Áp dụng các biện pháp kinh tế trong hoạt động tạo nguồn, mua hàng

Một phần của tài liệu Bài giảng quản trị doanh nghiệp thương mại (Trang 70 - 76)

4.4. Quản trị hoạt động tạo nguồn và mua hàng của doanh nghiệp thương mại

4.4.6. Áp dụng các biện pháp kinh tế trong hoạt động tạo nguồn, mua hàng

Trước hết, bộ máy cán bộ công nhân viên làm cơng tác tạo nguồn và mua hàng phải có tính chun nghiệp cao, cả về trình độ kỹ thuật cao, nghiệp vụ, bản lĩnh kinh doanh, nhanh nhạy và trung thành với doanh nghiệp thương mại. Đồng thời để thực hiện khuyến khích kịp thời hoạt động tạo nguồn hàng và mua hàng đúng yêu cầu về chất lượng, số lượng, giá cả, thời gian và địa điểm giao nhận… Doanh nghiệp thương mại cần áp dụng các biện pháp kinh tế (thưởng, phạt) để khuyến khích bộ phận tạo nguồn và mua hàng bằng các phương pháp như: khoán theo doanh số mua hàng; khai thác được nguồn hàng mới, có nhiều triển vọng, mua hàng về bán được nhanh khơng có hàng ứ đọng, kém mất phẩm chất, hàng thứ phẩm, hàng giả… phân bố lợi nhuận hợp lý giữa các đơn vị nguồn hàng và doanh nghiệp thương mại. Cần áp dụng chế độ trách nhiệm vật chất để cán bộ mua hàng chịu trách nhiệm đến cùng về kết quả các mặt hàng đã mua mà không bán được.

Câu hỏi ôn tập

1. Khái niệm về nguồn hàng, các loại nguồn hàng của doanh nghiệp thương mại? Mối liên hệ giữa các tiêu thức phân loại nguồn hàng?

2. Vị trí quan hệ tác nghiệp tạo nguồn, mua hàng ở doanh nghiệp thương mại. Nếu doanh nghiệp làm tốt nghiệp vụ này có tác dụng gì và nếu làm khơng tốt nghiệp vụ này có những hậu quả gì?

3. Sự khác nhau giữa tạo nguồn và mua hàng và mối quan hệ giữa tạo nguồn và mua hàng trong hoạt động kinh doanh thương mại?

4. Phân tích nội dung cơ bản của tạo nguồn, mua hàng của doanh nghiệp thương mại?

5. Phương pháp xác định khối lượng hàng cần mua và lựa chọn thị trường mua bán hàng hóa?

6. Phân tích ưu, nhược điểm của các hình thức tạo nguồn ở doanh nghiệp thương mại. Khi nào cần áp dụng các hình thức tạo nguồn trong hoạt động kinh doanh?

7. Phân tích ưu, nhược điểm của các hình thức mua hàng của doanh nghiệp thương mại? Sự khác nhau cơ bản giữa các hình thức đó?

8.Những biện pháp cơ bản để thực hiện tốt hoạt động tạo nguồn, mua hàng ở doanh nghiệp thương mại.

Tài liệu tham khảo

1. PGS. TS. Nguyễn Thừa Lộc, PGS. TS. Trần Văn Bão, Giáo trình quản trị doanh nghiệp thương mại - Nxb Đại học kinh tế quốc dân 2016.

2. GS.TS Đặng Đình Đào, Giáo trình kinh tế thương mại – NXB Đại học kinh tế Quốc dân, 2019

3. PGS.TS Lê Quân, PGS.TS Hoàng Văn Hải, Giáo trình Quản trị tác nghiệp doanh nghiệp thương mại – NXB Thống kê, 2010

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG

ššš&›››

LÊ THỊ BÍCH NGỌC

BÀI GIẢNG

QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

CHƯƠNG 5 QUẢN TRỊ DỰ TRỮ HÀNG HOÁ CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

5.1. Khái niệm, sự hình thành dự trữ ở doanh nghiệp thương mại

5.1.1. Khái niệm

Theo C.Mác, hàng hóa là một sản phẩm được sản xuất ra, trước hết nó phải có cơng dụng thỏa mãn một nhu cầu nào đó của xã hội (sản xuất hoặc tiêu dùng) và thứ hai là nó phải được bán cho người khác chứ không phải để tự tiêu dùng. Sản phẩm hàng hóa từ khi sản xuất ra đến khỉ được đem tiêu dùng sử dụng), thời gian đó sản phẩm hàng hóa ở trạng thái dự trữ hàng hóa.

