Khái niệm về nguồn hàng của doanh nghiệp thương mại

Một phần của tài liệu Bài giảng quản trị doanh nghiệp thương mại (Trang 56)

Nhiệm vụ cơ bản, chủ yếu nhất của doanh nghiệp thương mại là bảo đảm cung ứng cho sản xuất và tiêu dùng những hàng hóa cần thiết đủ về số lượng, tốt về chất lượng, kịp thời gian yêu cầu, thuận lợi cho khách hàng và phải đáp ứng một cách thường xuyên liên tục, ổn định ở các nơi cung ứng (bán hàng). Để thực hiện nhiệm vụ cơ bản, chủ yếu đó các doanh nghiệp thương mại phải tổ chức tốt công tác tạo nguồn hàng.

Nguồn hàng của doanh nghiệp thương mại là toàn bộ khối lượng và cơ cấu hàng hóa thích hợp với nhu cầu của khách hàng đã và có khả năng mua được trong kỳ kế hoạch (thường là kế hoạch năm).

Để có nguồn hàng tốt và ổn định, doanh nghiệp thương mại phải tổ chức công tác tạo nguồn. Tổ chức cơng tác tạo nguồn và mua hàng là tồn bộ những hoạt động nghiệp vụ nhằm tạo ra nguồn hàng để doanh nghiệp thương mại đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, đúng chất lượng, quy cách, cỡ loại, màu sắc, … cho các nhu cầu của khách hàng. Có thể nói khâu quyết định khối lượng hàng bán ra và tốc độ hàng bán ra, cũng như tính ổn định và kịp thời của việc cung ứng hàng hóa của doanh nghiệp thương mại phần lớn phụ thuộc vào công tác tạo nguồn, mua hàng.

Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt và sự biến động nhanh, mạnh các nhu cầu trên thị trường, việc tạo nguồn hàng của doanh nghiệp thương mại đòi hỏi phải nhanh, nhạy, phải có tầm nhìn xa, quan sát rộng và thấy được xu hướng phát triển của nhu cầu khách hàng. Tạo nguồn hàng là công việc phải đi trước một bước, bởi lẽ khi có nhu cầu của khách hàng xuất hiện, doanh nghiệp thương mại phải có hàng ở các điểm cung ứng để đáp ứng cho nhu cầu của khách hàng. Do đó, diểm bắt đầu của công tác tạo nguồn hàng là việc nghiên cứu và xác định nhu cầu của khách hàng về khối lượng, cơ cấu mặt hàng, quy cách, cỡ loại, mầu sắc, thời gian, địa điểm mà khách hàng có nhu cầu, phải nắm được khách hàng cần hàng để làm gì và đồng thời phải chủ động nghiên cứu và tìm hiểu khả năng của các đơn vị sản xuất ở trong nước, ở thị trường nước ngoài (khu vực và thế giới) để tìm nguồn hàng, để đặt hàng, để ký hợp đồng mua hàng. Doanh nghiệp thương mại cũng cần phải có các biện pháp cần thiết để tạo điều kiện và tổ chức thực hiện tốt việc đặt hàng, mua hàng, vận chuyển, giao nhận, phân phối hàng về các điểm cung ứng phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trường.

Một phần của tài liệu Bài giảng quản trị doanh nghiệp thương mại (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)