Các nhân tố mở rộng – HIS

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu theo mô hình camels his (Trang 32)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.3. Các nhân tố thuộc mơ hình CAMELS HIS

2.3.2. Các nhân tố mở rộng – HIS

2.3.2.1. Nguồn nhân lực – Human Resources

Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp nói chung và NH nói riêng, bao gồm cấp quản trị cao nhất là hội đồng quản trị và ban giám đốc, cán bộ quản lý, nhân viên và các chun gia. Mỗi một vị trí có vai trị và nhiệm vụ khác nhau: cán bộ lãnh đạo cao cấp - Hội đồng quản trị là người hoạch định đường lối chiến lược kinh doanh của NH, đưa ra các chính sách sử dụng và phát triển nhân lực, quyết định cơ cấu tổ chức và hoạt động; cán bộ quản lý - ban (tổng) giám đốc và trưởng các phịng ban có vai trị rất lớn trong việc điều hành hoạt động, trực tiếp tiếp xúc với nhân viên, bố trí cơng việc, kiểm tra, đôn đốc nhân viên làm việc, chuyển giao kinh nghiệm cho nhân viên và duy trì khơng khí làm việc thuận lợi. Nhân viên có chức năng tác nghiệp là người thực hiện các công

việc cụ thể, phối hợp với các nhân viên khác hồn thành cơng việc được giao. Các chuyên gia là những người có nhiều kinh nghiệm, kiến thức về một số lĩnh vực chun mơn, có vai trị tư vấn hay tham mưu cho các cấp lãnh đạo hoặc các bộ phận khác hoặc các cấp nhân viên, đưa ra lời khuyến nghị, cảnh cáo hoặc những đề xuất nhằm mục đích tham khảo, chọn lọc các phương án để ra quyết định tốt nhất. Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố giúp đánh giá sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng đối với sự cung ứng các sản phẩm, dịch vụ của NH, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của NH.

Quản trị nguồn nhân lực là việc sử dụng nguồn lao động đang có để thực hiện các mục tiêu mong muốn mà tổ chức đã vạch ra một cách hiệu quả nhất, bắt đầu từ việc sử dụng, bố trí lực lượng lao động vào các bộ phận, vị trí cụ thể theo tiêu chí “bố trí đúng người vào đúng vị trí” để thực hiện các nhiệm vụ tương ứng, quan trọng hơn hết là tạo ra những tố chất lao động mới như sự hoàn thiện nghề nghiệp, khả năng sáng tạo, bản lĩnh ứng phó những thử thách, lịng trung thành, bầu khơng khí thân thiện hịa hợp…Chính điều này sẽ giúp NH đảm bảo sự phát triển liên tục, bền vững trong dài hạn và thích nghi với những biến động khơng ngừng của môi trường. Quản trị nguồn nhân lực hiệu quả sẽ sử dụng lực lượng lao động hợp lý để hồn thành một khối lượng cơng việc được giao với thời gian và chi phí thấp nhất, giúp nâng cao hiệu suất lao động của mỗi nhân viên, nâng cao hiệu suất công việc bằng việc hình thành khơng khí làm việc lạc quan, sự hợp tác chặt chẽ giữa các cá nhân và phát triển mối quan hệ tốt đẹp trong tập thể.

Năng lực quản trị nguồn nhân lực được đánh giá thông qua: Tuyển dụng và chính sách đãi ngộ; Sự phân công trách nhiệm rõ ràng trong tổ chức; Kết quả công việc được đánh giá và khen thưởng công bằng; Môi trường làm việc chuyên nghiệp tạo điều kiện cho nhân viên phát triển…Các dấu hiệu cảnh báo có vấn đề về quản trị nguồn nhân lực: cán bộ nhân viên khơng có động cơ làm việc hay có nhiều ý kiến than phiền…

2.3.2.2 . Kiểm soát nội bộ – Internal Control

Mỗi NH đều cần phải xây dựng một hệ thống kiểm sốt nội bộ trong đó ban hành các quy trình nghiệp vụ đối với tất cả các hoạt động chính, có sự phân tách trách nhiệm giữa các phịng ban, giữa các cán bộ trong cùng một phòng ban và có bộ phận kiểm tra độc lập được thiết lập và hoạt động hiệu quả. Cụ thể là: Các thủ tục cần thiết trong việc cho vay và thu nợ, đặc biệt hệ thống có hai chữ ký trong quy trình kiểm sốt hoạt động cho vay; Tính chính xác trong việc ghi nhận doanh thu và chi phí; Các biện pháp đảm bảo an toàn cần thiết trong quản lý và lưu trữ tiền tệ; Tính đầy đủ của các thủ tục kiểm soát và giám định; Mức độ thường xuyên và chương trình các chuyến kiểm tra địa bàn.

