KHÁI QUÁT VỀ NHỮNG NỘI DUNG MƠN HỌC

Một phần của tài liệu BÁO CÁO MÔN DỰNG PHIM TRUYỀN HÌNH (Trang 135 - 143)

Dựng phim truyền hình là một khâu quan trọng để có đươc tác phẩm truyền hình giá trị. Dựng phim là q trình tổ chức, rà sốt, lựa chọn và cắt ghép các hình ảnh, âm thanh đã quay hoặc thu thập được thành một tác phẩm hồn chỉnh có câu chuyện, có ý nghĩa. Vì vậy mà người dựng phim cần nắm bắt được kỹ càng những kiến thức và rèn luyện về tư duy hình ảnh, âm thanh cũng như xây dựng mạch câu chuyện truyền tải logic và độc đáo.

1. Các cỡ cảnh cơ bản

Cảnh quay là 1 chuỗi các khung hình chạy liên tục trong khoảng thời gian khơng gián đoạn. Mỗi cảnh có thời lượng từ 1 – 10s.

Cỡ cảnh là kích thước của khung hình, xác định khoảng cách từ máy quay tới đối tượng.

- Cảnh rộng: Thường được dùng để làm cảnh đầu tiên tronng video hoặc trong các giai đoạn khác nhau của video nhằm giới thiệu các khơng gian mới và thay đổi nhịp điệu của video.

Có nhiều cách thiết lập các cảnh mở đầu khác nhau nhưng cảnh mở đầu thường được dùng nhiều nhất là những hình ảnh quay từ trên cao nhằm cho người xem cảm giác về không gian, nhịp điệu của video.

- Cảnh cực rộng: Cảnh được quay từ một nơi cách chủ thể rất xa với cỡ hình rất rộng. Thường được dùng để giới thiệu, vẻ đẹp của không gian nơi sự vật, sự việc diễn ra. Bên cạnh đó, cảnh cực rộng có thể được sử dụng để có hiệu ứng tương phản, so sánh.

- Cảnh toàn: Ghi lại toàn bộ nhân vật từ đầu đến chân. Cảnh dưới khn hình, đặt ở trước mũi chân, cảnh trên là khoảng thở headroom lớn hơn 1 gang tay.

- Đặc tả: nhấn mạnh một khu vực nhỏ hoặc chi tiết của chủ thể, như mắt hay miệng.

- Cận cảnh: Cảnh này lấp đầy màn hình với chủ thể. Nó đóng khung cảm xúc hoặc phản ứng đối với hành động.

- Trung cảnh: tập trung vào việc thể hiện nhân vật ở trong bối cảnh của họ.

- Ngồi ra cịn nhiều các cỡ cảnh khác như Cowboy Shot, Reaction shot, Establishing Shot, Cutaway Shot, …

2. Chuyển động máy

- Cảnh tĩnh: Cố định máy là một động tác mà người quay phim cố định vị trí cảu máy quay để ghi lại hình ảnh. Thế mạnh của động tác máy là giúp người xem tập trung quan sát được các sự vật sự việc đang diễn ra trong khn hình.

- Cầm tay (handheld): Là động tác mà người quay phim cầm máy quay trên tay và di chuyển theo đối tượng. Lúc này cảnh quay xảy ra hiện tượng giật, rung nhưng tạo ra hiệu ứng chân thực hay hỗn loạn cho cảnh phim.

- Zoom: động tác máy trong quay phim mà người quay sẽ thay đổi độ dài tiêu cự máy để phóng to hay thu nhỏ một hình ảnh.

+ Zoom out: Có thể được dùng để diễn tả sự trống vắng của cảnh quan xung quanh với chủ thể, hay nói cách khác là diễn tả sự cơ đơn của nhân vật trong đoạn phim.

+ Zoom in sẽ làm nổi bật lên một nhân vật, sự vật mà người làm phim muốn người xem chú ý đến. Động tác máy này thường để hướng người xem đến điểm nhấn của cảnh quay.

Tùy vào ý đồ của người quay mà việc zoom in hay zoom out có thể thay đổi bố cục của một cảnh, thậm chí là cả câu chuyện.

- Dolly: là động tác máy mà người quay di chuyển cả máy quay. Dolly có thể di chuyển thẳng hoặc ngang tùy vào ý đồ của người quay phim.

