Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các trường THCS thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh (Trang 42 - 43)

8. Cấu trúc luận văn

1.4. Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trung

1.4.1.1. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo

* Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng GD&ĐT: Phòng

Giáo dục và Đào tạo thực hiện nhiệm vụ quản lý của mình theo 4 chức năng, đó là: Xây dựng kế hoạch; Tổ chức thực hiện kế hoạch; Lãnh đạo, chỉ đạo; Kiểm tra được quy định cụ thể tại thông tư liên tịch Số 47/2011/TTLT-BGDĐT-BNV, ngày 19 tháng 10 năm 2011 của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ.

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Giáo dục và Đào tạo, hoạt động kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh là một trong những nội dung quản lý của Phòng GD&ĐT. Ngòai ra phòng GD&ĐT quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh theo một số văn bản như: Thông tư số 58/2011/TT- BGDĐT, ngày 12/12/2011 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông; Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thơng có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo);

Hướng dẫn giảng dạy các môn học, phân phối chương trình của Sở GD&ĐT. Đối với hoạt động kiểm tra - đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm: Xây dựng kế hoạch hướng dẫn các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố thực hiện Quy chế về đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở. Tổ chức, kiểm tra, giám sát, chỉ đạo các trường THCS thông qua Hiệu trưởng nhà trường trong những việc sau đây:

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 31 điểm, học bạ; xếp loại hạnh kiểm, học lực học sinh;

- Sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm và học lực của học sinh. Kết quả của các bài kiểm tra là cơ sở quan trọng, có ý nghĩa quyết định tới việc đánh giá, xếp loại học sinh. Chính vì vậy, tăng cường đổi mới hoạt động kiểm tra kết quả học tập của học sinh. Tuy nhiên cơng tác này cịn nhiều bất cập trong thời gian qua do đó cần có sự đổi mới cho hoạt động này. Đây là một trong những yêu cầu cấp thiết cho việc đổi mới giáo dục. Quản lý hoạt động kiểm tra kết quả học tập của học sinh góp phần đổi mới giáo dục và đào tạo nói chung. Cơng tác quản lý hoạt động này cần được tiến hành chặt chẽ, khoa học và thường xuyên, bảo đảm cho nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá, xếp loại đạt được mục đích đánh giá chất lượng giáo dục toàn diện đối với học sinh sau mỗi học kỳ, mỗi năm học, thúc đẩy học sinh rèn luyện, học tập để không ngừng tiến bộ. Trên cơ sở các căn cứ đánh giá, xếp loại hạnh kiểm và học lực của học sinh được dựa vào: Mục tiêu giáo dục của cấp học; Chương trình, kế hoạch giáo dục của cấp học; Điều lệ nhà trường; Kết quả rèn luyện và học tập của học sinh. Bảo đảm nguyên tắc khách quan, chính xác, công bằng, công khai, đúng chất lượng.

Công tác khảo sát chất lượng học sinh thông qua kiểm tra - đánh giá kết qảu học tập của học sinh nhằm đánh giá chất lượng dạy - học các trường trung học cơ sở của Phòng Giáo dục và Đào tạo được xem là một giải pháp quản lý cần thiết, quan trọng. Bởi thông qua kết quả khảo sát này sẽ giúp cho Phịng Giáo dục và Đào tạo có những đánh giá, so sánh về thực trạng chất lượng giảng dạy, thực trạng kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh trong các nhà trường để từ đó có những biện pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Ngược lại, kết quả của các kỳ khảo sát này sẽ tạo động lực kích thích, thúc đẩy q trình dạy - học, là cơ sở khoa học để mỗi nhà trường tự điều chỉnh các biện pháp quản lý quá trình giáo dục, dạy - học.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các trường THCS thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh (Trang 42 - 43)