Như vậy, dự trữ hàng hóa là trạng thái sản phẩm hàng hóa chưa được sử dụng (tiêu dùng) theo cơng dụng, mục đích của nó. Là sản phẩm hàng hóa, nó ln ln phải tuân theo một quá trình vận động từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Đó chính là q trình trao đổi hàng hóa, lưu thơng hàng hóa. Dự trữ hàng hóa chính là sự tồn tại của sản phẩm dưới dạng hàng hóa, là sự ngưng đọng của sản phẩm đang trong quá trình vận động từ lĩnh vực sản xuất đến lĩnh vực tiêu dùng sản xuất hoặc tiêu dùng cá nhân.

Nguyên nhân chủ yếu của sự hình thành dự trữ hàng hóa trong nền kinh tế quốc dân là do sự phát triển của phân công lao động xã hội và chun mơn hóa sản xuất. Phân công lao động xã hội càng chi tiết dẫn đến chun mơn hóa càng cao làm cho năng suất lao động xã hội tăng lên và sản phẩm sản xuất ra ngày càng nhiều. Sự khác nhau về sở hữu tư liệu sản xuất và sản phẩm của lao động địi hỏi cần phải trao đổi hàng hóa, lưu thơng hàng hóa trong nền kinh tế ngày càng phát triển và mở rộng. Điều này thể hiện ở những điểm sau:

- Các đơn vị sản xuất ngày càng được chun mơn hóa, sản phẩm của đơn vị sản xuất này trở thành nguyên vật liệu của đơn vị sản xuất kia và chúng cần trao đổi với nhau.

- Giữa các đơn vị sản xuất ra sản phẩm hàng hóa và đơn vị tiêu dùng hàng hóa có khoảng cách về khơng gian và thời gian, cần phải có sự vận động của hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng.

+ Sản xuất ra sản phẩm hàng hóa và tiêu dùng sản phẩm hàng hóa khơng ăn khớp với nhau về thời gian. Sản xuất liên tục nhưng tiêu dùng định kỳ. Tiêu dùng liên tục nhưng sản xuất theo thời vụ... dẫn tới cần phải có sản phẩm hàng hóa dự trữ.

+ Sản xuất hàng hóa ở một nơi, tiêu dùng ở nhiều nơi, hoặc sản xuất hàng hóa ở nhiều nơi (mặt bằng ruộng đất, rừng...) nhưng sử dụng ở một nơi. Điều này địi hỏi phải có sự vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng.

Như vậy, trong nền kinh tế cịn sản xuất hàng hóa thì dự trữ hàng hóa là một tất yếu khách quan. Nó là một điều kiện để tái sản xuất xã hội liên tục và tiêu dùng liên tục. Dự trữ hàng hóa là một điều kiện của lưu thơng hàng hóa. Các Mác khẳng định: “ khơng có dự trữ hàng hóa khơng có lưu thơng hàng hóa".

Trong nền kinh tế quốc dân, có ba loại dự trữ hàng hóa chủ yếu là. dự trữ thành phẩm tiêu thụ ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh (gọi tắt là dự trữ tiêu thụ); dự trữ hàng hóa ở các doanh nghiệp thương mại và dự trữ hàng hóa trên đường (dự trữ hàng hóa trên các phương tiện vận tải).

5.1.1.1. Dự trữ tiêu thụ

Dự trữ tiêu thụ là dự trữ những thành phẩm đã hoàn thành việc chế tạo, đã nhập kho tiêu thụ của xí nghiệp sản xuất và đang chờ xuất bán. Sản phẩm khi đã nhập kho tiêu thụ, nó có đầy đủ tiêu chuẩn là hàng hóa và nó đang chờ đợi để tiêu thụ gọi là dự trữ tiêu thụ. Phần lớn các sản phẩm được sản xuất ra không thể đi ngay vào tiêu dùng sản xuất hoặc tiêu dùng cá nhân mà nó phải được nhập kho tiêu thụ. Ngun nhân chính hình thành dự trữ tiêu thụ là do sự cần thiết phải thực hiện các nghiệp vụ tiêu thụ sản phẩm như: phân loại, chọn lọc, đóng gói, hình thành các lơ hàng phù hợp với phương thức tiêu thụ sản phẩm: tiêu thụ trực tiếp, tiêu thụ gián tiếp; do thời gian sản xuất và thời gian tiêu thụ không ăn khớp nhau, sản xuất ra sản phẩm liên tục nhưng tiêu thụ thì từng đợt; do sự cần thiết phải hình thành khối lượng hàng đủ để tiêu thụ (bán) một lần cho khách hàng và do sự cần thiết phải có dự trữ hàng hóa để cung ứng cho những nhu cầu không thường xuyên.

Dự trữ tiêu thụ nhiều hay ít ở các doanh nghiệp sản xuất là do những nhân tố sau đây quyết định: Quy mơ của doanh nghiệp, tính chất của sản xuất và quy trình cơng nghệ sản xuất ra sản phẩm của doanh nghiệp...