+ Dolly in: Động tác máy này sẽ giúp người xem tập trung vào biểu hiện của một nhân vật, chủ thể. Nếu di chuyển máy nhanh, thường cảnh phim sẽ bao hàm một thứ gì đó thú vị, và ngược lại với di chuyển chậm, cảnh phim sẽ thể hiện một cảm xúc mạnh mẽ, kịch tính cho người xem.

+ Dolly out thường được dùng để mở rộng khung hình, đồng thời thay đổi quan điểm và chiều sâu của người xem về đoạn phim. Động tác máy này là một cách hiệu quả để “tiết lộ” những thứ gì đó ẩn giấu, hay thể hiện sự trống vắng, đem lại cảm xúc hồi hộp cho người xem.

- Tracking shot là động tác máy trong quay phim thường dùng để theo dõi hay quay lại chuyển động của chủ thể, nhân vật trong đoạn phim. Động tác máy này có thể quay ở nhiều hướng như trước, sau, bên hông,… tùy vào ý đồ của người quay phim.

=> Mỗi một động tác máy khác nhau sẽ giúp người quay phim diễn đạt được nhiều ý nghĩa, cảm xúc khác nhau. Do đó mà một thước phim chuyên nghiệp sẽ là sự kết hợp của nhiều động tác máy để truyền tải được đầy đủ thông điệp một cách cuốn hút, dễ hiểu nhất.

Góc quay là góc nhìn từ máy quay với chiều sâu, chiều dài, chiều rộng cân xứng với vật hay hành động được quay. Góc nhìn từ máy quay khơng chỉ quyết định cái gì sẽ xuất hiện trong cảnh đó mà nói chung cịn là các khán giả nhìn sự việc, gần hay xa từ trên xuống dưới hay từ dưới lên, chủ quan hay khách quan,… Cho thấy sắc thái biểu cảm, mang lại góc nhìn mới mẻ, đặc biệt về đối tượng.

- Góc ngang tầm mắt (Eye Level Shot):

+ Thường quay từ độ cao 1,2m đến 1,8m. Phần lớn các góc máy quay sẽ đặt sao cho vừa tầm mắt nhân vật.

+ Để diễn tả cảnh giống như thật nhưng ít kịch tính. Góc máy này mang đến một cảm giác tự nhiên cho người xem.

- Góc máy thấp (Low Angle Shot):

+ Máy quay thường đặt ở dưới nhìn lên sự vật, tạo cảm giác thanh thốt, tơn trọng. + Các cảnh góc thấp mang đến sức mạnh, quyền lực cho những đối tượng đang hướng đến. Góc này có thể được sử dụng làm cho nhân vật xuất hiện một cách mạnh mẽ hoặc nắm quyền kiểm sốt.

- Góc máy cao (High Angle Shot)

+ Theo kỹ thuật thì góc máy này có cái nhìn bao trùm hết mặt đất và hành động trong chiều sâu.

+ Cảnh như vậy cũng sẽ có khuynh hướng làm chậm hành động lại và giảm bớt đổ cao của sự vật hay nhân vật. Ngồi ra, góc máy này được sử dụng để nhìn xuống nhân vật hoặc đối tượng (mang dụng ý xem thường).

+ Là góc máy tập trung vào vùng hơng của nhân vật. Về mặt kỹ thuật, quay ở góc thấp như thế này có nghĩa là khơng dùng được đến viewfinder (kính ngắm), vì thế để quay góc máy này cần thử trước và xem góc quay có phù hợp với ý đồ của mình hay khơng.

- Góc ngang đầu gối (Knee Level Shot): Giúp truyền tải được nhân vật đến người xem mà vẫn thấy được môi trường xung quanh họ, hay diễn tả nhịp sống của một khu vực nào đó, ngồi ra góc quay này còn gợi sự tò mò cho người xem.

- Góc sát mặt sàn: Góc quay này thường được sử dụng trong một số chương trình truyền hình thực tế nhằm đặc tả một chi tiết nào đó (như đơi chân của diễn viên múa ballet….), ngồi ra góc này cho phép lấy hình ảnh sát mặt đất cho để quay hình ảnh chân chạm đất hoặc tạo ấn tượng cho đường chân trời.

