Phân tích mức độ an toàn vốn – Capital Adequacy

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu theo mô hình camels his (Trang 40 - 44)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

3.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của ACB theo CAMELS HIS

3.2.1. Phân tích mức độ an toàn vốn – Capital Adequacy

Bảng 3.1: Các chỉ tiêu tài chính đánh giá mức độ an toàn vốn

(ĐVT: %, lần)

STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

1 Tăng trưởng VCSH 24,1% 30,1% 12,6% 5,1% 5,6% -1% -0,86%

2 Tỷ lệ an toàn vốn

tối thiểu (CAR) 12,44% 9,73% 10.6% 9,25% 11,2% 14,7% 14,1% 3 Hệ số đảm bảo của VCSH đ/v nguồn vốn huy động 10,48% 10,38% 8,42% 6,76% 9,08% 8,57% 7,71% 4 Hệ số địn bẩy tài chính 12,6 15,6 17 22,5 13 12,3 13,5 5 Tỷ lệ đầu tư TSCĐ 14,1% 13,2% 15% 17,6% 37,1% 49% 25,5% 6 Tỷ lệ đầu tư tài chính 314,7% 318,3% 423,7% 218,2% 192,7% 267,8% 320% 7 Tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần 15,2% 11,8% 26,4% 29,7% 11,2% 7,4% 7,15%

(Nguồn: Tác giả tính tốn từ số liệu trong BCTC của ACB 2008-2014) Xem xét các chỉ tiêu tài chính đánh giá mức độ an toàn vốn của ACB trong giai đoạn 2008-2014, một số đánh giá có thể rút ra như sau:

Tính đến cuối năm 2014, tổng giá trị VCSH của ACB đạt mức 12.397.303 triệu đồng, trong đó vốn điều lệ là xấp xỉ 9.377 tỷ đồng, đáp ứng được quy định của NHNN về mức vốn tối thiểu 3000 tỷ đồng, nó là cơ sở đảm bảo năng lực tài chính cho các hoạt động kinh doanh của NH. Sự tăng trưởng VCSH năm 2013 và 2014 của ACB có sự sụt giảm so với năm 2012 với tỷ lệ tương ứng là -1% và - 0,86%, nó xuất phát từ sự sụt giảm nghiêm trọng của tổng tài sản năm 2011: 281.019.319 triệu, năm 2012 còn lại chỉ 176.307.607 và năm 2013 là 166.598.989 triệu, năm 2014 có tăng lên nhưng khơng nhiều (179.609.771 triệu) đồng thời là sự

gia tăng trong tổng nợ phải trả như năm 2013 là 154.094.787 triệu, đến năm 2014 tăng lên 167.212.468 triệu. Một trong những nguyên nhân có thể kể đến là do ACB không thu hồi được các khoản tiền gửi và cho vay, làm giảm thu nhập đồng thời gia tăng chi phí trong việc trích lập dự phịng cho các khoản tiền gửi và cho vay chuyển sang các nhóm nợ cao hơn. Cụ thể là ACB không thu được số tiền bồi thường theo quyết định của Tòa án là 694.830 triệu trong vụ việc ACB đã ủy thác cho nhân viên gửi tiền có kỳ hạn tại NH A; ACB bị thiệt hại kinh tế với số tiền giảm khoản lãi dự thu là 368.132 triệu đối với khoản cho vay NH C; khoản tiền gửi có kỳ hạn tại NH D với số tiền 400.000 triệu đã quá hạn được phân loại vào Nhóm 2-Nợ cần chú ý; 8.966 triệu số dư nợ cho vay một Tổng công ty Nhà nước và 500.000 triệu trái phiếu do Tổng công ty này phát hành được phân loại Nhóm 3- Nợ dưới tiêu chuẩn và Các số dư nợ cho vay và dư nợ trái phiếu của Nhóm sáu cơng ty được phân loại vào Nhóm 2 – Nợ cần chú ý. Điều này còn được thể hiện qua hệ số đảm bảo của VCSH đối với nguồn vốn huy động giảm dần ở mức 9,08%, 8,57%, 7,71% từ 2012 đến 2014. Khả năng chi trả và đảm bảo khả năng mất vốn của người gửi tiền tại ACB bị giảm dần trong giai đoạn sau năm 2012 khi cả tổng tài sản và vốn chủ sở hữu có sự sụt giảm.

Ba tỷ lệ đầu tư TSCĐ, tỷ lệ đầu tư tài chính, tỷ lệ góp vốn mua cổ phần thể hiện mức độ tài trợ của VCSH đối với các hoạt động tương ứng: đầu tư TSCĐ, đầu tư tài chính và hoạt động góp vốn, mua cổ phần của ACB. Chỉ tiêu tỷ lệ đầu tư vào TSCĐ của ACB luôn thấp hơn 50% VCSH và tỷ lệ góp vốn mua cổ phần các năm thấp hơn 30% VCSH. Điều này phù hợp với quy định trong Luật các TCTD tương ứng hai tỷ lệ này là 50% và 40%. Năm 2013, tỷ lệ đầu tư TSCĐ ở mức 49%, gần với mức cao nhất của quy định đưa ra (50%).

