I. Những kiến thức được học
5 Góc ngang đầu gố
3.4. Chuyển cảnh trong dựng phim
- Fade in/out: Phương pháp này được sử dụng rộng rãi và phổ biến trên hầu như các bộ phim. Trước khi chuyển sang cảnh mới, đạo diễn sẽ làm mờ dẫn để kết thúc phân cảnh trước đó rồi chuyển sáng dần dần hiện lên khi bắt đầu phân cảnh mới.
- Dissolve (Hòa tan): Về cơ bản, phương pháp này khá giống với Fade in/out, khác biệt ở cách này, khung cảnh trước được làm mờ dần dần và khung cảnh sau sáng dần lên cùng một lúc.
- Smash cut: Cách này được dùng khi muốn mượn những hình ảnh mang tính đối lập hoặc ẩn dụ với khung cảnh trước để truyền đạt ý nghĩa một cách dễ hiểu và nhẹ nhàng hơn.
- Wipes: Ở phương pháp chuyển cảnh này, phân cảnh trước sẽ được cuộn lại từ các cạnh của màn hình để chuyển sang phân cảnh mới. Đây là một cách khá cũ, hầu như không được sử dụng trong giới làm phim hiện đại.
- Invisible Cuts (Chuyển cảnh vơ hình): Đúng như cách gọi của nó. Phương pháp “ma thuật” này lợi dụng những vật thể bên ngoài để chuyển cảnh một cách rất tự nhiên, khiến người xem khơng nhận ra vừa có một pha chuyển cảnh
- Iris: Phương pháp này chuyển cảnh bằng cách xuất hiện một vịng trịn trên màn hình rồi dần dần thu nhỏ lại và chuyển sang phân cảnh mới. Tương tự với Wipes, phương pháp này đã cũ và khơng cịn được áp dụng trong dựng phim hiện đại.
- J – cut: Đây là một cách chuyển cảnh trong dựng phim thú vị. Khi người dùng sẽ chuyển cách một cách mượt mà nhờ cách dùng âm thanh ở đầu phân cảnh mới gán vào cuối phân cảnh trước. Nói một cách dễ hiểu hơn, là khi bạn xem hết phân cảnh A, âm thanh ở cuối của A sẽ là âm thanh mở đầu của phân cảnh B trước khi bắt đầu phân cảnh B.
- L – cut: Cách này là cách chuyển cảnh ngược lại so với J – Cut. Thay vì âm thanh ở phân cảnh B được gán sang cuối phân cảnh A thì ở phương pháp này, phần âm thanh của phân cảnh A sẽ được chồng lên hình ảnh bắt đầu của phân cảnh B. Hai phương pháp này được áp dụng nhiều trong những cảnh thoại của nhân vật.