Giải quyết vấn đề nhà ở cho người có thu nhập thấp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chứng khoán hóa các khoản vay thế chấp bất động sản để tạo vốn cho thị trường bất động sản việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 71 - 72)

Bất cứ Chính phủ nào cũng mong muốn đạt tới mục tiêu ổn định – tăng tưởng và giải quyết công ăn việc làm. Để đạt được các mục tiêu đó thì một trong những vấn đề nhức nhối là giải quyết nhà ở cho các hộ gia đình có thu nhập thấp. Tuy nhiên, để đáp ứng được nhu cầu nhà ở thì địi hỏi phải có kinh phí đầu tư rất lớn, song ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp. Theo CBRE Việt Nam, dự báo trong cả năm 2011, TP.HCM sẽ có khoảng 40.000 căn hộ mới cùng khoảng 10.000 căn hộ tồn đọng từ năm 2010. Nghe qua có vẻ như nguồn cung căn hộ ở TP.HCM đang dôi dư, nhưng trên thực tế, nguồn cung vẫn chưa thấm vào đâu so với nhu cầu quá lớn. Theo Chương trình Phát triển nhà ở của TP.HCM đến năm 2010, thì Thành phố phấn đấu đạt trung bình 14,3 m2/người và đến năm 2011 là 15 m2/người. Như vậy, với dân số trên 8 triệu dân, hiện mỗi năm Thành phố cần thêm gần 6 triệu m2 nhà ở, tương đương gần 60.000 căn hộ có diện tích 100 m2. Ngồi ra, hiện mỗi năm TP.HCM có khoảng 50.000 cặp đăng ký kết hôn, cũng cần một số lượng căn hộ tương đương. Do vậy, có thể nói, thị trường bất động sản TP.HCM đang đứng trước nghịch lý cung - cầu: vừa thiếu nhà ở cho người có thu nhập thấp nhưng lại vừa thừa nhà ở cho người có thu nhập cao. Do đó, để hoàn thành kế hoạch đề ra cần phải huy động thêm từ các nguồn khác. Kênh huy động vốn chủ yếu hiện nay ở Việt Nam là từ các NHTM. Tuy nhiên, NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ nên họ cũng tính tốn đến luồng di chuyển tiền tệ và hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng do đó ngân hàng khơng muốn tập trung quá nhiều vào

việc cho vay thế chấp bất động sản để hạn chế rủi ro. Mặt khác, với những qui định hạn chế cho vay thế chấp bất động sản của Ngân hàng Nhà nước cũng như chi phí vay quá cao nên kênh huy động từ ngân hàng cũng không thể đáp ứng được nhu cầu đầu tư bất động sản.

Vì vậy, chứng khốn hóa các khoản vay thế chấp bất động sản là hướng đi mới nhằm tạo ra kênh huy động vốn mới nhằm đáp ứng nhu cầu về nhà ở và thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của Chính phủ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chứng khoán hóa các khoản vay thế chấp bất động sản để tạo vốn cho thị trường bất động sản việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)