3.2. Nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp thương mại
3.2.2. Nội dung nghiên cứu thị trường
Tùy thuộc yêu cầu nghiên cứu thị trường mà có nội dung nghiên cứu khác nhau.
3.2.2.1. Nghiên cứu khái quát
Nghiên cứu khái quát là nghiên cứu sơ bộ về thị trường, nghiên cứu các yếu tố cấu thành nên thị trường của doanh nghiệp như tổng cung, tổng cầu, xu hướng biến động giá và sự cạnh tranh để biết doanh nghiệp có thể tham gia thị trường hoặc định kỳ đánh giá về thị trường của doanh nghiệp.
a. Nghiên cứu tổng cầu và cầu hướng vào doanh nghiệp
Nghiên cứu tổng cầu hàng hóa là nghiên cứu tổng khối lượng hàng hóa và cơ cấu loại hàng hóa tiêu dùng thơng qua mua sắm hoặc sử dụng với giá cả thị trường trong một khoảng thời gian (ví dụ một năm). Tổng khối lượng hàng hóa chính là quy mơ của htij trường. Nghiên cứu quy mô thị trường phải nắm được số lượng người hoặc đơn vị tiêu dùng; với hàng tiêu dùng đó là dân cư, thu nhập của họ; với hàng tư liệu sản xuất thì số lượng đơn vị sử dụng, khối lượng hàng của mỗi đơn vị tiêu dùng v.v… Đối với loại hàng hóa thay thế cần nghiên cứu cả khối lượng hàng hóa thay thế. Đối với loại hàng hóa bổ sung cần nghiên cứu loại hàng hóa chính và từ đó suy ra loại hàng hóa bổ sung. Nghiên
cứu tổng cầu hàng và cơ cấu hàng hóa cũng cần nghiên cứu trên mỗi địa bàn, đặc biệt thị trường trọng điểm, ở đó tiêu thụ lượng hàng hóa lớn và giá thị trường của hàng hóa đó trên địa bàn từng thời gian. Trên cơ sở so sánh với số liệu thống kê của các năm trước để xác định cầu hướng vào của doanh nghiệp trong từng thời kỳ nhất định.
b. Nghiên cứu tổng cung và cung của doanh nghiệp
Nghiên cứu tổng cung hàng hóa là nghiên cứu để xác định xem khả năng sản xuất có khả năng sản xuất trong một thời gian (ví dụ 1 năm) các đơn vị sản xuất có khả năng cung ứng cho thị trường tổng số bao nhiêu hàng, khả năng nhập khẩu bao nhiêu, khả năng dự trữ (tồn kho) xã hội bao nhiêu. Trên cơ sở các thông tin về lao động vật tư tiền vốn và các tiềm năng khác của doanh nghiệp để xác định cung của doanh nghiệp có khả năng đưa ra thị trường.
Nghiên cứu cung và cầu nói chung của thị trường cịn cần nghiên cứu động thái của cung, cầu trên từng địa bàn, trong từng thời điểm và xác định thị phần của doanh nghiệp trong thời gian nhất định.
c. Nghiên cứu giá cả thị trường
Nghiên cứu giá cả bán hàng của doanh nghiệp sản xuất, giá hàng nhập khẩu. Nghiên cứu giá cả thị trường phải tìm được chênh lệch giá (trên thị trường bán) và giá mua. Có thể ước chi phí vận chuyển và nộp thuế, để xác định thị trường mua hàng và quyết định khối lượng hàng cần đặt hàng, hàng cần thu mua hoặc nhập khẩu.
