.Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động kiểm tra – đánh giá

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các trường THCS thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh (Trang 50)

Cơ sở vật chất trang thiết bị đầy đủ sẽ là tiền đề thuận lợi cho tổ chức hoạt động kiểm tra - đánh giá. Đặc biệt cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin tốt, đội ngũ giáo viên, nhân viên thành thạo tin học thì hoạt động kiểm tra đánh giá sẽ gặt hái nhiều thành cơng. Ngồi ra, cơ sở vật chất trang thiết bị thiếu thốn khiến cho việc tổ chức, triển khai gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Đây là nguyên nhân, là rào cản cho tiến trình đổi mới cũng như duy trì hoạt động kiểm tra - đánh giá.

1.4.3. Những yêu cầu về quản lí hoạt động kiểm tra – đánh giá trong giai đoạn hiện nay

Quản lý kiểm tra - đánh giá là hoạt động vô cùng quan trọng bởi nó là yếu tố quyết định để đảm bảo chất lượng kiểm tra - đánh giá. Muốn quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá hiệu quả phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Có kế hoạch kiểm tra - đánh giá cụ thể, với mục đích cụ thể cho từng đợt. - Nội dung, mục tiêu cho từng đợt kiểm tra

- Có ngân hàng câu hỏi thi và quy trình kiểm tra có khả năng đánh giá toàn diện kiến thức của học sinh. Việc thi phải được đánh giá cùng một chuẩn mực chung mới đảm bảo chất lượng giáo dục. Vì vậy việc xây dựng ngân hàng câu hỏi thi để hình thành ngân hàng đề thi là điều rất quan trọng. Với ngân hàng câu hỏi, người dạy buộc phải giảng dạy đúng chương trình đã quy định và người học khơng thể học tủ được.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 39

đánh giá kết quả của học sinh vừa phản ánh kiến thức của học sinh đã được tích lũy đồng thời có tác động trở lại với quá trình học tập. Nếu hoạt động kiểm tra - đánh giá khách quan, cơng bằng thì có tác động tích cực với q trình dạy học. Nếu việc đánh giá khơng khách quan sẽ có tác động tiêu cực hoặc tạo ra “thành tích giả”. Vì vậy để phát huy tính tích cực của học sinh, việc thực hiện tốt khâu kiểm tra – thi và đánh giá kết quả khách quan, công bằng là một trong những điều kiện tiên quyết.

- Thanh tra, kiểm tra hoạt động kiểm tra - đánh giá để có các điều chỉnh kịp thời để nâng cao chất lượng kiểm tra - đánh giá.

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1 luận văn đã đề cập đến các khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài như: kiểm tra, đánh giá và quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Luận văn cũng đã phân tích đánh giá một số cơng trình nghiên cứu về hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng như công tác quản lý hoạt động này ở trường THCS. Qua phân tích đánh giá về mặt lí luận có thể thấy được hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đã có nhiều cơng trình đã được cơng bố liên quan đến hoạt động kiểm tra - đánh giá ở nhiều cấp học, bậc học khác nhau và đã có một số cơng trình ở một số trường ở một địa bàn nhất định. Tuy nhiên đặc thù ở tỉnh Quảng Ninh biện pháp quản lí hoạt động kiểm tra - đánh giá chưa đem lại hiệu quả cao trong chất lương dạy học.

Từ những lý luận cơ bản trên đây là cơ sở, là nền tảng để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu thực trạng vấn đề và là căn cứ khoa học để đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các trường THCS thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong giai đoạn hiện nay.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 40

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

VÀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH

2.1. Khái quát về địa lý, văn hóa - xã hội thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh Quảng Ninh

* Địa lý tự nhiên

Thành phố Cẩm Phả là đơn vị hành chính đơng dân thứ hai của tỉnh Quảng Ninh sau thành phố Hạ Long. Là trung tâm khai thác, chế biến và tiêu thụ than lớn nhất cả nước, trung tâm cơng nghiệp về cơ khí, điện kỹ thuật cao, là một trong những trung tâm thương mại và du lịch của Tỉnh, có vị trí quan trọng về an ninh - quốc phòng và giữ vai trò quan trọng trong tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phịng - Quảng Ninh. Thành phố có 16 đơn vị hành chính (13 phường và 3 xã); tổng diện tích tự nhiên 48.645 ha với dân số 195.800 người.

