I. KHÁI QUÁT NỘI DUNG MÔN HỌC
3. Các góc máy quay
Góc máy rất quan trọng vì chúng có thể cho thấy những cảm xúc khác nhau và mở ra cho người xem những chi tiết nhất định về thế giới.
- Góc ngang tầm mắt (Eye Level Shot): Đối với phần lớn góc máy, đặt sao cho vừa tầm nhân vật. Tức là tầm mắt của nhân vật. Điều này mang đến cho chúng ta một cảm giác tự nhiên.
- Góc máy thấp (Low Angle Shot): Các góc máy thấp mang đến sức mạnh cho những đối tượng mà họ đang nhìn. Góc này mang đến phạm vi và quy mơ, sự thống trị và có thể được sử dụng để làm cho nhân vật xuất hiện một cách mạnh mẽ hoặc nắm quyền kiểm sốt.
- Góc máy cao (High Angle Shot): Góc máy này được sử dụng để nhìn xuống nhân vật hoặc đối tượng (một cách xem thường). Nó có thể khiến ai đó cảm thấy vơ nghĩa lý hoặc có thể đặt ra con đường cho những gì nằm phía trước – thường thấy trong phim noir.
- Góc ngang hơng (Hip Level Shot): Góc máy ngang hơng là góc máy tập trung vào vùng hơng nhân vật. Về mặt kỹ thuật, quay ở góc thấp như thế này có nghĩa là bạn khơng dùng đến viewfinder, vậy nên trước khi quay phải thử trước xem góc quay này sẽ ghi được hình có hợp lý hay khơng.
- Góc ngang đầu gối: Khi muốn giới thiệu nhân vật mà khơng cho thấy tồn bộ cơ thể của họ. Trung cảnh này giúp hiểu được nhân vật mà người xem vẫn thấy được môi trường xung quanh họ.
- Góc sát mặt sàn: Góc này cho phép lấy hình ảnh sát mặt đất để quay hình ảnh chân chạm đất hoặc tạo ấn tượng cho đường chân trời.
- Góc ngang vai: Góc máy này làm tăng tính thân mật cho hình ảnh nhât vật và giúp chúng ta gần gũi với trái tim và tình cảm của nhân vật.
- Góc nghiêng: Được quay ở góc hẹp, làm cho thế giới bỗng chốc trở nên đứt lìa và mất phương hướng. Góc máy này khiến người xem có cảm giác khó chịu và thường được sử dụng trong phim noir, thriller và phim hài.
- Góc trên cao (Overhead Shot/Birds – Eye – View Shot): Góc quay này cho chúng ta thấy thế gới và quy mô của vấn đề, hoặc sự mờ nhạt của nhân vật liên quan.
- Góc trên khơng: Góc máy này được sử dụng khi muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của câu chuyện, quy mô của một trận chiến, hoặc chỉ quét qua một đại
dương, một con đường hay những cung đường đèo, thì khơng có góc máy nào tốt hơn góc trên khơng.
Tuy nhiên, trong các tác phẩm báo chí phần lớn chỉ sử dụng 3 góc máy là góc máy cao, góc máy ngang tầm mắt và góc máy thấp song vẫn phải đảm bảo đủ các cỡ cảnh toàn, trung, cận, viễn.
4. Quy tắc 180 độ
- Quy tắc 180 độ là một hướng dẫn, cung cấp cho khán giả thông tin về mối quan hệ, về không gian trên màn ảnh giữa các nhân vật và đối tượng.
Để tránh làm cho khán giả bị mất phương hướng và làm ảnh hưởng đến những ý đồ truyền tải thơng qua hình ảnh, ta phải tuân thủ quy tắc quan trọng nhất trong quay phim là quy tắc 180 đô.
Quy tắc 180 độ: sơ đồ vẽ từ trên xuống của 2 nhân vật đứng đối diện nhau, một đường thẳng được kẻ ở chính giữa, lần lượt đi qua 2 nhân vật đường thẳng này là trục và nó chia khung hình ra thành 2. Quy tắc yêu cầu người quay phải chọn một trong hai phía để quay và khơng bao giờ được cắt qua trục và quay ở phía ngược lại.
- Tầm quan trọng của quy tắc 180 độ
Khi thưởng thức một tác phẩm điện ảnh, thị giác là yếu tố quan trọng nhất để giúp con người tiếp nhận những gì họ thấy trên màn hình để đưa vào não bộ phân tích, sau đó sẽ được phản hồi lại bằng cảm giác.
Nếu như thị giác tiếp cận thơng tin sai thì ngay lập tức cảm giác cũng sẽ bị sai theo.
+ Đảm bảo việc tạo ra cho khán giản khái niệm đúng về không gian và những gì đang diễn ra trong bối cảnh của phim.
+ Đảm bảo việc thể hiện mối quan hệ dựa trên hướng nhìn của các nhân vật cùng xuất hiện trong bối cảnh đó.
+Đảm bảo việc để khản giả có thể nhận thức đúng được hướng chuyển động của các đối tượng trong khung cảnh.