Những kết quả đã đạt được

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu theo mô hình camels his (Trang 60 - 62)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

3.3. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động kinh doanh của ACB trong gia

3.3.1. Những kết quả đã đạt được

Đảm bảo an toàn vốn

ACB đã thực hiện đảm bảo an toàn vốn với tỷ lệ an toàn vốn tối thiếu đạt mức quy định của NHNN, cụ thể là CAR ≥ 8% (2008-2009) theo Quyết định 457/QĐ- NHNN ban hành ngày 19/04/2005 và CAR ≥ 9% (từ 2010 trở đi) theo Thông tư 13/2010/TT-NHNN ban hành ngày 20/05/2010 cũng như Thông tư mới nhất 36/2014/TT-NHNN ban hành ngày 20/11/2014 quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Mặt khác, ACB đã sử dụng vốn điều lệ theo đúng quy định của NHNN trong việc góp vốn, mua cổ phần và mua sắm TSCĐ và các hoạt động sử dụng vốn điều lệ khác.

Tích cực xử lý nợ xấu, nợ quá hạn

Đối với chất lượng tài sản của ACB, tỷ lệ nợ xấu được giữ nhỏ hơn 3% ( trừ năm 2013: 3,1%) và tỷ lệ dư nợ quá hạn trong giai đoạn trước năm 2012 ln được duy trì ở mức thấp. Trong đó, tài sản Có sinh lời của ACB chiếm một tỷ trọng cao trong cơ cấu danh mục tài sản Có ln lớn hơn 75%. Điều này giúp gia tăng khả năng sinh lợi và mang lại thu nhập cao cho ACB. Và, ACB luôn tuân thủ quy định của NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng đối với các khoản cho vay và ứng trước cho khách hàng, các khoản cho vay các TCTD khác và cam kết ngoại bảng. Đối với các khoản tiền gửi có kỳ hạn và cho vay được xếp vào loại nợ quá hạn, ACB đã tích cực thực hiện các biện pháp khác nhau để xử lý như: cơ cấu lại nợ, giãn thời gian trả nợ, hốn đổi nợ thành các hình thức sở hữu tài sản, các khoản nợ và trái phiếu; hoặc chuyển đổi hình thức sử dụng

vốn từ khoản tiền gửi có kỳ hạn sang khoản vay mới; hoặc thực hiện cấn trừ nợ thơng qua hình thức góp vốn, mua cổ phần. Đồng thời, ACB đã tích cực thực hiện bán nợ xấu cho VAMC với giá trị hơn 1.450 tỷ đồng.

Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý

ACB đã xây dựng được cơ cấu tổ chức hợp lý với bộ máy quản trị có các ủy ban trực thuộc hội đồng quản trị gồm: ủy ban Nhân sự, ủy ban Quản lý rủi ro, ủy ban Tín dụng, ủy ban Đầu tư và ủy ban Chiến lược. Bên cạnh hội sở, các chi nhánh và phòng giao dịch, ACB còn xây dựng các đơn vị có chức năng chuyên biệt như: trung tâm thẻ, trung tâm ATM, trung tâm chuyển tiền nhanh ACB–Western Union, trung tâm Telesales, trung tâm dịch vụ khách hàng 247, trung tâm phê duyệt tín dụng tập trung và trung tâm quản lý nợ. ACB có cơ cấu cổ đơng với các cổ đơng chiến lược nước ngồi là các NH và công ty đầu tư chiếm tỷ lệ lên đến 29,08%, gần chạm mức cao nhất của quy định không quá 30%. Điều này giúp ACB học hỏi kinh nghiệm quản lý rủi ro, quản trị điều hành hoạt động, quy trình nghiệp vụ, sản phẩm dịch vụ NH, gia tăng tài chính, có sự đầu tư sâu hơn về công nghệ hiện đại, nhân sự, cơ sở vật chất…Bên cạnh đó, ACB thực hiện theo đúng các quy định về số lượng thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm sốt; Ban hành đầy đủ, chuẩn hóa và thực hiện đúng các quy chế nội bộ; Hệ thống kiểm tra, kiểm tốn nội bộ tương xứng với quy mơ NH, hoạt động hiệu quả và ban hành quy định về quy trình kiểm tốn nội bộ áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống; Và đảm bảo các quy định của NHNN về cổ đông, cổ phần, cổ phiếu.

Đề ra mục tiêu và chiến lược kinh doanh đúng đắn

ACB đã đề ra mục tiêu và chiến lược kinh doanh đúng đắn khi phấn đấu trở thành NH bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Đây là một định hướng mới đối với hệ thống NH Việt Nam trong việc thực hiện đa dạng hóa các sản phẩm tài chính. Và, ACB đã hiện đại hóa cơng nghệ NH với việc nâng cấp hệ nghiệp vụ NH lõi, nâng cấp ACB online, Mobile App, trung tâm dữ liệu dạng mơ-đun. Hơn nữa, ACB cịn thực hiện

cải tiến quy trình nghiệp vụ như: dự án tự động hóa pháp lý chứng từ, hình thành trung tâm phê duyệt tín dụng tập trung, tổ xử lý nợ tại các cụm, các khu vực, xây dựng bộ chuẩn mực dịch vụ khách hàng và tiến hành đo lường, đánh giá chất lượng dịch vụ. Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB ln có lãi nhưng có sự giảm sâu, hơn 4 lần vào năm 2012 và tiếp tục giảm trong năm 2013 (năm 2011: 3.207.841 triệu, 2012: 784.040 triệu, 2013: 826.493 triệu). Và, tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ ngày càng gia tăng, từng bước đa dạng hóa cơ cấu thu nhập, giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng và đầu tư.

Cải thiện hoạt động kinh doanh trong năm 2014

Sau sự cố năm 2012, năm 2012 và 2013 hoạt động kinh doanh của ACB đã phải chịu những ảnh hưởng nặng nề, nhưng năm 2014 là năm mà ACB đã dần lấy lại được vị thế và niềm tin của khách hàng trong việc sử dụng dịch vụ tại ACB khi có sự cải thiện tích cực của các chỉ tiêu tài chính như: tỷ lệ nợ xấu còn 2,17%, gia tăng TTS 7,8% so với 2013, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR luôn được giữ ở mức cao, hệ số địn bẩy tài chính dao động ở mức ổn định, gia tăng đầu tư vào TSC sinh lời trong cơ cấu danh mục TSC.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu theo mô hình camels his (Trang 60 - 62)