Đặc điểm của kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các trường THCS thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh (Trang 39)

8. Cấu trúc luận văn

1.3. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS

1.3.4. Đặc điểm của kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 28

điểm: giao Hiệu trưởng nhà trường xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát ở tất cả các khâu trên cơ sở tuân thủ Thông tư số 58/2011/TT - BGDĐT, ngày 12/12/2011; Giáo viên giảng dạy và giáo viên chủ nhiệm là người chủ động thực hiện tất cả các khâu, từ khâu xác định mục tiêu của kiểm tra đến khâu cuối cùng là ghi chép kết quả và tổ chức đánh giá học sinh, cụ thể:

1.3.4.1. Về mục đích, căn cứ, ngun tắc và hình thức đánh giá

Đánh giá chất lượng giáo dục đối với học sinh THCS sau mỗi học kỳ, mỗi năm học nhằm thúc đẩy học sinh rèn luyện, học tập.

Căn cứ đánh giá, xếp loại của học sinh THCS được dựa trên cơ sở sau: Mục tiêu giáo dục của cấp học; Chương trình, kế hoạch giáo dục của cấp học; Điều lệ nhà trường; Kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.

Bảo đảm nguyên tắc khách quan, công bằng, công khai, đúng chất lượng trong đánh giá, xếp loại hạnh kiểm, học lực học sinh.

Đánh giá học sinh THCS bao gồm 3 hình thức:

- Đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập (sau đây gọi là đánh giá bằng nhận xét) đối với các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục.

- Kết hợp giữa đánh giá bằng cho điểm và nhận xét kết quả học tập đối với môn Giáo dục công dân

- Đánh giá bằng cho điểm đối với các mơn học cịn lại. Các bài kiểm tra được cho điểm theo thang điểm từ điểm 0 đến điểm 10; nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm này [4].

Như vậy, kết quả các bài kiểm tra là một trong những căn cứ quan trọng để đánh giá kết quả học tập của học sinh và người trực tiếp đánh giá chính là các giáo viên giảng dạy.

1.3.4.2. Chủ thể đánh giá học sinh trong trường THCS

Các chủ thể tham gia đánh giá kết quả học tập của học sinh trong trường THCS hiện nay là giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn. Giáo viên chủ

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 29

nhiệm chủ yếu được giao nhiệm vụ đánh giá về hạnh kiểm, giáo viên bộ môn đánh giá về học lực dựa trên kết quả của các bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ với phương thức như sau:

1.3.4.3. Phương thức đánh giá học sinh trong trường THCS

Phương thức đánh giá học sinh trong trường THCS hiện nay được thiết lập qua hai hoạt động cơ bản là: đánh giá thường xuyên hàng ngày, ghi nhận ở hệ thống sổ bộ như sổ điểm, sổ điểm danh, sổ chủ nhiệm; đánh giá định kỳ qua bài kiểm tra 1 tiết trở lên và kiểm tra học kỳ.

Kiểm tra định kỳ: các bài kiểm tra 1 tiết trở lên được tính hệ số 2; thời điểm kiểm tra với số lần kiểm tra tùy theo số tiết học/tuần được quy định trong kế hoạch dạy học (do Sở GD&ĐT quy định).

Kiểm tra học kỳ được tổ chức 2 lần mỗi năm, được tính hệ số 3. Điểm kiểm tra học kỳ được tính chung với điểm đánh giá thường xuyên trong năm để công nhận việc hồn tất chương trình của học sinh, quyết định học sinh được lên lớp hay không [1]. Cuối cấp học, học sinh được xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở theo quy chế xét công nhận tốt nghiệp của Bộ GD&ĐT.

Phương thức đánh giá phổ biến qua các kỳ kiểm tra nói trên là làm bài viết dưới hình thức tự luận. Tuy nhiên, hình thức trắc nghiệm khách quan đang được sử dụng phổ biến trong các kiểm tra từ khi bắt đầu thực hiện đổi mới nội dung chương trình giáo dục phổ thông theo tinh thần Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội.

Trên cơ sở các nguyên tắc, các quy định về hình thức, phương thức kiểm tra - đánh giá học sinh trong trường THCS nêu trên, giáo viên tiến hành thực hiện tất cả các khâu trong quy trình kiểm tra - đánh giá dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Hiệu trưởng và sự kiểm tra, giám sát của Phòng Giáo dục và Đào tạo.

1.4. Quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh trung học cơ sở trung học cơ sở

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 30

tra - đánh giá về mục tiêu, kế hoạch, quy trình, tổ chức - chỉ đạo thực hiện quy trình, kiểm tra thường xuyên, trong quá trình quản lý cần phải xác định rõ chức năng, nội dung quản lý của các chủ thể quản lý cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá của các chủ thể này:

1.4.1. Nội dung quản lý của các chủ thể quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh trung học cơ sở giá kết quả học tập của học sinh trung học cơ sở

1.4.1.1. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo

* Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng GD&ĐT: Phòng

Giáo dục và Đào tạo thực hiện nhiệm vụ quản lý của mình theo 4 chức năng, đó là: Xây dựng kế hoạch; Tổ chức thực hiện kế hoạch; Lãnh đạo, chỉ đạo; Kiểm tra được quy định cụ thể tại thông tư liên tịch Số 47/2011/TTLT-BGDĐT-BNV, ngày 19 tháng 10 năm 2011 của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ.