Các dấu hiệu cảnh báo có vấn đề về kiểm sốt nội bộ: Trình độ cán bộ kiểm sốt nội bộ yếu kém; Các chính sách, quy trình khơng rõ ràng, dễ gây nhầm lẫn; Sự can thiệp của lãnh đạo cấp cao vào hoạt động kiểm soát nội bộ; Các chuyến kiểm tra địa bàn thưa thớt và bị bỏ qua.

2.3.2.3. Các hệ thống – Systems - Hệ thống kế tốn - Hệ thống kế tốn

• Ghi nhận các giao dịch kịp thời, chính xác

• Tần suất và độ nghiêm trọng của các lỗi ghi chép - Hệ thống thông tin quản lý – MIS

MIS là hệ thống thông tin quản lý trợ giúp điều hành tác nghiệp xây dựng trên giải pháp cổng thông tin điện tử (Portal), gồm 2 phần: Thông tin Public cho khách hàng và các đối tác; Quản lý thông tin nội bộ trong doanh nghiệp. MIS đáp ứng nhu cầu cập nhật, theo dõi và quản lý thông tin nội bộ như trao đổi văn bản, giao việc, nhắc việc, báo cáo công việc, tiến độ xử lý, lịch làm việc, lịch công tác, bản tin, thông báo nội bộ, đăng ký lịch tuần, nhận và gửi báo cáo tuần, tổng hợp báo tuần và gửi biên bản giao ban, danh bạ thông tin cá nhân của tồn bộ cán bộ cơng nhân viên trong công ty và các đơn vị liên quan, vật tư công cụ, quản lý hợp đồng,

quản lý báo cáo tháng, quản lý đánh giá chất lượng…. từ đó, lãnh đạo, cán bộ phụ trách, cán bộ chun mơn nhanh chóng, chính xác và có đầy đủ thơng tin để đưa ra những quyết định kịp thời và tối ưu. MIS giúp kiểm sốt, quản lý thơng tin tập trung và thống nhất, được diễn ra trên một cổng duy nhất, mỗi thành viên có một tài khoản duy nhất để đăng nhập hệ thống, quản lý công việc mọi lúc mọi nơi, nâng cao hiệu quả xử lý cơng việc, tiết kiệm thời gian, chi phí và xây dựng nên tác phong làm việc chuyên nghiệp và hiện đại.

Để đánh giá hiệu quả chất lượng sử dụng của hệ thống quản lý thông tin, căn cứ vào các tiêu chí như: Mức độ máy tính hóa và thủ cơng; Quy trình thu thập, quản lý thơng tin; Tính chính xác, thích hợp và tiện lợi của các báo cáo từ MIS.

2.4. Lược khảo các nghiên cứu trước đây về đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM doanh của NHTM

Trong những năm gần đây, có khá nhiều nghiên cứu tìm hiểu mơ hình CAMELS. Tiêu biểu có thể kể đến là:

• Ngô Thị Duy Linh, Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Công Thương Việt Nam và Võ Thị Hồng Điệp, Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Đơng Á theo mơ hình CAMELS, luận văn thạc sĩ 2013. Hai đề tài này có một điểm chung là đã sử dụng mơ hình CAMELS để thực hiện đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH, qua đó, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Nhưng trong hai đề tài này, khung phân tích mơ hình CAMELS chưa được xây dựng hồn thiện. Vì vậy, chưa thể đánh giá tồn diện tất cả các hoạt động của NHTM.