Nghiên cứu chính sách của Chính Phủ về loại hàng kinh doanh cho phép kinh doanh tự do, kinh doanh có điều kiện, khuyến khích kinh doanh hoặc cấm kinh doanh. Đó là chính sách thuế, giá các loại dịch vụ có liên quan như cước vận tải, giá thuê kho hàng, cửa hàng, đất đai và lãi suất cay ngân hàng (nếu vốn kinh doanh phải vay) để xác định giá cả thị trường. Căn cứ vào mục tiêu kinh doanh, chính sách giá cả của doanh nghiệp để xác định giá mua, giá bán của doanh nghiệp cho phù hợp.
d. Nghiên cứu sự cạnh tranh trên thị trường
Nghiên cứu sự cạnh tranh trên thị trường đòi hỏi phải xác định số lượng đối thủ cạnh tranh, ưu nhược điểm của các đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và xác định trạng thái (mức độ) cạnh tranh trên thị trường.
Số lượng đối thủ cạnh tranh ngày càng đông quyết định mức độ cạnh tranh càng gay gắt. Đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp có thể xác định theo 2 tiêu thức : vị thế của đối thủ cạnh tranh và theo tính chất sản phẩm.
Theo vị thế của đối thủ cạnh tranh chia thành : doanh nghiệp dẫn đầu, doanh nghiệp thách thức, doanh nghiệp theo sau và doanh nghiệp đang tìm chỗ đứng trên thị trường.
Theo tính chất sản phẩm có đối thủ sản phẩm, đối thủ chủng loại sản phẩm, đối thủ cùng một lĩnh vực kinh doanh và đối thủ tham gia phân chia lợi nhuận từ một nhóm khách hàng nhất định.
Mức độ cạnh tranh trên thị trường có 3 mức độ rõ rệt : thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường độc quyền và thị trường cạnh tranh độc lập hỗn tạp.
42 Trên cơ sở thơng tin về các đối thủ cạnh tranh tìm hiểu ưu nhược điểm và đề ra quyết sách cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
3.2.2.2. Nghiên cứu chi tiết thị trường
Nghiên cứu chi tiết thị trường thực chất là nghiên cứu đối tượng mua, bán loại hàng hóa mà doanh nghiệp kinh doanh; cơ cấu thị trường hàng hóa và chính sách mua bán của các doanh nghiệp có nguồn hàng lớn. Nghiên cứu chi tiết thị trường phải trả lời được các câu hỏi : ai mua hàng? Mua bao nhiêu? Cơ cấu của loại hàng; mua ở đâu? Mua hàng dùng làm gì? Đối thủ cạnh tranh?
Nghiên cứu chi tiết thị trường phải nghiên cứu nhu cầu và yêu cầu của khách hàng về loại hàng mà doanh nghiệp kinh doanh. Đối với hàng tiêu dùng, nhu cầu về loại hàng phụ thuộc và sở thích (thị hiếu), thu nhập, lứa tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, tập qn, thói quen, thời thiết khí hậu, … Đối với hàng tư liệu sản xuất phụ thuộc vào công nghệ, định mức sử dụng nguyên nhiên vật liệu trong sản xuất và kế hoạch sản xuất mặt hàng của doanh nghiệp sản xuất. Người quyết định mua hàng không phải người đi mua hàng cụ thể (tiếp liệu) mà chính là yêu cầu của kỹ thuật, công nghệ sản xuất thành phẩm, khả năng vật tư của doanh nghiệp và khả năng thay thế bằng loại nguyên vật liệu khác (hàng thay thế). Người mua hàng cũng không thể tùy tiện đổi thứ này lấy thứ khác hoặc mua theo ý thích của mình. Như vậy nghiên cứu thị trường hàng tư liệu sản xuất phải nghiên cứu lĩnh vực tiêu dùng sản xuất. Đó là các doanh nghiệp sản xuất cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, … Khi nghiên cứu chi tiết thị trường doanh nghiệp phải xác định tỷ trọng thị trường doanh nghiệp đạt được (thị phần của doanh nghiệp) và thị phần của các doanh nghiệp khác cùng ngành; so sánh về chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm, mẫu mã, mầu sắc và các dịch vụ phục vụ khách hàng của doanh nghiệp so với doanh nghiệp khác… để đổi mới thu hút khách hàng mua hàng của doanh nghiệp mình.