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Giáo dục và Đào tạo, hoạt động kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh là một trong những nội dung quản lý của Phòng GD&ĐT. Ngòai ra phòng GD&ĐT quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh theo một số văn bản như: Thông tư số 58/2011/TT- BGDĐT, ngày 12/12/2011 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông; Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thơng có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo);

Hướng dẫn giảng dạy các mơn học, phân phối chương trình của Sở GD&ĐT. Đối với hoạt động kiểm tra - đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm: Xây dựng kế hoạch hướng dẫn các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố thực hiện Quy chế về đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở. Tổ chức, kiểm tra, giám sát, chỉ đạo các trường THCS thông qua Hiệu trưởng nhà trường trong những việc sau đây:

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 31 điểm, học bạ; xếp loại hạnh kiểm, học lực học sinh;

- Sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm và học lực của học sinh. Kết quả của các bài kiểm tra là cơ sở quan trọng, có ý nghĩa quyết định tới việc đánh giá, xếp loại học sinh. Chính vì vậy, tăng cường đổi mới hoạt động kiểm tra kết quả học tập của học sinh. Tuy nhiên cơng tác này cịn nhiều bất cập trong thời gian qua do đó cần có sự đổi mới cho hoạt động này. Đây là một trong những yêu cầu cấp thiết cho việc đổi mới giáo dục. Quản lý hoạt động kiểm tra kết quả học tập của học sinh góp phần đổi mới giáo dục và đào tạo nói chung. Cơng tác quản lý hoạt động này cần được tiến hành chặt chẽ, khoa học và thường xuyên, bảo đảm cho nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá, xếp loại đạt được mục đích đánh giá chất lượng giáo dục toàn diện đối với học sinh sau mỗi học kỳ, mỗi năm học, thúc đẩy học sinh rèn luyện, học tập để không ngừng tiến bộ. Trên cơ sở các căn cứ đánh giá, xếp loại hạnh kiểm và học lực của học sinh được dựa vào: Mục tiêu giáo dục của cấp học; Chương trình, kế hoạch giáo dục của cấp học; Điều lệ nhà trường; Kết quả rèn luyện và học tập của học sinh. Bảo đảm nguyên tắc khách quan, chính xác, cơng bằng, cơng khai, đúng chất lượng.

Công tác khảo sát chất lượng học sinh thông qua kiểm tra - đánh giá kết qảu học tập của học sinh nhằm đánh giá chất lượng dạy - học các trường trung học cơ sở của Phòng Giáo dục và Đào tạo được xem là một giải pháp quản lý cần thiết, quan trọng. Bởi thông qua kết quả khảo sát này sẽ giúp cho Phòng Giáo dục và Đào tạo có những đánh giá, so sánh về thực trạng chất lượng giảng dạy, thực trạng kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh trong các nhà trường để từ đó có những biện pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Ngược lại, kết quả của các kỳ khảo sát này sẽ tạo động lực kích thích, thúc đẩy quá trình dạy - học, là cơ sở khoa học để mỗi nhà trường tự điều chỉnh các biện pháp quản lý quá trình giáo dục, dạy - học.

1.4.1.2. Đối với Hiệu trưởng các trường THCS

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 32

hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, xét tốt nghiệp lớp 9 đối với học sinh hoàn thành chương trình THCS và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh [5];

* Đối với hoạt động kiểm tra - đánh giá học sinh, Hiệu trưởng trường THCS có nhiệm vụ:

- Quản lý, hướng dẫn giáo viên, nhân viên, học sinh thực hiện và phổ biến đến gia đình học sinh các quy định của Quy chế kiểm tra - đánh giá

- Kiểm tra việc thực hiện quy định về kiểm tra, cho điểm và đánh giá nhận xét của giáo viên. Hàng tháng ghi nhận xét và ký xác nhận vào sổ gọi tên và ghi điểm của các lớp.

- Kiểm tra việc đánh giá, xếp loại, ghi kết quả vào sổ gọi tên và ghi điểm, vào học bạ của giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm; phê chuẩn việc sửa chữa điểm, sửa chữa mức nhận xét của giáo viên bộ mơn khi đã có xác nhận của giáo viên chủ nhiệm.

- Tổ chức kiểm tra lại các môn học theo quy định; phê duyệt và công bố danh sách học sinh được lên lớp sau khi có kết quả kiểm tra lại các mơn học.

- Kiểm tra, yêu cầu người có trách nhiệm thực hiện Quy chế kiểm tra – đánh giá phải khắc phục ngay sai sót trong những việc như: Thực hiện chế độ kiểm tra cho điểm và mức nhận xét; ghi điểm và các mức nhận xét vào sổ gọi tên và ghi điểm, học bạ; xếp loại hạnh kiểm, học lực học sinh; sử dụng, đánh giá xếp loại học lực của học sinh… [4].