• Trương Huỳnh Phúc, Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài gòn, luận văn thạc sĩ kinh tế 2013. Đề tài đã đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài gịn thơng qua phương pháp phân tích định tính theo mơ hình CAMELS kết hợp với phân tích định lượng theo mơ hình Thống kê chi phí kế tốn (SCA –

Statistical Cost Acounting Model). Mơ hình SCA giả định rằng tỷ suất lợi nhuận biên trên tài sản là đồng biến và thay đổi tùy theo từng loại TSC, đồng thời nghịch biến và thay đổi tùy theo từng loại TSN, và mở rộng mô hình cơ bản, thêm vào nhân tố tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Nhưng kết quả đạt được sau nghiên cứu cịn vấp phải những hạn chế như: Mơ hình SCA chưa phân tích tác động của các yếu tố định tính về mạng lưới, giá trị thương hiệu, chất lượng nguồn nhân lực và chỉ lấy số liệu phân tích giai đoạn 2008-2011 do tính khơng đồng nhất của dữ liệu cũng như việc mở rộng mơ hình chưa được thực hiện tồn diện khi thiếu các biến vĩ mô khác như lãi suất, tỷ lệ thất nghiệp, mức độ tập trung của thị trường NH.

Qua tìm hiểu, cho thấy nội dung của các nghiên cứu trước đây chỉ tập trung vào việc đánh giá hoặc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH theo phương pháp đánh giá truyền thống sử dụng các nhóm hệ số tài chính cơ bản hoặc áp dụng mơ hình CAMELS trong quản trị rủi ro tại NH. Bên cạnh phân tích định tính qua các nhân tố trong mơ hình CAMELS, một số đề tài nghiên cứu đã tích cực kết hợp với phân tích định lượng nhưng khơng có sự liên kết với mơ hình CAMELS đã phân tích trước đó và kết quả mang lại khơng hiệu quả khi khó tiếp cận nguồn dữ liệu nên việc phân tích khơng tồn diện.

Nghiên cứu đề xuất của tác giả:

Trong luận văn này, để phù hợp với tình huống nghiên cứu, tác giả sẽ thực hiện áp dụng mơ hình mở rộng của CAMELS là mơ hình CAMELS HIS để thực hiện đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu. Và hồn thiện khung phân tích với việc vận dụng các số liệu thực tế trong giai đoạn 2008 – 2014 của Ngân hàng TMCP Á Châu để tính toán theo bảng chỉ tiêu đánh giá từng nhân tố trong mơ hình CAMELS HIS được trình bày trong phụ lục 01- Hệ thống chỉ tiêu đánh giá theo mô hình CAMELS HIS.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, luận văn đã nêu ra cơ sở lý luận hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng. Đồng thời, luận văn đã nêu lên các phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh thơng qua các chỉ tiêu tài chính và theo hiệp ước Basel cũng như theo mơ hình CAMELS HIS. Quan trọng hơn cả, luận văn đã giới thiệu các nhân tố thuộc mơ hình CAMELS HIS để cho thấy lý do tại sao lựa chọn mơ hình này trong việc đánh giá hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu trong giai đoạn nghiên cứu.

Mặt khác, luận văn đã đi tìm hiểu về các nghiên cứu trước đây để đưa ra mơ hình nghiên cứu thích hợp cho đề tài nghiên cứu này. Theo đó, luận văn sẽ thực hiện phương pháp phân tích định tính dựa trên việc phân tích các nhân tố tài chính và phi tài chính theo mơ hình CAMELS HIS để đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu trong giai đoạn 2008-2014; từ đó, đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu.

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH OANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU THEO MƠ HÌNH CAMELS HIS

3.1. Sơ lược về Ngân hàng TMCP Á Châu

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) được thành lập theo Giấy phép số 032/NH-GP do NHNNVN cấp ngày 24/4/1993, và Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân Tp. HCM cấp ngày 13/5/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.

- Tên tổ chức: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU - Tên giao dịch: ASIA COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - Trụ sở chính: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Q.3, Tp. HCM - Điện thoại: (84.8) 3929 0999 Số fax: (84.8) 3839 9885 - Website: www.acb.com.vn

- Vốn điều lệ : 9.376.965.060.000 đồng

- Niêm yết: ACB niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội theo Quyết định số 21/QĐ-TTGDHN ngày 31/10/2006. Cổ phiếu ACB bắt đầu giao dịch vào ngày 21/11/2006.