Đối với hoạt động đầu tư góp vốn, mua cổ phần, ACB đã thực hiện đầu tư vào Công ty Cổ phần Dịch vụ Bảo vệ NH Á Châu (“ACBD”) với hình thức cơng ty liên kết mặc dù ACB chỉ sở hữu 10% tỷ lệ phần góp vốn, nguyên nhân là do: ACB có đại diện trong Hội đồng quản trị hoặc cấp quản lý tương đương của công ty này; ACB có quyền tham gia vào q trình hoạch định chính sách và ACB có

ảnh hưởng đáng kể đối với chính sách tài chính và hoạt động của cơng ty này. Ngồi ra, ACB đã đầu tư vào vào Cơng ty Cổ phần Sài Gịn kim hồn ACB-SJC (“ACB-SJC”) dưới hình thức liên doanh với tỷ lệ sở hữu 10% do ACB có ký hợp đồng đồng kiểm sốt với bên liên doanh và tất cả các quyết định chiến lược về tài chính và hoạt động đều phải có sự nhất trí của ACB và bên liên doanh. Một điều đáng chú ý khác là khoản đầu tư vào các tổ chức kinh tế trong nước đã niêm yết với số tiền 20.939 triệu chứng khốn vốn mà cơng ty con của ACB là ACBS đầu tư thông qua hợp đồng hợp tác đầu tư với một cơng ty trong Nhóm sáu cơng ty.

Cịn tỷ lệ đầu tư tài chính của ACB ln ở mức cao, dẫn đến ACB có thể phải chịu rủi ro về giá cả và lãi suất khi các chứng khoán đầu tư mà ACB nắm giữ trong ngắn hạn sẵn sàng để bán hay dài hạn giữ đến ngày đáo hạn có sự biến động. Trong đó, trái phiếu do Tổng công ty Nhà nước và ba công ty trong Nhóm sáu cơng ty phát hành là hai hoạt động có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ACB khi ACB không thể thu hồi vốn khi trái phiếu này khi đến hạn hay khơng thể bán chúng đi vì có tính thanh khoản thấp, khơng có nhà đầu tư muốn mua hai trái phiếu này.

Biểu đồ 3.1: Hệ số đảm bảo của VCSH đối với nguồn vốn huy động và CAR

(ĐVT: triệu đồng, %)

(Nguồn: Tác giả tính tốn từ số liệu trong BCTC của ACB 2008-2014) Hệ số đảm bảo của VCSH đối với nguồn vốn huy động

và CAR 0 20,000,000 40,000,000 60,000,000 80,000,000 100,000,000 120,000,000 140,000,000 160,000,000 180,000,000 200,000,000 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tr iệ u đồ ng 0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00% 16.00% VCSH Nguồn vốn huy động

Qua biểu đồ 3.1 cho thấy tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) trong giai đoạn 2008- 2014 ln được ACB được duy trì ở mức cao, đáp ứng được quy định của NHNN không nhỏ hơn 9% trong đó năm 2008 đạt 12,44% cao hơn khá nhiều so với mức 9,87% của toàn ngành, năm 2013, 2014 lần lượt đạt mức 14,7%, 14,1%. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với mức quy định chứng tỏ ACB có thể đáp ứng đủ vốn cho những nhu cầu rút tiền, xin vay, đầu tư, bảo lãnh…phát sinh và có khả năng đối phó trước các cú sốc bất thường xảy ra, từ đó, đảm bảo được an tồn trong hoạt động kinh doanh. Nhưng, nó cũng đồng nghĩa với việc thu nhập có được sẽ giảm đi vì ACB đã thực hiện các hoạt động sử dụng vốn ở mức quá an toàn với lãi suất sinh lợi thấp. Năm 2011 có sự giảm sâu của cả tỷ lệ an toàn tối thiểu CAR và hệ số đảm bảo của VCSH đối với nguồn vốn huy động, với tỷ lệ lần lượt là 9,25% và 6,76%. Nhưng bắt đầu từ 2012 đến 2014, hai chỉ tiêu này có sự biến động ngược chiều nhau. Điều này thể hiện có sự giảm sút trong khả năng đảm bảo không bị mất vốn của khách hàng gửi tiền tại ACB.

Biểu đồ 3.2: Nợ phải trả, VCSH và Hệ số địn bẩy tài chính

(ĐVT: triệu đồng, lần)

(Nguồn: Tác giả tính tốn từ số liệu trong BCTC của ACB 2008-2014) Qua biểu đồ 3.2 cho thấy hệ số địn bẩy tài chính của ACB được duy trì ở mức trên 12 lần, với năm 2011 đạt giá trị cao nhất là 22,5 lần. Việc sử dụng đòn bẩy tài

Nợ phải trả, VCSH và Hệ số địn bẩy tài chính

0 50,000,000 100,000,000 150,000,000 200,000,000 250,000,000 300,000,000 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tr iệ u đồng 1 6 11 16 21 26 Lầ n Nợ phải trả VCSH Hệ số đòn bẩy tài chính

chính cao sẽ tiềm ẩn rủi ro tài chính cao. ACB đã thực hiện cấu trúc vốn sử dụng nhiều nguồn tài trợ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh đồng nghĩa với việc ACB chấp nhận các rủi ro tài chính sẽ gặp phải. Những năm gần đây, có sự ổn định trong hoạt động tài chính khi hệ số này chỉ dao động xung quanh 12, 13 lần.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu theo mô hình camels his (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)