Thành phố có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất đặc thù là có trữ lượng than đá lớn, chất lượng tốt, có vịnh Bái Tử Long thơ mộng và xinh đẹp, có trữ lượng lớn về vật liệu xây dựng, đá vơi... giữ vai trị quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội của tỉnh Quảng Ninh. Với đặc thù vị trí và cảnh quan thiên nhiên rất thuận tiện cho việc phát triển kinh tế - xã hội về sản xuất công nghiệp, thương mại dịch vụ và du lịch, đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản.

Hệ thống giao thông: Quốc lộ 18A từ Hà Nội đi Móng Cái qua địa bàn thành phố gần 70km là tuyến giao thơng đối ngoại chính của thành phố. Tỉnh lộ 326 từ Hồnh Bồ đi Mơng Dương (thường gọi là đường 18B), Tỉnh lộ 329 từ Mông Dương đi Ba Chẽ với tổng chiều dài khoảng 40km. Thành phố có cảng

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 41

Cửa Ơng - cảng quốc gia, cảng Hịn Nét phục vụ xuất khẩu than, các tàu lớn 6 - 7 vạn tấn có thể ra vào cảng. Ngồi ra cịn có 6 cảng nội địa phục vụ xuất nhập hàng hoá, vật liệu, phục vụ du lịch, thăm quan vịnh Bái Tử Long, vịnh Hạ Long. Cẩm Phả có thế mạnh về phát triển công nghiệp (khai thác than, nhiệt điện, cơ khí, vật liệu xây dựng), cảng biển, thương mại - dịch vụ và du lịch. Trên địa bàn thành phố có khu di tích lịch sử văn hóa đền Cửa Ơng, di tích Vũng Đục. Hệ thống đảo, hang động phát triển du lịch tham quan thắng cảnh trên vịnh Bái Tử Long như: đảo Nêm, Cống Đông, Cống Tây, động Hang Hanh, quần thể hang động Vũng Đục... khu nghỉ dưỡng khống nóng hồ Đá Chồng (Cẩm Thuỷ - Cẩm Thạch), khoáng nóng Quang Hanh. Trên địa bàn thành phố có khoảng 900 doanh nghiệp Trung ương và địa phương, trong đó tập trung nhiều doanh nghiệp, đơn vị thuộc Tập đồn Cơng nghiệp than - khống sản Việt Nam - Vinacomin như: Công ty Cổ phần Than Đèo Nai, Công ty Than Cọc Sáu, Công ty TNHH MTV than Thống Nhất, Công ty Than Mông Dương...

Từ khi mới thành lập, Cẩm Phả được xác định là thành phố cơng nghiệp đơ thị phía Đơng Bắc của tỉnh Quảng Ninh. Sau 50 năm được thành lập, ngày 06/01/2005, thành phố được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại III. Hiện tại, tỉnh Quảng Ninh đã quan tâm quy hoạch, định hướng phát triển, có kế hoạch, cơ chế chính sách đặc thù riêng, ưu tiên đầu tư phát triển để Cẩm Phả xứng tầm là đô thị công nghiệp, cảng biển, dịch vụ du lịch phía Đơng Bắc của Tỉnh. Trong những năm gần đây, Đảng bộ và nhân dân thành phố Cẩm Phả đã có sự đồng thuận cao, xây dựng chính quyền, xây dựng đơ thị có bước phát triển vượt bậc.

Thành phố Cẩm Phả có phía Bắc giáp huyện Ba Chẽ và huyện Tiên Yên, phía Nam giáp vịnh Bái Tử Long, phía Đơng giáp huyện Vân Đồn, phía Tây giáp huyện Hồnh Bồ và Thành phố Hạ Long. Cách Hà Nội 180km, thành phố Hải Phòng 100km, thành phố Hạ Long 30km, thành phố Móng Cái 170km.

