Thống kê mô tả

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng giao dịch của khách hàng cá nhân trên địa bàn thành phố tây ninh (Trang 56 - 60)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU

4.1. Quy trình nghiên cứu

4.1.3.1. Thống kê mô tả

Biểu đồ 4.1 – Số lượng NHTM được các đối tượng khảo sát lựa chọn giao dịch

(Nguồn: kết quả điều tra)

Sau khi tổng hợp các biểu khảo sát (305 biểu ) trong đó có đến 156 người lựa chọn có sử dụng các sản phẩm dịch vụ tại Agribank, thứ hai là Vietcombank với 121 lựa chọn và BIDV với 72 lựa chọn. Kết quả cho thấy rằng, một người có nhiều hơn 1 lựa chọn giao dịch, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) là ngân hàng được giao dịch nhiều nhất và là ngân hàng rất mạnh ở các tỉnh phát triển nơng nghiệp như tại tỉnh Tây Ninh, Bình Phước , Long An ,..

Về loại dịch vụ mà khách hàng đã hoặc đang sử dụng:

156 121 72 62 44 43 40 35 34 31 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 Agribank Vietcom BIDV Sacom Đông Á Vietin ACB Exim Techcom Khác

Biểu đồ 4.2 – Tỷ lệ các dịch vụ được đối tượng khảo sát lựa chọn giao dịch

(Nguồn: kết quả điều tra)

Kết quả tổng hợp cho thấy, các dịch vụ thanh toán qua thẻ, chuyển tiền và ngân hàng điện tử là ba dịch vụ được khách hàng sử dụng nhiều nhất, đứng đầu là Chuyển tiền, phù hợp với nhu cầu tiết kiệm của người dân thuộc diện đang phát triển. Ta nhận thấy sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ thanh tốn thẻ do các tiện ích mà dịch vụ đem lại như trả tiền điện, nước, trả lương, nộp học phí thơng qua tài khoản ngân hàng,… Dịch vụ chuyển tiền có 214 người sử dụng, chiếm tỉ lệ cao nhất với 70.16%. Tiếp đến là dịch vụ Ngân hàng điện tử với 65.57% ứng với 200 người lựa chọn sử dụng dịch vụ. Trong tổng số 305 người, 174 đối tượng sử dụng thanh toán qua thẻ và có tỷ lệ 57.05% và 156 người gửi tiết kiệm vào các ngân hàng tỷ lệ 51.15%, 66 người sử dụng dịch vụ vay vốn có tỷ lệ 21,64%.

Về giới tính:

Qua kết quả tổng hợp 305 người, có tỷ lệ 43,3% nam ( 132 /305 ) và 56,7% nữ ( 173/305 ). Theo số liệu sơ bộ năm 2016, dân số Thành phố Tây Ninh gần 170,000 người, trong đó nam giới chiếm 47.96% tương ứng 81,532 người, nữ giới chiếm

70.16% 65.57% 57.05% 51.15% 21.64% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00%

Chuyển tiền Ngân hàng điện tử

Thanh toán qua

52,04% tương ứng 88,468 người (Nguồn: Niên giám thống kê 2016). Sự chênh lệch về tỷ lệ giới tính trong mẫu điều tra so với tổng thể là khơng đáng kể do đó có thể kết luận mẫu điều tra có tính đại diện cho tổng thể.

Biểu đồ 4.3 – Tỷ lệ nam, nữ trong mẫu nghiên cứu

(Nguồn: kết quả điều tra)

Về độ tuổi:

Về độ tuổi, nghiên cứu trong độ tuổi từ 25 đến 55 tuổi. Trong 305 người, tỷ lệ người dưới 25 tuổi tham gia dịch vụ ngân hàng là 34,4%, chiếm 1/3 mẫu. cịn dưới 35 tuổi là 75,4%, chính xác hơn là 41% từ 25 tuổi đến 35 .

Nhóm tuổi 25 nhóm chiếm tỷ lớn nhất đa số là học sinh, sinh viên đang theo học ở các trường cao đẳng và nhu cầu sử dụng thẻ để rút tiền, đóng tiền học phí. Nhóm từ 25 đến dưới 35 là nhóm tuổi có cơng việc ổn định, sử dụng dịch vụ gửi tiết kiệm và nhu cầu vay tiêu dùng khá cao, mặc khác nhóm này là nhóm khá nhạy cảm về thay đổi công nghệ ở ngân hàng .

Trong bảng tổng hợp các phiếu nghiên cứu, số tuổi từ 35 đến dưới 45 tuổi có 38 người tương ứng với tỷ lệ là 12.5%, từ 45 đến dưới 55 tuổi có 25 người tương ứng với tỷ lệ là 8.9% và 10 người từ 55 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ là 3.3%, nhóm người ở hai nhóm độ tuổi này thường có nhu cầu cao hơn trong tiết kiệm tiền gửi ngân hàng để lãnh lãi và ít cần vay chi tiêu hơn.

43%

57% nam

Về trình độ học vấn

Trong các phiếu đa số là sinh viên, công chức, viên chức có trình độ 12/12, chưa hồn thành chương trình phổ thơng có tỷ lệ là 1.6%.

Về nghề nghiệp

Cán bộ công nhân viên chức và nhân viên văn phòng chiếm đa số với 189 người tức 62%. Học sinh sinh viên chiếm 11.5% tương ứng với 35 người. Chủ doanh nghiệp và giám đốc có 26 người chiếm 8.6%, 23 người bn bán chiếm 7.5%. Còn lại là lao động phổ thơng có 18 người (5.9%) và hưu trí, nội trợ (4.6%)

Về thu nhập

Trong 305 mẫu quan sát, phần lớn đối tượng được khảo sát có thu nhập từ 5 đến dưới 10 triệu đồng (tương ứng 38.4%), đây cũng là mức thu nhập trung bình của đa số người dân Việt Nam hiện nay. Tiếp đến là mức thu nhập từ 10 đến dưới 15 triệu và từ 3 đến dưới 5 triệu (chiếm tỉ trọng lần lượt là 20.7% và 16.7%), 10.2% đối tượng khảo sát có mức thu nhập dưới 3 triệu. Mức thu nhập từ 15 triệu trở lên chiếm khoảng 14.1% mà cụ thể là 7.5% người được khảo sát có thu nhập từ 15 đến 20 triệu và 6.6% còn lại trên 20 triệu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng giao dịch của khách hàng cá nhân trên địa bàn thành phố tây ninh (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)