II. Trong quá trình thực hành
5. Biên tập âm thanh trong dựng phim truyền hình
Khái niệm:
● Khái niệm biên tập âm thanh được hiểu từ 2 khái niệm nhỏ hơn, bao trùm cả 2 cơng đoạn chính của biên tập âm thanh là Chỉnh sửa âm thanh và Hoà trộn âm thanh.
● Chỉnh sửa âm thanh (Sound editing): Là dùng các công cụ, phần mềm để thêm hay loại bỏ đi những đoạn âm thanh không cần thiết và ghép nối những đoạn âm thanh lại với nhau để tạo thành một đoạn âm thanh hoàn chỉnh. ● Hoà trộn âm thanh (Sound Mixing): là việc trộn tất cả các âm thanh lại với
nhau, bao gồm đoạn hội thoại, hiệu ứng âm thanh, hiệu ứng Foley - hiệu ứng tạo ra âm thanh, tiếng động giả (được thực hiện trong phòng thu trong khi xem phim cắt), và nhạc phim tạo ra một bản âm thanh tổng hợp của nhiều âm thanh khác nhau.
Các thành tố âm thanh cơ bản
● Lời bình: được dùng để giới thiệu nhân vật, bối cảnh, không gian, thời gian; đưa ra các số liệu, dữ kiện; thể hiện thái độ của tác giả, trình bày những ý ngầm; dẫn dắt câu chuyện phát triển; tạo ra các xung đột và mâu thuẫn; xâu chuỗi các sự việc, sự kiện; nhấn mạnh ý nghĩa của vấn đề; thay cho đối thoại, v.v. Lời bình đọc phải phù hợp với hình ảnh, đọc chậm, rõ ràng, dễ nghe. Lời bình nên có âm lượng khoảng -6 đến 0db
● Lời phỏng vấn: là lời nói của nhân vật hay những đoạn đối thoại qua lại với nhau và có chủ đích trong 1 video giúp người xem hiểu được nội dung câu chuyện đang diễn ra.
Lời phỏng vấn khơng được có tạp âm, âm thanh rõ ràng hoặc đã được xử lý kỹ càng.
Nếu lời phỏng vấn có quá nhiều tạp âm, gây khó chịu cho người nghe, khiến âm thanh khơng rõ ràng nữa thì phải tiến hành lọc tạp âm bằng Adaptive Noise Reduction rồi mới chèn vào hình ảnh được.
Lời phỏng vấn phải ăn khớp với hình ảnh, khẩu hình miệng của nhân vật. Trong trường hợp lời phỏng vấn có chèn thêm âm nhạc hay tiếng động (có chủ đích) để đẩy cảm xúc người xem lên thì âm lượng của lời phỏng vấn phải lớn hơn âm lượng của âm nhạc và tiếng động
Tần suất xuất hiện của âm nhạc và tiếng động trong lời phỏng vấn phải phù hợp tránh gây khó chịu cho người nghe và người xem.
Không nên cắt, chỉnh sửa lời phỏng vấn quá đà khiến âm thanh bị bóp méo, thay đổi.
● Tiếng động nhân tạo: là những âm thanh được tạo ra bằng cách mô phỏng lại tiếng động từ tự nhiên. Tiếng động nhân tạo giúp cho video trở nên gây cấn
và chân thực hơn, giúp người xem cảm nhận được đầy đủ mọi thứ đang diễn ra trong video đó.
Tiếng động nhân tạo có thể sưu tầm từ trên mạng (Youtube, Soundcloud… ) hoặc có thể mơ phỏng lại tiếng động đó rồi thu âm sau đó rồi chèn vào video.
Tiếng động nhân tạo phải đáp ứng được sự chân thực, lột tả được đúng âm thanh của sự việc đó.
Tiếng động nhân tạo dù là con người tự thu âm nhưng khi chọn tiếng động nhân tạo ta phải chọn lọc ra những tiếng động chân thực nhất, khớp với cảnh quay đó.
Âm lượng của tiếng động nên dao động từ: -10db đến -20db với spikes lên đến -8db.
Không nên lạm dụng quá nhiều tiếng động nhân tạo trong 1 video.
● Tiếng động tự nhiên: Tiếng động hiện trường bao gồm âm thanh của thiên nhiên, con người sinh hoạt, tiếng hò reo, xe cộ… thu được tại hiện trường cảnh quay.
Tiếng động hiện trường làm tăng sức gợi cảm và chân thực cho video nhằm tác động đến nhận thức, tình cảm của người xem.
Ngồi ra, việc sử dụng tiếng động quá to, át lời bình sẽ gây khó chịu cho khán giả, mặt khác tiếng động trong truyền hình khơng nên là tiếng động giả như trong phim truyện.
Tiếng động hiện trường có thể được xuất hiện đồng thời với các thành tố âm thanh khác như lời nói, âm nhạc hoặc cũng có thể xuất hiện một cách độc lập, không đi liền với một thành tố âm thanh nào khác.