* Về kinh tế:

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 42

thành phố là: Công nghiệp - dịch vụ - Nông lâm thủy sản, tập trung đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ. Trong những năm qua, thành phố Cẩm Phả đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, đời sống nhân dân được nâng cao về vật chất và tinh thần. Năm 2011, tốc độ tăng trưởng đạt 14,3%. (Trong đó: Dịch vụ tăng 17,9%; Công nghiệp, xây dựng tăng 13,6%; Nông nghiệp tăng 3,3%). Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp, xây dựng chiếm 73,5%; Thương mại, dịch vụ 25,1%; Nông, lâm, thuỷ sản 1,4%. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 9.900 tỷ, tăng 88% so với cùng kỳ, trong đó thu ngân sách Trung ương đạt 5.915 tỷ đồng; Thu ngân sách thành phố đạt 694 tỷ = 146,95% kế hoạch tỉnh = 125,3% kế hoạch thành phố và tăng 41% so với cùng kỳ. Đã đáp ứng được nhu cầu chi thường xuyên và dành trên 46,75% tổng chi 2 cấp để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Điển hình là đầu tư xây dựng các cơng trình chỉnh trang đơ thị, các cơng trình xây dựng nơng thơn mới, trường học, Trạm y tế, nhà sinh hoạt cộng đồng...

Cơ cấu kinh tế đến năm 2015 là: công nghiệp và xây dựng chiếm 74,5%, các ngành dịch vụ chiếm 24,53%; nông - lâm - thuỷ sản chiếm 0,97%; Tổng thu ngân sách Nhà nước tăng từ 5% trở lên; thu ngân sách thành phố hàng năm vượt 10 % trở lên so với kế hoạch tỉnh giao.

* Về Giáo dục và Đào tạo: Tồn thành phố có 7 trường THPT, 17 trường

THCS, 02 Trung tâm giáo dục thường xuyên, 01 trường Cao đẳng, 22 trường Tiểu học và 17 trường Mầm non. Mạng lưới các trường trung học cơ sở được phân bố hợp lý trên địa bàn Thành phố đảm bảo cho học sinh không phải đi học quá xa và đáp ứng được với nhu cầu học tập của học sinh. (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2012 - 2013, Phòng GD&ĐT Cẩm Phả)

Trong những năm gần đây thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng triển khai Nghị Quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, thực hiện nghị quyết Đảng bộ Tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIII, Nghị quyết Đảng bộ Thành phố Cẩm Phả lần thứ XXI, ngành giáo dục Cẩm Phả đã có bước chuyển mình rõ rệt, phát triển mạnh cả về quy mơ lẫn chất lượng giáo dục tồn diện ở tất cả các cấp

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 43

học, bậc học, ngành học. Đội ngũ giáo viên đã tương đối đủ ở tất cả các cấp học. Chất lượng GD&ĐT đặc biệt ở cấp THCS phát triển bền vững với kết quả năm sau cao hơn năm trước.

2.2. Thực trạng hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các trƣờng THCS, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ở các trƣờng THCS, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

2.2.1. Quy mô học sinh cấp THCS thành phố Cẩm Phả

Những năm qua sự nghiệp giáo dục của thành phố Cẩm Phả đã được các cấp uỷ Đảng, chính quyền đặc biệt quan tâm và coi trọng, chất lượng giáo dục ngày càng được củng cố và nâng cao. Cẩm Phả là địa phương đạt phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi năm 1997 và phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2002. Quy mô trường, lớp ổn định, chất lượng giáo dục ngày một cao hơn. Các cấp học được đầu tư ngày càng đầy đủ về cơ sở vật chất phục vụ dạy và học. Đội ngũ cán bộ quản lý cơ bản đã đáp ứng được với yêu cầu, đội ngũ giáo viên đã từng bước được chuẩn hố. Cơng tác xã hội hố giáo dục được đẩy mạnh.

