3.1.1. Khái niệm
Thị trường là một phạm trù kinh tế khách quan, gắn bó chặt chẽ với khái niệm phân công lao động xã hội. Ở đâu và khi nào có phân cơng lao động xã hội và sản xuất hàng hóa thì ở đó và khi ấy có thị trường. Cùng với sự phát triển của sản xuất và lưu thơng hàng hóa, khái niệm thị trường có nhiều biến đổi và ngày càng được bổ sung hồn thiện hơn.
Có bốn yếu tố cấu thành thị trường của DNTM là cung, cầu, giá cả và cạnh tranh. - Cầu : là lượng một mặt hàng mà người mua muốn mua ở một mức giá chấp nhận được. Cầu là một đại lượng mà đại lượng này thay đổi theo sự phụ thuộc vào các yếu tố tác động đến nó. Nếu giả sử các yếu tố tác động khác khơng thay đổi thì lượng cầu phụ thuộc vào giá cả của hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Cầu sẽ tăng lên khi giá cả giảm và ngược lại, cầu sẽ giảm khi giá cả tăng lên, khi các yếu tố khác không đổi. Các yếu tố tác động đến cầu là: sở thích, thu nhập của người tiêu dùng, giá cả mặt hàng thay thế, phong tục, tập qn, thói quen, nghề nghiệp, giới tính, lứa tuổi, … Trên thị trường kinh doanh, doanh nghiệp thương mại khi xác định cầu phải xác định khơng phải là cầu nói chung mà là cầu hướng vào doanh nghiệp, nghĩa là xác định khối lượng cầu cụ thể về hàng hóa của doanh nghiệp ứng với mỗi mức giá nhất định.
- Cung : là lượng một mặt hàng mà người bán muốn bán ở mỗi mức giá chấp nhận được. Cung là một đại lượng mà đại lượng này thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cung phụ thuộc vào giá cả hàng hóa dịch vụ. Cung sẽ tăng khi giá cả hàng hóa dịch vụ tăng lên và cung sẽ giảm xuống khi giá cả hàng hóa dịch vụ giảm xuống, nếu các yếu tố khác không thay đổi. Các yếu tố tác động đến cung là : sự phát triển của khoa học cơng nghệ mới, các chi phí của các yếu tố đầu vào, sự điều tiết của chính phủ (thuế)… Giống như đại lượng cầu, doanh nghiệp thương mại không phải xác định tổng đại lượng cung của toàn bộ xã hội mà xác định số lượng hàng hóa dịch vụ doanh nghiệp thương mại có khả năng đưa ra thị trường ứng với mức giá nhất định.
- Giá cả : là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa. Sự tương tác giữa người mua với người mua, người bán với người bán và người bán với người mua hình thành giá cả thị trường. Giá cả thị trường là một đại lượng biến động do sự tương tác của cung và cầu trên thị trường của một loại hàng hóa, ở địa điểm và thời điểm cụ thể.
Có thể nghiên cứu các yếu tố thị trường theo các quy mô khác nhau : nghiên cứu tổng cung, tổng cầu và giá cả thị trường trên quy mơ tồn nền kinh tế quốc dân. Nhưng cũng có thể nghiên cứu cung, cầu, giá cả hàng hóa trên một địa bàn cụ thể xác định (ở một chợ nông thôn, ở một tỉnh, thành phố, ở một vùng, miền hoặc khu vực). Đối với doanh nghiệp thương mại có quy mơ tồn quốc, có hoạt động xuất nhập khẩu chẳng những phải nghiên cứu tổng thể cung, cầu trên quy mơ quốc gia mà cịn phải nghiên cứu cả quy mô quốc tế. Đối với doanh nghiệp thương mại có quy mơ nhỏ, hoạt động trong phạm vi địa
phương, có thể nghiên cứu các yếu tố thị trường địa phương, tùy theo sự phát triển của doanh nghiệp mà từ nghiên cứu thị trường địa phương, tiến đến nghiên cứu thị trường miền (vùng), toàn quốc.
- Sự cạnh tranh: cạnh tranh là sự ganh đua giữa cá nhân, doanh nghiệp hoạt động trong hoạt động kinh doanh nhằm dành giật các nguồn lực hay thị trường tiêu thụ nhằm thu lợi nhuận.
