I. KHÁI QUÁT NỘI DUNG MÔN HỌC
2. Các động tác máy
- Cảnh tĩnh:
+ Cố định máy là một động tác mà người quay phim cố định vị trí cảu máy quay để ghi lại hình ảnh.
+ Thế mạnh của động tác máy là giúp người xem tập trung quan sát được các sự vật sự việc đang diễn ra trong khn hình.
- Cầm tay (handheld)
+ Là động tác mà người quay phim cầm máy quay trên tay và di chuyển theo đối tượng.
+ Lúc này cảnh quay xảy ra hiện tượng giật, rung nhưng tạo ra hiệu ứng chân thực hay hỗn loạn cho cảnh phim.
- Động tác zoom
+Zoom in: phóng to đối tượng chủ thể lấy hình ảnh cận cảnh sau khi đã thu hình cảnh rộng. Mục đích để đặc tả một đối tượng người, vật thể, cảnh vật nhằm gây sự chú ý của người xem, tạo cảm giác về không gian, về chiều sâu độ dài. Lưu ý, khi zoom không ngập ngừng, phải xác định trước điểm dừng.
+Zoom out là động tác mở ống kính lấy ra một góc rộng cảnh rộng tổng quát say khi đã thu hình một cảnh cận. Mục đích cho thấy sự liên quan giữa cận cảnh của đối tượng chue thể với bối cảnh chung quanh, giữa hành động với bối cảnh. Ngồi ra cũng tạo cảm giác khơng gian mênh mông, bao la hơn.
- Lia máy ngang/ dọc
+ Pan (lia máy) là động tác một đường quẹt ngang hình ảnh từ trái sang phải hoặc ngược lại. Mục đích để giới thiệu cảnh vật, nhân vật, sự vật theo chiều ngang trong không gian.
+ Tilt – lia máy (theo chiều đứng) có hai loại tilt up (lia từ dười lên) và tilt down (lia từ trên xuống). Khác với pan, tilt là động tác lia theo chiều thẳng đứng trong khơng gian, vì thế động tác máy này thực hiện khó hơn.
- Crab - đẩy máy (ngang) là di chuyển máy sang trái hoặc sang phải. Mục đích giống động tác pan nhưng cho thấy được sự sinh động hơn, hấp dẫn hơn với người xem bởi hậu cảnh rõ hơn. Khi thực hiện động tác crab, nếu đặt máy trên vai rất dễ rung. Vì thế, nên mở ống kính thật rộng với khoảng cách di chuyển khơng q dài. Tốt nhất là nên có thiết bị chyên dụng.
- Track gồm track in và track out. Mục đích của động tác track cũng giống như động tác zoom nhưng giúp làm cho hậu cảnh rõ hơn, hình ảnh sinh động hơn và tạo cảm giác cho người xem như thể được tham gia vào sự kiện, sự việc. Động
tác này được sử dụng khi đối tượng di chuyển tới hoặc lui (đẩy trước hoặc đi theo sau đối tượng). Mở góc rộng để tránh rung khi đặt máy trên vai; nên quan sát trước đường đi hoặc phải có người phụ máy là những điều cần chú ý khi thực hiện động tác track.
- Crame là động tác nâng máy, gồm có: crame up (nâng máy lên) và crame down (hạ máy xuống). Động tác này sẽ rất hiệu quả khi sử dụng thiết bị nâng (bum), ngược lại sẽ ít hiệu quả khi sử dụng thân người vì chiều cao cho khoảng cách quá ngắn. Động tác crame có mục đích giống như tilt nhưng hậu cảnh trung thực và rõ hơn rất nhiều. Khi sử dụng thiết bị nâng, phải có tiền cảnh để khi thay đổi góc nhìn, người xem dễ dàng nhận thấy sự khác biệt và hiệu quả của động tác nâng máy.
Tóm lại, với bất kỳ một động tác nào trong truyền hình, yêu cầu người quay phim cũng phải biết kết hợp một cách sáng tạo và phải làm nháp các động tác trước khi ghi hình để đảm bảo được bố cục, điểm dừng và độ trơn của động tác.