L cuts và J cuts

Một phần của tài liệu BÁO CÁO MÔN DỰNG PHIM TRUYỀN HÌNH (Trang 25 - 29)

+ L cuts là kỹ thuật kéo âm thanh từ cảnh trước trồng lên hình ảnh sau.

+ J cuts là kỹ thuật kéo âm thanh của cảnh sau lên hình ảnh trước để âm thanh của cảnh sau phát trước khi hình ảnh xuất hiện

- Lời bình: Từ -6 db ->0 db - Lời phỏng vấn:

- Tiếng động (tiếng động nhân tạo và tiếng động tự nhiên): -10 db -20 db. - Âm nhạc: -16 db.

Các lưu ý khi biên tập âm thanh

- 1 clip nên phân rõ ràng âm chính và phụ. Âm chính thì tăng volume, âm phụ thì hạ thấp volume, chỉ để lại nền.

- Các cảnh chuyển cần có liên kết, không nên chuyển đột ngột, cho âm thanh chạy trước hình vài giây là phương pháp chuyển cảnh hữu hiệu.Nếu hai cảnh đột ngột thì thoại và text phải liên quan đến nhau.

- Khai thác, sử dụng có hiệu quả tiếng động hiện trường sẽ tạo thêm sức hấp dẫn cho tác phẩm, cần phải chọn tiếng động đặc trưng nhất cho chi tiết, nội dung mà mình muốn nói.

- Mỗi âm thanh cần được đưa vào thật hợp lý. Kinh nghiệm là không nên để tiếng động quá 10 giây trong một đoạn. Không để tiếng động bị cắt đột ngột.

Lưu ý khi xử lý và điều chỉnh âm trong PR Pro.

- Hiệu ứng chuyển âm thanh, hiệu ứng làm mượt, chống ồn nằm trong bảng Audio Effect.

- Quy chuẩn âm lượng:

+ Nên giữ âm thanh ở dưới mức 0 db, âm thanh trên 0 db dẫn đến sự biến dạng. + Mức độ âm thanh mix nên để bình thường từ -10 db đến -20 db.

+ Mức độ mix tổng thể nên từ -10 db đến -14 db, đối thoại -12 db đến -15 db, âm nhạc -18 db đến -20 db.

+ Âm thanh PV tiền kỳ bị lỗi, q nhiềều tạp âm thì có thể xử lý bằng cách thả hiệu ứng Denoise và phần âm thanh tiếng ồn.

Lưu ý khi biên tập âm thanh trong truyền hình

+ Khơng nên qn vai trị cơ bản của tiếng động trực tiếp hay tiếng động nền, những tiếng động mang lại sức sống cho hình ảnh và giúp khán giả thâm nhập vào tác phẩm.

+ Âm thanh trực tiếp hay tiếng động nền là chữ ký của phóng sự tại hiện trường mà tính chất là ghi lại được một mẩu của sự thật bằng hình ảnh và tiếng động.

+ Khi quay, dành thời gian để thu tiếng nền ghi trong “im lặng” là một thói quen tốt. Tiếng nền được ghi lại khi khơng có tiếng người nói là loại tiếng động tách biệt có ích trong dựng hình, để ráp nối các hình ảnh và tăng sứ mạnh của những cảnh chủ đạo. Tiếng động tách biệt có ích khi trộn âm thanh để đảm bảo tính liên tục về âm thanh và nhất quán tiếng nền từ đầu đến cuối phóng sự.

Một số âm thanh phù hợp với truyền hình

Minh họa bằng âm nhạc được sử dụng để tạo nhịp điệu cho các phóng sự thể thao và các đề tài văn hóa, đặc biệt là các chân dung.

Với những tin có tính giải thích, có thể dùng nhạc như xương sống của kịch bản dựng và tạo sự trơi chảy cho lời bình. Nên dựng theo logic của hình ảnh hơn là cố bám sát nhịp điệu và tiết tấu âm nhạc.

Đối với phóng sự hiện trường, cần tránh nhồi thêm nhạc. Nếu trong bối cảnh quay có sẵn âm thanh thì nhớ quay cảnh cho thấy nguồn của tiếng nhạc hiện trường này.

Lưu ý khi thu âm thanh

+ Để giữ liên tục âm thanh một buổi hòa nhạc, đừng cắt máy quay giữa các lần chỉnh khn hình.

+ Đối với phỏng vấn trong xe, hãy dóng cửa kính và cố định mic trên tấm chắn nắng để có được âm thanh tốt.

+ Sau khi ghi âm, dùng tai nghe kiểm tra âm thanh xem có bị chồng tiếng khơng. + Cần chọn vị trí tốt để thu âm thanh chất lượng, không bị xáo động.

+ Phóng viên dùng mic cần biết: mic cài áo thì cài kín đáo, mic cầm tay cần định hướng tốt, tách biệt lời nói được ghi âm.

5. Chỉnh màu

a. Các công cụ dùng để chỉnh màu: Davinci Resolve, Light room, Premiere.b. 5 nhóm tinh năng chỉnh màu trong Adobe Premiere: b. 5 nhóm tinh năng chỉnh màu trong Adobe Premiere:

- Basic correction: gồm 4 tính năng chính + Input Lut

+ White balance: cân bằng trắng.

+ Tone: cân chỉnh độ sáng tối cho video trong trường hợp video nguyên bản sáng quá hoặc tối quá.

+ Saturation: điều chỉnh độ bão hòa của các kênh màu (RGB) trong video. - Creative:

+ Cho phép người dùng điều chỉnh về faded film - tạo lớp bóng mờ. + Sharpen tăng độ nét.

+ Vibrance làm tươi màu.

+ Low light saturation chỉnh độ bão hòa kênh màu. + Tint balance: cân bằng màu sắc ở vùng sáng.

- Curves: Công cụ giúp thay đổi Contrast (độ tương phản) và độ sáng (Brightness). - Color Wheels: là một vòng tròn màu sắc, gồm 4 phần shadow, midtones và highlight.

- Vignette: công cụ giúp tạo viền tối bao quanh, tập trung làm nổi bật điểm chính giữa của khung hình.

c. Tiến trình hiệu chỉnh màu sắc:

- Đánh giá màu sắc và ánh sáng của hình ảnh. - Cân bằng màu sắc và ánh sáng.

- Cân bằng màu sắc và ánh sáng của tồn bộ hình ảnh trong sản phẩm. - Điều chỉnh lại màu sắc theo ý đồ của mình.

- Xem lại và tinh chỉnh các lỗi kỹ thuật (nếu có).

d. Lưu ý về ngơn ngữ của các màu sắc.

Ví dụ màu xanh là là màu thể hiện thiên nhiên, sinh sôi, mục nát, điềm gở, xấu xa, nguy hiểm.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO MÔN DỰNG PHIM TRUYỀN HÌNH (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(147 trang)
w