Trong cơ chế thị trường cạnh tranh diễn ra liên tục và khơng có đích cuối cùng. Cạnh tranh sẽ bình qn hóa các giá trị cá biệt để hình thành giá cả thị trường. Vì vậy, cạnh trannh là động lực để thúc đẩy các DNTM không ngừng cải tiến hoạt động kinh doanh để tồn tại và phát triển.
Trong hoạt động kinh doanh khi nghiên cứu thị trường phải nghiên cứu đầy đủ; toàn diện tất cả các yếu tố cấu thành nên thị trường của doanh nghiệp.
3.1.2. Phân loại thị trường của DNTM
Phân loại thị trường là phân chia thị trường theo các tiêu thức khác nhau để phục vụ nghiên cứu và phát triển thị trường.
3.1.2.1. Căn cứ vào đối tượng mua bán trên thị trường, Theo tiêu thức này trên thị trường người ta chia thành :
- Thị trường hàng hóa : bao gồm hàng tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng.
Hàng tư liệu sản xuất là những sản phẩm dùng để sản xuất, là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất tiếp theo. Hàng tư liệu sản xuất bao gồm nhiều loại khác nhau như thiết bị, máy móc, nguyên nhiên vật liệu, các loại hóa chất, các loại phụ tùng, …
Hàng tư liệu tiêu dùng là hàng phục vụ cho tiêu dùng các nhân như lương thực, thuốc chữa bệnh, quần áo, thị trường tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng có quy luật vận động khác nhau.
- Thị trường dịch vụ - Thị trường sức lao động - Thị trường tiền tệ …
Chủ trương của Đảng và Nhà nước là phát triển đồng bộ các loại thị trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Mỗi loại thị trường có đặc điểm và quy luật vận động riêng, đòi hỏi khi tham gia thị trường doanh nghiệp phải hiểu rõ từng thị trường.
3.1.2.2. Căn cứ vào mục đích hoạt động của doanh nghiệp Theo tiêu thức này trên thị trường người ta chia thành :
- Thị trường đầu vào : thị trường của các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh
doanh như : tư liệu sản xuất, sức lao động, tiền vốn, công nghệ, …
- Thị trường đầu ra : thị trường của các yếu tố đầu ra như hàng hóa, dịch vụ. Cần phân chia này cho thấy doanh nghiệp có thể tập trung nghiên cứu cầu (nếu đi bán ) hoặc nghiên cứu cung (nếu đi mua).
38
3.1.2.3. Căn cứ vào phạm vi hoạt động của doanh nghiệp Theo tiêu thức này trên thị trường người ta chia thành :
- Thị trường địa phương, mỗi địa phương đều có phong tục tập quán khác nhau, nếu
muốn hoạt đọng tại đây doanh nghiệp phải hiểu biết điều này.
- Thị trường toàn quốc : là thị trường toàn bộ nền kinh tế quốc dân, muốn bán được
hàng hóa của doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng để vượt ra khỏi ranh giới địa phương.
- Thị trường khu vực, là thị trường bên ngoài quốc gia bao gồm một khi vực nhất định như thị trường khi vực Bắc Kỳ, Nam Mỹ, thị trường ASEAN, EU…
- Thị trường quốc tế, là thị trường bao gồm nhiều quốc gia, nhiều khu vực khác nhau. Để hoạt động trên thị trường này, doanh nghiệp phải hiểu biết luật pháp và thông lệ quốc tế.
Cách phân chia này tương đồng với cách phân chia thị trường nội địa và thị trường quốc tế. Căn cứ vào phạm vi hoạt động của doanh nghiệp người ta có thể đánh giá quy mơ và vị thế của doanh nghiệp.
3.1.2.4. Căn cứ vào mức độ quan tâm đến thị trường của doanh nghiệp, Theo tiêu thức này trên thị trường người ta chia thành :
- Thị trường chung: là thị trường của tất cả các sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp mua bán.
- Thị trường sản phẩm: là thị trường sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh
để thỏa mãn nhu cầu cụ thể của khách hàng.
- Thị trường thích hợp: là thị trường phù hợp với điều kiện tiềm năng của doanh nghiệp để có thể kinh doanh.
