủ tục nhanh gọn, tiết kiệm thời gian với tỷ lệ lãi suất ưu đãi, điều đó làm cho tỷ lệ tín dụng mảng khách hàng cá nhân cải thiện và gia tăng trong năm 2016, tăng gần 28% so với năm 2015.

3.2.3. Về dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử trên địa bàn Thành phố Tây Ninh

Dịch vụ thẻ tại Thành phố Tây Ninh khá là phát triển. Đến cuối tháng 12 năm 2016, theo thống kê của cục thống kê Thành phố Tây Ninh, trên địa bàn Thành phố có khoảng hơn 250 máy ATM đang hoạt động, hệ thống các máy chấp nhận thanh toán qua thẻ (POS) là trên 120 điểm, một phần là do thói quen sử dụng tiền mặt khá cao trong người dân. Để gia tăng sức cạnh tranh của ngân hàng và tiện ích cho khách hàng, thẻ ATM của các ngân hàng ngồi chức năng thơng thường như rút tiền, kiểm tra tài khoản cịn có thể tham gia chuyển khoản, thanh tốn hóa đơn, chi trả kiều hối,… Tại thành phố Tây Ninh, các máy ATM chủ yếu được đặt ở các tuyến đường giao thông huyết mạch ( đường 30/4 , đường CMT8 ), lưu thông dễ dàng, gần trung tâm hành chính, các trường học lớn như Cao Đẳng Tây Ninh. Thành phố Tây Ninh là nơi phát triển trung bình về cơ sở hạ tầng của hệ thống ngân hàng, theo số liệu của ngân hàng nhà nước, đến cuối năm 2016, trên địa bàn thành phố Tây Ninh có 178 chi nhánh, phòng giao dịch của các NHTM, chiếm 2% cả nước, con số còn khá khiêm tốn.

Thị trường thẻ trên địa bàn thành phố phản ánh sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM, tính đến cuối quý IV năm 2016, theo thống kê của Vụ thanh tốn NHNN, cả nước có 91.23 triệu thẻ ngân hàng trong đó thành phố Tây Ninh có hơn 250.000 thẻ, trong đó 85% là thẻ nội địa, 15% là thẻ quốc tế với dân số toàn Thành phố gần 170,000 người. Trên thực tế, một người có lúc sỡ hữu nhiều thẻ từ các ngân hàng khác nhau nhưng chỉ sử dụng rất ít trong số đó, trong khi chi phí phát hành thẻ là khơng hề nhỏ. Các NHTM ở Thành phố Tây Ninh phát triển và hồn thiện ứng dụng cơng nghệ ngân hàng điện tử, phổ biến, đồng bộ và mang lại hiệu quả cao, đây là kết quả vượt trội trong hoạt động của các ngân hàng trên địa bàn trong những năm qua. Tất cả các ngân hàng đều phát triển và ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại trong kinh doanh, phát triển corebanking cho phép xử lý dữ liệu tập trung và thanh tốn trực tuyến trong tồn hệ thống ngân hàng. Hoạt động thanh toán qua ngân hàng điện tử tại Thành phố Tây Ninh đang có xu hướng gia tăng, gắn liền với các tiện ích từ dịch vụ này. Nhóm khách hàng sử dụng dịch vụ Internet banking chủ yếu thuộc về cá nhân, chiếm 94.4%. Trong tổng số các khách hàng cá nhân đang sử dụng dịch vụ thanh tốn qua ngân hàng điện tử thì số lượng khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ thanh toán qua internet chiếm tỷ trọng cao nhất, 77%; tiếp đến là thanh tốn qua mobile chiếm 12% và cịn lại là các dịch vụ ngân hàng điện tử khác chiếm 11%.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương này tác giả trình bày tổng quan lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống NHTM Thành phố Tây Ninh, sau đó tác giả đưa ra một vài số liệu cụ thể về thực trạng hoạt động của các ngân hàng thương mại đối với khách hàng cá nhân trên địa bàn Thành phố Tây Ninh từ 2014 đến 2017.

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NGÂN HÀNG GIAO DỊCH CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TP.TÂY NINH

Từ các lý thuyết của chương 2 làm cơ sở xây dựng nên mơ hình chính thức tại chương 4. Ở chương 4 sẽ được trình bày về phương pháp và mơ hình nghiên cứu cùng các biến. Chương 4 sẽ đưa tổng quát về mẫu nghiên cứu, các kết quả sơ bộ của nghiên cứu thực hiện tại Tây Ninh .

4.1. Quy trình nghiên cứu

Bài nghiên cứu tác giả sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.

4.1.1. Nghiên cứu định tính

Qua các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng tại Việt Nam và thế giới cùng các lý thuyết đã nêu ở mục 2.2 . Do có nhiều sự khác nhau về nhiều yếu tố như mức sống, cơ sở hạ tầng, điều kiện tự nhiên… vì thế tác giả điều chỉnh thang đo để phù hợp với thị trường tại Thành phố Tây Ninh. Dựa trên dàn bài thảo luận, tác giả thực hiện phỏng vấn một số khách hàng, nhân viên ngân hàng đã hoặc đang sử dụng các sản phẩm dịch vụ của một hoặc nhiều ngân hàng trên địa bàn Thành phố Tây Ninh và người hiểu về lĩnh vực tài chính ngân hàng để sửa đổi và bổ sung các biến quan sát trong thang đo đưa ra bảng câu hỏi chính thức. Ngồi ra, tác giả kiểm tra về từ ngữ, đánh giá ý nghĩa của các phát biểu, câu hỏi để hồn thiện bảng câu hỏi chính thức.

Tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp từ 5 đến 8 người với độ tuổi từ 26 đến 55, có trình độ đại học trở lên, chủ yếu làm việc tại các ngân hàng trên địa địa bàn TP Tây Ninh (phụ lục 7 ) . Từ đó chỉnh sửa và hồn thành bảng câu hỏi với số biến quan sát là 33 biến để đo lường 8 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng giao dịch của khách hàng trên địa bàn Tp. Tây Ninh ( phụ lục 1 ) .

Phỏng vấn đưa ra kết quả :

- Tất cả các đối tượng khảo sát đa phần sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng

nhân tố “Lợi ích tài chính” và nhân tố “hình ảnh ngân hàng “ là 2 yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến quyết định lựa chọn ngân hàng giao dịch.

- Khuyết điểm của câu hỏi là ngắn gọn làm cho người đọc không hiểu hoặc

chưa hiểu hết về ý muốn của tác giả.

- Theo các góp ý, tác giả thêm phần giải thích vào các biến như sau : Điều

kiện an ninh khi giao dịch với khách hàng sẽ thêm vào giải thích (có bảo vệ, nhân viên trơng giữ xe,…), Hoạt động xã hội của ngân hàng sẽ thêm vào giải

thích (hỗ trợ trẻ em mồ cơi, bảo vệ mơi trường, học bổng,...), Thời gian giao

dịch của ngân hàng thuận tiện sẽ thêm vào giải thích (giờ làm việc, làm việc thứ bảy, giao dịch ngoài giờ,… ), Sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng đi kèm nhiều tiện ích đa dạng sẽ thêm vào giải thích (tin nhắn sms, thanh toán tự

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng giao dịch của khách hàng cá nhân trên địa bàn thành phố tây ninh (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)