Lợi nhuận – Earnings

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu theo mô hình camels his (Trang 30 - 31)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.3. Các nhân tố thuộc mơ hình CAMELS HIS

2.3.1.4. Lợi nhuận – Earnings

Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt, vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu của mỗi NH. Và lợi nhuận chính là nhân tố tổng hợp phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH, qua đó đánh giá năng lực quản lý và chất lượng chiến lược kinh doanh của NH thành công hay thất bại. Một NH có mức lợi nhuận dương và tăng trưởng hằng năm, sẽ hình thành nên nguồn vốn bổ sung giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, bù đắp tổn thất rủi ro tín dụng và trích lập dự phịng đầy đủ. Đồng thời, vị thế NH được nâng cao dẫn đến thu hút thêm vốn và sự hỗ trợ phát triển trong tương lai từ phía các nhà đầu tư.

Một NH có mức lợi nhuận cao chưa hẳn là tốt, để có mức lợi nhuận như vậy có thể NH này đã chấp nhận một cơ cấu tài sản có độ rủi ro cao. Khi xét đến nhân tố lợi nhuận, cần phân tích lợi nhuận trong mối quan hệ với các nhân tố quản lý khác, chẳng hạn như mức độ thanh khoản, mức chấp nhận rủi ro, cơ cấu tài sản cũng như triển vọng phát triển lâu dài của hệ thống NH.

Khi cường độ cạnh tranh trong ngành càng gia tăng thì mức chênh lệch lãi suất bình qn giữa các NH có xu hướng càng giảm. Điều này khiến cho các NH phải tìm cách bù đắp sự chênh lệch mất đi này, bằng cách thu phí từ các sản phẩm, dịch vụ mới đa dạng hơn, giảm chi phí hoạt động tới mức thấp nhất, đồng thời

phải hạn chế được những rủi ro, thất thốt thơng qua các chính sách, biện pháp quản lý và phải tạo ra cơ cấu nguồn vốn và tài sản hợp lý.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu theo mô hình camels his (Trang 30 - 31)