Thanh khoản – Liquidity

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu theo mô hình camels his (Trang 31 - 32)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.3. Các nhân tố thuộc mơ hình CAMELS HIS

2.3.1.5. Thanh khoản – Liquidity

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của bất kỳ một NH là bảo đảm khả năng thanh khoản. Điều này có nghĩa là, NH có sẵn lượng vốn khả dụng trong tay hoặc có thể tiếp cận dễ dàng các nguồn vốn vay mượn bên ngồi với chi phí hợp lý và kịp thời khi cần đến hoặc có thể nhanh chóng bán bớt một số tài sản ở mức giá thỏa đáng để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh. Hiện tượng thiếu hụt thanh khoản là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy NH đang ở trong tình trạng khó khăn tài chính nghiêm trọng. Hậu quả tiếp theo có thể NH mất dần các khoản tiền gửi cũ vì áp lực rút tiền ngày càng gia tăng, khơng thể thu hút thêm các khoản tiền gửi mới vì thái độ dè dặt của công chúng, dẫn đến NH phải huy động vốn và đi vay với mức lãi suất cao, lợi nhuận càng suy giảm. Tình trạng thiếu hụt thanh khoản càng kéo dài với mức độ lớn có thể sẽ dẫn đến phá sản mặc dù NH vẫn còn khả năng trả nợ và tác động xấu đến cả hệ thống NH. Chính vì vậy, khả năng thanh khoản trở thành thước đo quan trọng về uy tín hay niềm tin của cơng chúng vào mức độ an tồn của mỗi NH cũng như toàn hệ thống NH.

Để đảm bảo khả năng thanh khoản, NH phải quản lý có hiệu quả cấu trúc tính lỏng của tài sản và cấu trúc danh mục của nguồn vốn. Đó là, NH cần phải xem xét các yếu tố thể hiện mức độ thanh khoản dựa trên việc đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh, bao gồm mức biến động của tiền gửi, mức độ phụ thuộc vào nguồn vốn nhạy cảm với rủi ro, khả năng sẵn có của những tài sản có thể chuyển đổi nhanh chóng thành tiền mặt, khả năng tiếp cận đến thị trường tiền tệ, quy mô và khả năng sử dụng dự kiến của các cam kết cấp tín dụng, mức độ hiệu quả nói chung của chiến lược, chính sách quản lý tài sản nợ và tài sản Có, chính sách thanh khoản nội bộ của NH. NH cần tuân thủ nguyên tắc dự báo nhu cầu thanh khoản trong từng thời điểm để có thể đón đầu xử lý phần thanh khoản thặng dư hay thâm hụt sẽ xuất hiện. Bởi vì, nếu thanh khoản thặng dư khơng được đầu

tư sẽ làm giảm thu nhập của NH, trong khi đó, thâm hụt thanh khoản thì NH phải đối mặt với việc vay mượn với lãi suất cao hơn hay bán tài sản có thể bị ép giá và tốn kém các chi phí giao dịch khác.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu theo mô hình camels his (Trang 31 - 32)