- Quy mô của doanh nghiệp lớn, vừa, nhỏ quyết định khối lượng và cơ cấu sản phẩm lớn, mức tiêu dùng bình quân một ngày đêm về nguyên nhiên vật liệu... lớn hay nhỏ và khối lượng sản phẩm (thành phẩm) sản xuất ra một ngày đêm nhiều hay ít, do đó mức dự trữ tiêu thụ ở doanh nghiệp nhiều, ít khác nhau.

- Tính chất của sản xuất của doanh nghiệp là sản xuất liên tục hàng loạt lớn, vừa hoặc nhỏ; sản xuất theo chu kỳ hay sản xuất đơn chiếc cũng quyết định khối lượng và cơ cấu sản phẩm tiêu thụ dự trữ ở xí nghiệp nhiều ít khác nhau.

- Quy trình cơng nghệ sản xuất của doanh nghiệp dài hay ngắn cũng quyết định khối lượng và cơ cấu sản phẩm dự trữ tiêu thụ nhiều hay ít. Với quy trình cơng nghệ dài, việc dự trữ sản phẩm thường lớn và kéo dài hơn những sản phẩm được sản xuất ra với quy trình cơng nghệ ngắn hoặc khơng q dài.

- Phương thức tiêu thụ sản phẩm, thị trường tiêu thụ sản phẩm và khách hàng chủ yếu của doanh nghiệp.

Dự trữ tiêu thụ ở doanh nghiệp phụ thuộc vào phương thức tiêu thụ sản phẩm mà xí nghiệp áp dụng. Phương thức tiêu thụ trực tiếp là phương thức bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng (đơn vị sản xuất - kinh doanh khác) hoặc bán cho người tiêu dùng qua cửa hàng, siêu thị, trung tâm mua sắm do doanh nghiệp lập ra để bán, thuê hoặc ký gửi để bán. Phương thức tiêu thụ gián tiếp là phương thức mà doanh nghiệp bán buôn cho các doanh nghiệp thương mại khác, không tổ chức bán lẻ. Với mỗi phương

thức tiêu thụ khác nhau thì khối lượng, cơ cấu, thời gian dự trữ tiêu thụ của sản phẩm ở doanh nghiệp cũng lớn nhỏ khác nhau.

Dự trữ tiêu thụ phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nếu sản phẩm tiêu thụ ở thị trường khu vực và địa phương (gần) thì khối lượng dự trữ tiêu thụ khơng cần nhiều như sản phẩm tiêu thụ ở thị trường xa hoặc xuất khẩu ra nước ngoài.

Dự trữ tiêu thụ phụ thuộc vào khách hàng: khách hàng mua buôn, khách hàng bán lẻ, khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng hay khách hàng là bạn hàng trung gian. Với mỗi loại khách hàng khác nhau, doanh nghiệp cần có phương thức bán hàng khác nhau, do đó có khối lượng và cơ cấu hàng hóa dự trữ tiêu thụ khác nhau.

- Điều kiện vận chuyển sản phẩm hàng hóa. Tiêu thụ sản phẩm là bán hàng hóa của doanh nghiệp để thu tiền về hoặc có cơ sở để địi tiền ở khách hàng. Dự trữ tiêu thụ ở doanh nghiệp lại phụ thuộc vào điều kiện vận chuyển sản phẩm hàng hóa tiêu thụ. Dự trữ tiêu thụ phải đủ khối lượng cho một chuyến hàng vận tải (ô tô, tàu thủy, toa đường sắt, container...). Sử dụng được tối đa sức chuyên chở của phương tiện vận tải sẽ giúp các khách hàng giảm bớt chi phí vận tải cho một đơn vị hàng hóa được chuyên chở...

5.1.1.2. Dự trữ hàng hóa ở các doanh nghiệp thương mại

Dự trữ hàng hóa ở doanh nghiệp thương mại được hình thành từ khi nhập hàng về doanh nghiệp thương mại và kết thúc khi doanh nghiệp thương mại bán hàng (giao hàng) cho khách hàng. Dự trữ hàng hóa ở doanh nghiệp thương mại là dự trữ hàng hóa ở kho, trạm, cửa hàng, quầy hàng, siêu thị, đại lý, trung tâm mua sắm của các doanh nghiệp thương mại.

5.1.1.3. Dự trữ hàng hóa trên đường

Dự trữ hàng hóa trên đường được hình thành từ khi bốc xếp hàng hóa lên phương tiện vận tải đến khi hàng hóa được giao cho khách hàng tại kho, trạm, cửa hàng, xí nghiệp ở nơi đến.