* Bên cạnh các nhiệm vụ nêu trên, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý hiệu trưởng có thể chủ động tiến hành tổ chức kiểm tra khảo sát chất lượng. Đối với các bài khảo sát chất lượng học tập của học sinh có thể được tổ chức dưới nhiều hình thức:

- Khảo sát chất lượng học sinh sau khi dự giờ, thăm lớp để đánh giá giờ dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh tại giờ học đó

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 33 - Khảo sát đột xuất không báo trước

- Khảo sát chất lượng đầu năm, cuối mỗi học kỳ. Với hình thức khảo sát này đòi hỏi phải được chuẩn bị kỹ lưỡng ở tất cả các khâu trong quy trình kiểm tra - đánh giá.

Việc tổ chức khảo sát chất lượng học sinh có thể diễn ra đối với một lớp hoặc tồn trường, đối với một mơn học hay nhiều môn học tùy theo yêu cầu và đặc điểm tình hình cụ thể của nhà trường nhằm điều chỉnh công tác quản lý của nhà trường đối với hoạt động giáo dục, dạy - học của giáo viên góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Bên cạnh đó, hiệu trưởng chịu sự chỉ đạo, giám sát và tổ chức thực hiện kế hoạch về công tác kiểm tra khảo sát hoạt động kiểm tra - đánh giá cũng như sử dụng kết quả khảo sát chất lượng của Phịng GD&ĐT phục vụ cho quản lý cơng tác dạy - học.

* Xuất phát từ những yêu cầu nhiệm vụ nêu trên nên trong quá trình quản lý của mình, hiệu trưởng cần chỉ đạo thực hiện một số nội dung sau:

- Quản lý xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm tra - đánh giá: Chỉ đạo lập kế hoạch kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh một cách khoa học, chi tiết theo từng tháng, từng kỳ, từng năm học. Chỉ đạo các buổi học tập nghiên cứu, tìm hiểu nghiệp vụ, quy chế liên quan đến kiểm tra - đánh giá. Tăng cường tổ chức bồi dưỡng giáo viên về kỹ năng ra đề kiểm tra, viết đáp án và chấm bài bằng các hình thức trắc nghiệm, tự luận theo chuẩn kiến thức kĩ năng của từng môn học với các cấp độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Chỉ đạo chuẩn bị cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ cho kiểm tra - đánh giá.

- Quản lý khâu ra đề kiểm tra: Chỉ đạo việc ra đề, duyệt đề kiểm tra các

bộ môn. Chỉ đạo giáo viên các bộ môn cung cấp, bổ sung, điều chỉnh ngân hàng câu hỏi và đề kiểm tra hàng kỳ, hàng năm. Tổ chức bốc thăm, sao in đề kiểm tra 1 tiết theo phân phố chương trình. Bảo quản tốt đề kiểm tra học kì do

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 34 phòng GD & ĐT giao cho trước ngày kiểm tra học kì.

- Quản lý khâu tổ chức kiểm tra: Thực hiện đúng quy định Quy chế đánh giá,

xếp loại HS THCS do Bộ GD&ĐT ban hành, thực hiện đủ số lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ cả lý thuyết và thực hành.

- Quản lý khâu chấm bài, công bố kết quả và ghi điểm: Tổ chức giao nhận

bài kiểm tra, đánh phách, quản lý phách, tổ chức kiểm tra tập trung đối với các bài kiểm tra học kỳ, kiểm tra khảo sát theo hình thức trách nghiệm khách quan, trắc nghiệm tự luận. Áp dụng đúng tiêu chuẩn cho điểm, có thang điểm thống nhất theo đáp án từng câu và cả bài kiểm tra. Chấm bài và trả bài kiểm tra đúng thời hạn, có nhận xét chung và lời phê cụ thể cho từng bài để học sinh rút kinh nghiệm. Nhận đơn, tổ chức chấm phúc khảo bài kiểm tra và trả lời những câu hỏi thắc mắc của học sinh về những vấn đề liên quan đến kiểm tra.

- Quản lý hồ sơ kiểm tra – đánh giá: Lưu, quản lý điểm, kết quả học tập (bản gốc tờ ghi tên, ghi điểm), lưu và quản lý bài kiểm tra, sổ điểm cá nhân, sổ điểm lớp, học bạ của học sinh. Công bố bảng điểm của học sinh công khai cũng như gửi về gia đình cho cha, mẹ học sinh. Báo cáo tình hình kiểm tra theo quy định của nhà trường và lưu giữ kết quả kiểm tra phục vụ cho tổng hợp, phân loại, đánh giá cuối kỳ, cuối năm của nhà trường.

1.4.1.3. Đối với tổ chuyên môn trường THCS

Trên cơ sở kế hoạch hoạt động chung của nhà trường, tổ chuyên môn

(gồm tổ khoa học tự nhiên, tổ khoa học xã hội) xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể cho tổ mình và tổ chức thực hiện các hoạt động đó, bao gồm cả hoạt động kiểm tra - đánh giá, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch sinh hoạt nhóm

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các trường THCS thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)