- Thị trường trọng điểm: là thị trường mà doanh nghiệp lựa chọn để nỗ lực chiếm
lĩnh thông tin qua thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Trong nghiên cứu thị trường bao giờ cũng phải xác định chính xác thị trường trọng điểm của doanh nghiệp.
3.1.2.5. Căn cứ vào mức độ chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp Theo tiêu thức này, trên thị trường người ta chia thành :
- Thị trường hiện tại, là thị trường doanh nghiệp đang khai thác và kinh doanh. - Thị trường tiềm năng, là thị trường doanh nghiệp có thể mở rộng, khai thác trong
tương lai. Nếu toàn bộ cố gắng của doanh nghiệp đúng như lý thuyết, doanh nghiệp sẽ chiếm được thị trường tiềm năng lý thuyết. Sự cố gắng của doanh nghiệp chỉ ở một chừng mực nhất định, sẽ chiếm được bộ phận thị trường tiềm năng thực tế.
Cách phân chia này có thể rút ra kết luận doanh nghiệp phải luôn luôn nghĩ đến thị trường tiềm năng để cố gắng chinh phục, khơng nên chỉ vừa lịng với thị trường hiện tại của mình.
3.1.2.6. Căn cứ vào mức độ cạnh tranh trên thị trường Theo tiêu thức này trên thị trường người ta chia thành :
- Thị trường cạnh tranh hoàn hảo, là thị trường nhiều người mua, nhiều người bán
và khơng ai quyết định được số lượng hàng hóa và giá cả thị trường. Nếu hoạt động trên thị trường này, đòi hỏi doanh nghiệp phải nỗ lực cố gắng liên tục mới có thể tồn tại và phát triển.
- Thị trường độc quyền, là thị trường chỉ có duy nhất một người (một doanh nghiệp)
tham gia và có khả năng chi phối được giá cả hàng hóa mua bán trên thị trường.
- Thị trường cạnh tranh – độc quyền hỗn tạp, là thị trường ở vị trí trung gian giữa
thị trường cạnh tranh hồn hảo và thị trường độc quyền. Có nhiều người tham gia cạnh tranh những mỗi người đều có sức mạnh độc quyền để kiểm sốt một mức độ nào đó.
3.1.2.7. Căn cứ vào vai trò của thị trường đối với doanh nghiệp Theo tiêu thức này trên thị trường người ta chia thành :
- Thị trường tài chính, là thị trường doanh nghiệp tập trung nguồn lực để thu được
doanh lợi cao nhất. Sản lượng, doanh thu chính của doanh nghiệp đều trên thị trường này.
- Thị trường khơng phải tài chính, ngồi thị trường chính doanh nghiệp có thể tham
gia một số thị trường nhỏ lẻ khác để thỏa mãn nhu cầu, sản lượng và doanh thu của doanh nghiệp trên thị trường này chỉ là phụ.
3.1.2.8. Căn cứ vào tính chất sản phẩm khác nhau trên thị trường Theo tiêu thức này trên thị trường người ta chia thành :
- Thị trường của các sản phẩm thay thế, là thị trường của những sản phẩm có giá trị
sử dụng tương tự nhau, có thể thay thế cho nhau. Kinh doanh trên thị trường này doanh nghiệp phải nắm được thời gian thay thế, tốc độ thay thế để làm chủ mọi diễn biến của thị trường.
- Thị trường của các sản phẩm bổ sung, là thị trường của những sản phẩm liên quan
với nhau trong tiêu dùng. Kinh doanh trên thị trường này phải quan tâm đến biến động về giá cả của sản phẩm có liên quan để điều chỉnh kịp thời.
Ngồi ra có thể căn cứ vào mức độ quản lý của Nhà nước để phân chia thị trường thành thị trường có và thị trường khơng có tổ chức. Theo nguồn gốc sản xuất ra hàng hóa để chia thành hàng cơng nghiệp, hàng vật liệu xây dựng, hàng thủy sản, …
Trong thực tế các tiêu thức có thể liên quan và pha trộn lẫn nhau, vì vậy cần nhận dạng rõ loại thị trường doanh nghiệp tham gia để có biện pháp ứng xử cho phù hợp.