Loại chứng khoán: Cổ phiếu phổ thơng

Mã chứng khốn: ACB

Mệnh giá: 10.000 đồng/ cổ phiếu

Số lượng chứng khoán niêm yết: 937.659.506 cổ phiếu - Ngành nghề kinh doanh:

Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, khơng kỳ hạn; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các TCTD trong nước; vay vốn của các TCTD khác; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá; hùn vốn và liên doanh theo luật định; làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế; huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ NH khác trong quan hệ với nước ngoài khi được NHNNVN cho phép; hoạt động bao thanh toán, mua bán trái phiếu; hoạt động ủy thác và nhận ủy thác; đại lý

bảo hiểm; cung cấp dịch vụ cho th tài chính; kinh doanh chứng khốn; môi giới và tư vấn đầu tư chứng khốn; lưu ký, tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát ành; các dịch vụ về quản lý quỹ đầu tư và khai thác tài sản, và cung cấp các dịch vụ NH khác.

- Mạng lưới hoạt động:

01 Sở giao dịch, 346 chi nhánh và phòng giao dịch đang hoạt động tại 47 tỉnh thành trong cả nước. Tp. Hồ Chí Minh, miền Đơng Nam bộ và vùng đồng bằng Sơng Hồng là các thị trường trọng yếu tính theo số lượng chi nhánh, phòng giao dịch và tỷ trọng đóng góp của mỗi khu vực vào tổng lợi nhuận NH. Hệ thống ATM: hơn 11.000. Trên 1.800 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ của Trung tâm thẻ ACB đang hoạt động. Và, 1003 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh ACB-Western Union.

3.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của ACB theo mơ hình CAMELS HIS Trên cơ sở khung lý thuyết trên kết hợp với điều kiện về nguồn dữ liệu và khả năng tiếp cận, luận văn sẽ thực hiện phân tích các nhân tố tài chính và phi tài chính theo mơ hình CAMELS HIS để đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu trong giai đoạn 2008-2014.

Luận văn sẽ phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của ACB theo 2 giai đoạn: trước năm 2012 và sau năm 2012, trong đó tập trung phân tích giai đoạn sau năm 2012 khi mà báo cáo tài chính hợp nhất từ năm 2012 đến năm 2014 có các khoản mục được ghi chú với nhiều nghiệp vụ phát sinh2

gây ảnh hưởng đến báo cáo kết quả kinh doanh của ACB. Trong đó, các chỉ tiêu tài chính trong mơ hình CAMELS HIS được tính tốn dựa trên số liệu được thống kê trong phụ lục 04- Bảng cân đối kế toán hợp nhất của Ngân hàng TMCP Á Châu giai đoạn 2008- 2014 và phụ lục 05- Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất của

2 Phụ lục 02. Tóm tắt một số nghiệp vụ phát sinh tại Ngân hàng TMCP Á Châu

Ngân hàng TMCP Á Châu giai đoạn 2008-2014. Và, các biểu đồ được vẽ từ bảng dữ liệu được thống kê trong phụ lục 03 - Danh sách bảng số liệu vẽ biểu đồ.

3.2.1. Phân tích mức độ an tồn vốn – Capital Adequacy

Bảng 3.1: Các chỉ tiêu tài chính đánh giá mức độ an toàn vốn

(ĐVT: %, lần)

STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

1 Tăng trưởng VCSH 24,1% 30,1% 12,6% 5,1% 5,6% -1% -0,86%

2 Tỷ lệ an toàn vốn

tối thiểu (CAR) 12,44% 9,73% 10.6% 9,25% 11,2% 14,7% 14,1% 3 Hệ số đảm bảo của VCSH đ/v nguồn vốn huy động 10,48% 10,38% 8,42% 6,76% 9,08% 8,57% 7,71% 4 Hệ số địn bẩy tài chính 12,6 15,6 17 22,5 13 12,3 13,5 5 Tỷ lệ đầu tư TSCĐ 14,1% 13,2% 15% 17,6% 37,1% 49% 25,5% 6 Tỷ lệ đầu tư tài chính 314,7% 318,3% 423,7% 218,2% 192,7% 267,8% 320% 7 Tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần 15,2% 11,8% 26,4% 29,7% 11,2% 7,4% 7,15%

(Nguồn: Tác giả tính tốn từ số liệu trong BCTC của ACB 2008-2014) Xem xét các chỉ tiêu tài chính đánh giá mức độ an toàn vốn của ACB trong giai đoạn 2008-2014, một số đánh giá có thể rút ra như sau:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu theo mô hình camels his (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)