Các cách chuyển cảnh trong dựng phim

Một phần của tài liệu BÁO CÁO MÔN DỰNG PHIM TRUYỀN HÌNH (Trang 45 - 47)

I. KHÁI QUÁT NỘI DUNG MÔN HỌC

6. Các cách chuyển cảnh trong dựng phim

- Fade in/out: Phương pháp này được sử dụng rộng rãi và phổ biến trên hầu như các bộ phim. Trước khi chuyển sang cảnh mới, đạo diễn sẽ làm mờ dẫn để kết thúc phân cảnh trước đó rồi chuyển sáng dần dần hiện lên khi bắt đầu phân cảnh mới.

- Dissolve (Hòa tan): Về cơ bản, phương pháp này khá giống với Fade in/out, khác biệt ở cách này, khung cảnh trước được làm mờ dần dần và khung cảnh sau sáng dần lên cùng một lúc.

- Smash cut: Cách này được dùng khi muốn mượn những hình ảnh mang tính đối lập hoặc ẩn dụ với khung cảnh trước để truyền đạt ý nghĩa một cách dễ hiểu và nhẹ nhàng hơn.

- Wipes: Ở phương pháp chuyển cảnh này, phân cảnh trước sẽ được cuộn lại từ các cạnh của màn hình để chuyển sang phân cảnh mới. Đây là một cách khá cũ, hầu như không được sử dụng trong giới làm phim hiện đại.

- Invisible Cuts (Chuyển cảnh vơ hình): Đúng như cách gọi của nó. Phương pháp “ma thuật” này lợi dụng những vật thể bên ngoài để chuyển cảnh một cách rất tự nhiên, khiến người xem khơng nhận ra vừa có một pha chuyển cảnh

- Iris: Phương pháp này chuyển cảnh bằng cách xuất hiện một vịng trịn trên màn hình rồi dần dần thu nhỏ lại và chuyển sang phân cảnh mới. Tương tự với

Wipes, phương pháp này đã cũ và khơng cịn được áp dụng trong dựng phim hiện đại.

- J – cut: Đây là một cách chuyển cảnh trong dựng phim thú vị. Khi người dùng sẽ chuyển cách một cách mượt mà nhờ cách dùng âm thanh ở đầu phân cảnh mới gán vào cuối phân cảnh trước. Nói một cách dễ hiểu hơn, là khi bạn xem hết phân cảnh A, âm thanh ở cuối của A sẽ là âm thanh mở đầu của phân cảnh B trước khi bắt đầu phân cảnh B.

- L – cut: Cách này là cách chuyển cảnh ngược lại so với J – Cut. Thay vì âm thanh ở phân cảnh B được gán sang cuối phân cảnh A thì ở phương pháp này, phần âm thanh của phân cảnh A sẽ được chồng lên hình ảnh bắt đầu của phân cảnh B. Hai phương pháp này được áp dụng nhiều trong những cảnh thoại của nhân vật.

7. Biên tập âm thanh

- Khái niệm biên tập âm thanh được hiểu từ 2 khái niệm nhỏ hơn, bao trùm cả 2 cơng động chính của biên tập âm thành là chỉnh sửa âm thanh và hòa trộn âm thanh.

+ Chỉnh sửa âm thanh (Sound Editting) là dùng các công cụ, phần mềm để thêm hay loại bỏ đi những đoạn âm thanh không cần thiết và ghép nối những đoạn âm thanh lại với nhau để tạo thành một đoạn âm thanh hoàn chỉnh.

+ Hòa âm (Sound Mixing) là việc trộn tất cả các âm thanh lại với nhau, bao gồm đoạn hội thoại, hiệu ứng âm thanh, hiệu ứng Foley – hiệu ứng tạo ra âm thanh, tiếng động giả, và nhạc phim tạo ra một bản âm thanh tổng hợp của nhiều âm thanh khác nhau.

+ Âm thanh là cách nhanh chóng để truy cập ký ức của người xem, vì vậy, biên tập âm thanh tốt sẽ giúp câu chuyện, thơng điệp, hình ảnh,… lưu trữ nhanh và lâu hơn trong ký ức người xem.

+ Thiết kế âm thanh chiế 60% quá trình làm bất kỳ bộ phim nào. Thiết kế âm thanh tốt cịn quan trọng hơn bức hình tốt.

+ Âm thanh trong video sẽ mang đến cho người xem một trải nghiệm sống động và vì thế, biên tập âm thanh tốt tạo nên sự thu hút, hấp dẫn cho tác phẩm, đó là một phần của q trình dựng khơng thể bỏ qua.

+ Khi mà hình ảnh được kết hợp một cách hợp lý với âm thanh thì sẽ gợi nhiều cảm xúc cho người xem như đồng cảm, sợ hãi, buồn bã,…

+ Hình ảnh độc lập hầu như khơng lột tả được tồn bộ câu chuyện trong video, âm thanh sẽ cho khán giả biết nhiều hơn về các sự kiện đang diễn ra trên màn hình.

- Âm thanh trong các sản phẩm truyền hình cần phù hợp bối cảnh, âm thanh sử dụng không vi phạm bản quyền tác giả, biên độ dao động âm thanh phù hợp không gây ức chế cho người xem và trong phỏng vấn truyền hình cần giữ sự chân thật trong câu trả lời của nhân vật, không biên tập câu trả lời phỏng vấn.

Ngồi ra, trong q trình học mơn Dựng phim truyền hình em đã được học thêm nhiều kỹ năng khác bổ trợ cho kỹ năng dựng phim truyền hình như kỹ thuật chỉnh màu, các quy tắc sắp xếp cỡ cảnh trong một sản phẩm truyền hình, và rất nhiều kỹ năng đặc thù khác.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO MÔN DỰNG PHIM TRUYỀN HÌNH (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(147 trang)
w