Sự hình thành dự trữ hàng hóa trên đường là tất yếu khách quan bởi vì giữa sản xuất và tiêu dùng có khoảng cách về thời gian và khơng gian, do sự phát triển của phân công lao động xã hội cả về chiều rộng và chiều sâu, sản phẩm ngày càng được chuyên mơn hóa, chi tiết hóa, cần có sự trao đổi sản phẩm hàng hóa từ đơn vị này đến đơn vị khác. Một doanh nghiệp thường dùng nhiều sản phẩm khác nhau. Việc vận chuyển sản phẩm lại dùng nhiều loại phương tiện có khối lượng và tốc độ đi chuyển khác nhau. Do đó, ở một thời điểm nào đó, trên các phương tiện vận tải ln có một khối lượng hàng hóa mà đối với đơn vị này nó đã được xuất đi, nhưng đối với đơn vị khác vẫn chưa nhận được. Dự trữ hàng hóa trên đường là dự trữ trên phương tiện vận tải, thuộc quyền quản lý của chủ phương tiện vận tải. Cịn hàng hóa thuộc sở hữu của đơn vị bán hay đơn vị mua tùy theo quy định của hợp đồng mua bán hàng hóa xác định là hàng hóa của đơn vị nào khi giao hàng lên phương tiện vận chuyển và việc thanh toán tiền hàng, chịu chi phí bảo hiểm và vận tải hàng hóa.

- Sự phân bố của nền sản xuất xã hội và sự phát triển của lực lượng sản xuất. Phân bổ nền sản xuất xã hội hợp lý, việc vận chuyển hàng hóa sẽ khơng bị kéo dài, loanh quanh. Khi lực lượng sản xuất phát triển, khối lượng hàng hóa vận chuyển sẽ tăng nhanh. - Sự phát triển của cơ sở hạ tầng và của ngành vận tải hàng hóa. Cơ sở hạ tầng bao gồm đường sá, cầu cống, bến cảng, kho tàng... Cơ sở hạ tầng phát triển là điều kiện thuận lợi cho hoạt động vận tải hàng hóa, có thể mở rộng việc vận tải hàng hóa và rút ngắn thời gian hàng hóa trên đường. Việc phát triển ngành vận tải hàng hóa (đường ơ tơ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không...) làm tăng khối lượng hàng hóa vận chuyển trên đường và giúp cho các doanh nghiệp, ngành thương mại có thể phát triển thị trường, đi đến các thị trường xa, đến các khu vực khác nhau của đất nước và trên thế giới.

- Cơ chế quản lý của ngành vận tải hàng hóa. Việc vận chuyển hàng hóa có thơng suốt, nhanh chóng hay khơng phụ thuộc vào cơ chế quản lý ngành vận tải. Vấn đề giao nhận, gửi hàng, liên hợp vận tải (vận tải đa phương thức) và bảo đảm an tồn trong vận tải hàng hóa là vấn đề hết sức quan trọng để hàng hóa được vận chuyển đến nơi quy định.

Đối với doanh nghiệp thương mại, có thể xác định được khối lượng hàng hóa dự trữ trên đường cho từng khoảng thời gian (ví dụ một năm). Để xác định khối lượng hàng hóa dự trữ trên đường cần phải dựa vào các căn cứ sau:

Một là: khối lượng hàng hóa cần phải vận chuyển trung bình một ngày đêm từ

nguồn hàng đến doanh nghiệp thương mại và khách hàng.

Hai là: tốc độ vận chuyển trung bình của từng loại phương tiện (tính bằng km/ngày).

Ba là: khoảng cách trung bình vận chuyển hàng hóa của tưng loại phương tiện.

Ngồi ba loại dự trữ hàng hóa nói trên, trong nền kinh tế quốc dân cịn có các loại dự trữ khác như dự trữ quốc gia, dự trữ vật tư kỹ thuật ở đơn vị sản xuất - kinh doanh, dự trữ tiêu dùng. Dự trữ quốc gia là dự trữ các sản phẩm quan trọng thiết yếu cho sản xuất và đời sống xã hội, để phịng ngừa thiên tai địch họa. Dự trữ này có thể để phát khơng cho các đơn vị và nhân dân khi bị thiên tai địch họa... nhưng nó cũng có thể được bán ra thị trường để đổi hàng hoặc điều tiết thị trường. Khi ấy nó cũng là hàng hóa. Dự trữ vật tư kỹ thuật ở các đơn vị sản xuất (dự trữ sản xuất) cũng là hàng hóa trên thị trường đi vào lĩnh vực sản xuất. Mục đích dự trữ của nó lúc này là để bảo đảm cho sản xuất liên tục, không phải để bán, nhưng khi thị trường khan hiếm hàng hóa, giá cao, bán có lời hơn, nó cũng sẵn sàng gia nhập lại thị trường thành hàng hóa. Ngồi ra, ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cịn có dự trữ các bán thành phẩm (sản phẩm dở dang), đối với sản phẩm dự trữ tiêu dùng cũng như vậy.

Một phần của tài liệu Bài giảng quản trị doanh nghiệp thương mại (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)