- Góc ngang vai:

+ Sử dụng góc quay này khi quay cận, quay phản ứng hoặc một cảnh trong đó các nhân vật vừa đi vừa nói chuyện với nhau, và người quay muốn thấy nửa trên của nhân vật.

+ Tăng tính thân mật cho hình ảnh nhân vật và đặc tả tình cảm, tâm trạng của nhân vật.

- Góc nghiêng (Dutch Angle Shot):

+ Góc này khiến người xem cảm thấy khó chịu, vì nó quay ở một góc hẹp. Góc quay này chỉ thường được dùng trong một số phim hài, phim về xã hội đen, thế giới ngầm,…

+ Tạo cảm giác thế giới đang bị đảo lộn, mất phương hướng.

- Góc trên cao (Overhead Shot) cho góc nhìn rộng, giúp người xem thấy thế giới và quy mô của vấn đề, hoặc sự mờ nhạt của nhân vật liên quan.

- Góc trên khơng: nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của câu chuyện, quy mô của một trận chiến, hay những cung đường đèo thì góc máy này là sự lựa chọn phù hợp nhất.

4. Quy tắc 180 độ

Quy tắc 180 độ để thiết lập mối quan hệ khơng gian trên màn hình và cung cấp những gì cần thiết giúp khán giả định hình khơng gian mà nhân vật và đối tượng đang ở bên trong khung hình.

Quy tắc 180 độ: 2 nhân vật đứng đối diện nhau, một đường thẳng được kẻ ở chính giữa, lần lượt đi qua 2 nhân vật được thẳng này là trục và nó chia khung hình ra thành 2. Quy tắc yêu cầu người quay phải chọn một trong hai phía để quay và khơng báo giờ được cắt qua trục và quay ở phía ngược lại.

Đảm bảo việc tạo ra cho khán giả khái niệm đúng về khơng gian và những gì đang diễn ra trong bối cảnh của phim.

- Nguyên tắc 180° đảm bảo sự nhất quán về vị trí tương đối trong khung hình, đảm bảo hướng nhìn, đảm bảo hành động nhất quán.

- Nguyên tắc này vạch ra khơng gian rõ ràng vì thế người xem luôn biết các nhân vật ở đâu trong mối tương quan giữa người này với người khác và dựng cảnh, đặc biệt là trong mối tương quan với hành động của câu chuyện. Chính vì thế, mang lại dịng chảy êm thuận giữa các cảnh quay trong toàn bộ phim.

- Đảm bảo việc thể hiện mối quan hệ dựa trên hướng nhìn của các nhân vật cùng xuất hiện trong bối cảnh đó.

- Đảm bảo việc để khán giả có thể nhận thức đúng được hướng chuyển động của các đối tượng trong khung cảnh.

5. Các cách cắt cảnh trong dựng phim

- Cutting on action ( Cắt tại hành động ): Bạn có thể hiểu đơn giản phương pháp này là cắt cảnh ngay trong khi chủ thể đang hành động. Ví dụ như chủ thể của bạn đang nhảy từ trên cao xuống hồ bơi trong một phân cảnh và lặn từ mặt nước lên từ một phân cảnh tiếp sau. Kỹ thuật này là một cách cắt cảnh cơ bản nhưng rất quan trọng trong dựng phim. Khi thành thạo được kỹ thuật này, bộ phim của bạn sẽ trở nên mạch lạc, giúp khán giả tập trung, không bị gián đoạn mạch cảm xúc.

- Cut away: Đây là một phương pháp cắt cảnh trong dựng phim hiệu quả khi bạn muốn bổ sung thông tin như địa điểm, thời gian liên quan tới chủ thể trong shot bằng những shot khác mang thông tin để bổ bung cho shot trước đó.

- Cross Cut: Hay cịn gọi là hai khung hình song song, xảy ra cùng một thời điểm. Người sử dụng phương pháp này sẽ tạo dựng lên hai bối cảnh song song cùng diễn ra.Hiểu đơn giản như hai người nói chuyện với nhau qua điện thoại tại hai nơi khác nhau.

- Jump Cut: Đây là phương pháp ” nhảy vọt “, vẫn giữ chủ thể của khung hình bị “Jump cut” nhưng mạch thời gian bị đứt bằng cách gây một sự chú ý khác.