Diễn biến sĩ số 04 năm qua như sau:

Bảng 2.1. Quy mô mạng lƣới trƣờng, lớp, học sinh cấp THCS thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

Năm học lớp Số học sinh Tổng số

Bình quân HS/lớp

Khối 6 Khối 7 Khối 8 Khối 9

2009 - 2010 283 9851 34,8 2195 2324 2692 2640 2010 - 2011 273 9051 33,2 2033 2180 2287 2515 2011 - 2012 268 8540 31,9 2179 1993 2133 2235 2012 - 2013 237 8323 35,1 2104 2159 1966 2094

(Nguồn: Báo cáo của Phòng GD&ĐT thành phố Cẩm Phả)

Tính đến tháng 5 năm 2013 thành phố Cẩm Phả có 17 trường THCS với 237 lớp với 8323 học sinh, bình quân học sinh trên một lớp đạt 35,1. Như vậy, với sĩ số bình quân học sinh trên một lớp sẽ góp phần nâng cao

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 44 chất lượng giáo dục.

2.2.2. Chất lượng kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các trường THCS, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh từ năm 2009 đến nay trường THCS, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh từ năm 2009 đến nay

Ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Cẩm Phả trong những năm qua đã tham mưu với UBND thành phố và chỉ đạo các trường tập trung mọi điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để thực hiện tốt việc đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy nhờ đó chất lượng giáo dục toàn diện cũng như chất lượng mũi nhọn của thành phố ngày càng được nâng cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh và cấp Quốc gia, thành phố Cẩm Phả luôn được xếp ở vị trí thứ nhì trong tỉnh, ln khẳng định là địa phương có chất lượng giáo dục cao trong toàn tỉnh. Kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.2. Tổng hợp chất lƣợng đại trà của các trƣờng THCS thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh Tổng số HS Giỏi Khá T. Bình Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 2009 - 2010 9851 497 18.39 1275 47.17 928 34.33 5 0.18 0 0 2010 - 2011 9015 1723 19.11 4110 45.59 2884 31.99 298 3.31 0.00 2011 - 2012 8540 1927 22.56 3876 45.39 2469 28.91 265 3.10 0.00 2012- 2013 8323 1928 23.16 3803 45.69 2311 27.77 280 3.36 1 0.01

(Nguồn: Báo cáo của Phòng GD&ĐT thành phố Cẩm Phả)

Mặc dù chất lượng hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh khối THCS trên địa bàn thành phố Cẩm Phả dần được nâng cao. Song tỷ lệ HS có học lực yếu, kém vẫn cịn, đặc biệt là năm học 2012- 2013 tỷ lệ HS học lực yếu là 3,36%, HS học lực kém là 0,01%. Đây là vấn đề cần quan tâm trong những năm học tiếp theo để nâng cao chất lượng trí dục và tiếp tục triển khai có chiều sâu cuộc vận động “Hai không”. Chất lượng học tập yếu, kém qua thực tế điều tra thường ở những trường ở xa trung tâm thành phố, những vùng có cơng

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 45

nghiệp phát triển, những học sinh có bố mẹ đi làm ăn xa lâu ngày mới về nên việc quan tâm đến vấn đề học tập của các cha mẹ học sinh chưa tốt, phó mặc cho nhà trường. Bên cạnh đó cũng cịn có những hạn chế do tổ chức thực hiện nền nếp tổ chức kiểm tra - đánh giá chưa cao, quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá còn lỏng lẻo. Họat động chuyên môn ở các tổ nhóm cịn mang tính chất hành chính chưa đi sâu vào nâng cao chất lượng kiểm tra - đánh giá kết quả. Việc tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ kiểm tra - đánh giá kết quả học tập ít được quan tâm. Việc kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh chưa thật nghiêm túc, cơng tác thi ở một số trường cịn lỏng lẻo, không chặt chẽ dẫn đến nhiều học sinh quay cóp, trao đổi, hỏi bài...giáo viên khơng kiểm sốt,

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các trường THCS thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)