● Âm nhạc: Âm nhạc trong dựng phim và truyền hình thường được sử dụng dưới dạng nhạc nền. Nhạc nền đề cập đến một phương thức biểu diễn âm nhạc trong đó âm nhạc khơng nhằm mục đích chính là tập trung vào người
nghe tiềm năng, nhưng nội dung, đặc điểm và mức âm lượng của nó được lựa chọn một cách có chủ ý để ảnh hưởng đến phản ứng hành vi và cảm xúc ở con người như sự tập trung, thư giãn , phân tâm và phấn khích. Người nghe duy nhất phải tn theo nhạc nền mà khơng kiểm sốt được âm lượng và nội dung của nó.
Các bước biên tập âm thanh:
Bước 1: Thiết lập không gian làm việc
Sử dụng Premiere Pro để biên tập âm thanh, bạn cần cài đặt workspace phù hợp. Premiere có nhiều khơng gian làm việc, giúp hiển thị tất cả các cơng cụ có liên quan đến cơng việc bạn muốn làm.
Bước 2: Thêm tệp âm thanh
Chọn Media Browser ở bên trái ứng dụng. Duyệt file, sau đó kéo và thả chúng vào dòng thời gian của bạn.
Trên dòng thời gian, bạn có thể nhấp và kéo clip để sắp xếp chúng. Mở rộng audio track để làm việc với nó một cách chi tiết hơn. Di chuyển nút handle bên dưới track và kéo nó xuống để có thể thấy dạng sóng của âm thanh.
Bước 3: Điều chỉnh mức âm thanh
Mục tiêu của điều chỉnh âm thanh là tìm sự cân bằng giữa "đủ lớn" và "không quá áp đảo". Âm thanh được đo bằng decibel và lặp đi lặp lại xem các mức trong ảnh chụp màn hình bên dưới với các số ở bên trái của thanh trượt.
Các bước điều chỉnh âm thanh bao gồm điều chỉnh mức âm hội thoại, điều chỉnh hiệu ứng âm thanh, điều chỉnh âm nhạc.
Mức âm thanh phải phù hợp với mục tiêu của clip âm thanh. Nếu audio chủ yếu là đối thoại, âm thanh hội thoại sẽ chiếm vị trí trung tâm và có âm lượng cao nhất. Hiệu ứng âm thanh và nhạc nền cần được đặt thấp hơn để chúng không lấn át các yếu tố khác.
Bước 4: Ghép các phần vào với nhau
Bước cuối cùng là đưa các tệp âm thanh hỗn hợp trở lại phần mềm chỉnh sửa hoặc hoàn thiện video của bạn.
Chỉnh sửa âm thanh cho video khơng khó nếu bạn chia nhỏ thành các bước và thực hiện theo thứ tự các thao tác. Đảm bảo lựa chọn của bạn có cân nhắc và phù hợp nhất với video của bạn.
Các nguyên tắc biên tập âm thanh:
● Âm thanh và hình ảnh phải có sự ăn khớp với nhau:
Âm thanh có thể dẫn chúng ta đi qua hình ảnh, chỉ cho chúng ta những thứ cần xem. Khả năng này thậm chí cịn phong phú hơn khi chúng ta chú ý rằng ám hiệu âm thanh đối với yếu tố thị giác nào đó có thể dự báo yếu tố đó và hướng sự chú ý của chúng ta vào nó.
Do đó khi biên tập âm thanh, người kỹ thuật phải làm sao để điều chỉnh, cắt ghép và sắp xếp âm thanh sao cho khớp với hình ảnh được xuất hiện theo đó. Người ta chỉ sắp xếp âm thanh và hình ảnh khơng khớp nhau trong trường hợp có ý đồ nhất định hoặc dùng để bằng việc để âm thanh xuất hiện trước hình ảnh hoặc kéo dài sang cảnh khác.
● Âm thanh phù hợp với bối cảnh
Khi bạn đã xác định thông điệp bạn muốn truyền tải và vai trò của bản nhạc, hãy xác định tâm trạng của người xem đối với video
Lựa chọn nhạc nền cho video cũng phụ thuộc rất nhiều vào đối tượng mục tiêu của video.
Khi sử dụng âm thanh trong phim ảnh, cần có sự thống nhất giữa các loại âm thanh cùng với hoàn cảnh trong phim.
● Âm thanh được sử dụng phải khơng có hoặc đã xin phép bản quyền
Nên tìm kiếm kho âm nhạc miễn phí cho video của bạn. Một thư viện tốt chứa rất nhiều thể loại âm nhạc từ nhạc trẻ đến nhạc đồng quê và nhạc cổ điển. Nếu muốn sử dụng các nhạc có bản quyền, cần xin bản quyền trước khi sử dụng.
Một số trang nhạc miễn phí như: freesound.org, Ben sound, Youtube Libray, Facebook Creator Studio…
● Kết hợp hài hoà các thành tố âm thanh
Các thành tố âm thanh cần được kết hợp hài hồ, khơng chồng chéo, thể hiện được được ngụ ý của tác giả muốn truyền tải thông qua video.
II – NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH HỌC TẬP