- Match Cut: Cách cắt cảnh trong dựng phim này cắt qua lại hai khung cảnh khác nhau vầ mặt thời gian và không gian nhưng lại có liện hệ chặt chẽ, tương đồng với nhau về mặt nội dung hình ảnh. Điều này khiến cho hai khung cảnh trở nên hòa hợp, liên kết chặt chẽ tạo cảm giác liền mạch.

6. Các cách chuyển cảnh trong dựng phim

- Fade in/out: Phương pháp này được sử dụng rộng rãi và phổ biến trên hầu như các bộ phim. Trước khi chuyển sang cảnh mới, đạo diễn sẽ làm mờ dẫn để kết thúc phân cảnh trước đó rồi chuyển sáng dần dần hiện lên khi bắt đầu phân cảnh mới.

- Dissolve ( Hòa tan ): Về cơ bản, phương pháp này khá giống với Fade in/out, khác biệt ở cách này, khung cảnh trước được làm mờ dần dần và khung cảnh sau sáng dần lên cùng một lúc.

- Smash cut: Cách này được dùng khi bạn muốn mượn những hình ảnh tmang tính đối lập hoặc ẩn dụ với khung cảnh trước để truyền đạt ý nghĩa một cách dễ hiểu và nhẹ nhàng hơn. Ví dụ: Trong phân cảnh tên sát thủ cầm chiếc dao đâm vào người nạn nhân, trước khi để người xem thấy được cảnh nạn nhân bị đâm, để giảm tình tiết ghê rợn, đạo diễn sẽ dùng cách này để chuyển cảnh nạn nhân gục xuống hoặc máu chảy xuống sàn

- Wipes: Ở phương pháp chuyển cảnh này, phân cảnh trước sẽ được cuộn lại từ các cạnh của màn hình để chuyển sang phân cảnh mới. Đây là một cách khá cũ và “quê màu”,hầu như không được sử dụng trong giới làm phim hiện đại.

- Invisible Cuts ( Chuyển cảnh vơ hình ): Đúng như cách gọi của nó. Phương pháp “ma thuật” này lợi dụng những vật thể bên ngoài để chuyển cảnh một cách rất tự nhiên, khiến người xem khơng nhận ra vừa có một pha chuyển cảnh

- Iris: Phương pháp này chuyển cảnh băng cách xuất hiện một vịng trịn trên màn hình rồi dần dần thu nhỏ lại và chuyển sang phân cảnh mới. Tương tự với Wipes, phương pháp này đã cũ và khơng cịn được áp dụng trong dựng phim hiện đại. - J – cut: Đây là một cách chuyển cảnh trong dựng phim thú vị. Khi người dùng sẽ chuyển cách một cách mượt mà nhờ cách dùng âm thanh ở đầu phân cảnh mới gán vào cuối phân cảnh trước. Nói một cách dễ hiểu hơn, là khi bạn xem hết phân cảnh A, âm thanh ở cuối của A sẽ là âm thanh mở đầu của phân cảnh B trước khi bắt đầu phân cảnh B.

- L – cut: Cách này là cách chuyển cảnh ngược lại so với J – Cut. Thay vì âm thanh ở phân cảnh B được gán sang cuối phân cảnh A thì ở phương pháp này, phần âm

thanh của phân cảnh A sẽ được chồng lên hình ảnh bắt đầu của phân cảnh B, Hai phương pháp này được áp dụng nhiều trong những cảnh thoại của nhân vật.

7. Biên tập âm thanh

Âm thanh là thành tố quan trọng để làm nên hiệu quả của tác phẩm. Âm thanh trong video sẽ mang đến cho người xem một trải nghiệm sống động và vì thế, biên tập âm thanh tốt tạo nên sự thu hút, hấp dẫn cho tác phẩm, đó là một phần của q trình dựng khơng thể bỏ qua.

m thanh trong các sản phẩm truyền hình cần phù hợp bối cảnh, âm thanh sử dụng không vi phạm bản quyền tác giả, biên độ dao động âm thanh phù hợp không gây ức chế cho người xem và trong phỏng vấn truyền hình cần giữ sự chân thật trong câu trả lời của nhân vật, không biên tập câu trả lời phỏng vấn.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO MÔN DỰNG PHIM TRUYỀN HÌNH (Trang 135 - 143)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(147 trang)
w