6 Kiều Thi ̣Thùy Linh, (2015) ‘”Nghĩa vụ tiền hợp đồng trong hợp đồng dich vụ của nguyên tắc luật Châu Âu (PEL SC) và bài học kinh nghiêm trong viêc hoàn thiên quy đinh pháp luật ở Viêt Nam”, Tạp
1.2.1. Các công trình khoa học là sách tham khảo, luận án, luận văn.
Cuốn sách: “Pre - Contractual liability in English and French law” (Trách
nhiệm pháp lý tiền hợp đồng trong pháp luật của Anh và Pháp) của tác giả Paula
Giliker, được xuất bản bởi nhà xuất bản Kluwer Law International, năm 2002. Cuốn sách xem xét bản chất của trách nhiệm tiền hợp đồng trong pháp luật Anh và pháp luật của Pháp. Trên cơ sở đó, tác giả đánh giá mức độ rủi ro, xác định việc áp dụng trách nhiệm pháp lý trong quá trình đàm phán. Cuốn sách được chia thành ba phần: nghiên cứu trách nhiệm trong hợp đồng; nghiên cứu về trách nhiệm pháp lý ngoài hợp đồng; tác giả đưa ra đề xuất hoàn thiện và rút ra một số kết luận, đặc biệt là các chính sách ảnh hưởng đến pháp luật.
Cuốn sách:“Precontractual Liability in European Private Law:
luận) do M.W. Hesselink & J. Cartwright đồng chủ biên, được xuất bản bởi nhà xuất bản Cambridge, năm 2008. Một số bài học có thể rút ra được từ nghiên cứu so sánh của tác giả. Cơng trình cho thấy có sự khác biệt cơ bản trong cách tiếp cận giữa các quốc gia. Không giống như pháp luật của Anh, Ailen và Scotland, tất cả các hệ thống khác đều có một số học thuyết chung về trách nhiệm tiền hợp đồng dựa trên cơ sở là sự thiện chí. Pháp luật Anh, Ailen và Scotland thường khơng quy định biện pháp khắc phục và vấn đề trách nhiệm tiền hợp đồng. Cơ sở của sự khác biệt này bắt nguồn từ lý thuyết giữa hệ thống Common Law và hệ thống Civil Law.
Cuốn sách: “Encyclopedia of Law and Economics” (Bách khoa toàn thư về
Luật và Kinh tế) của tác giả Gerrit De Geest, được xuất bản bởi nhà xuất bản
Edward Elgar, năm 2009. Tác giả bàn về vấn đề tiền hợp đồng tại chương 2 của cuốn sách. Việc phân tích các cơ chế và các khía cạnh hành vi của các bên tham gia vào các cuộc đàm phán tiền hợp đồng được coi là một vấn đề chưa được chú trọng trong pháp luật và kinh tế. Tịa án ở Mỹ khơng có quan điểm rõ tràng đối với trách nhiệm tiền hợp đồng, trong khi hệ thống pháp luật Civil Law từ lâu đã công nhận trách nhiệm tiền hợp đồng đối với hành vi vi phạm. Qua việc phân tích yếu tố kinh tế và nguyên tắc trong pháp luật dân sự để giải quyết các vấn đề liên quan trong đàm phán tiền hợp đồng, tác giả giúp nâng cao sự nhận thức chung về vấn đề này.
Cuốn sách: “The common european sales law in context: Interactions with
english gad german law” (Luật Bán hàng của Châu âu trong bối cảnh – Tương tác với luật của Anh và Đức) do Gerhard Dannemann and Stefan Vogenauer đồng chủ biên,
được xuất bản bởi nhà xuất bản đại học Oxford, năm 2013. Nhóm tác giả quan tâm tới trách nhiệm tiền hợp đồng và nghĩa vụ thông tin tiền hợp đồng (PCID). Một số khía cạnh của giai đoạn đàm phán tiền hợp đồng được quy định trong Luật Bán hàng chung châu Âu (CESL). Theo đó, nếu các bên lựa chọn hợp đồng thì một số nghĩa vụ sẽ được áp dụng đối với họ liên quan đến hành vi và nghĩa vụ thông tin. Pháp luật của Đức và Anh cũng thừa nhận hành vi nhất định của các bên trước khi hợp đồng được giao kết. Luật tiêu dùng của EU cũng đã giới thiệu một số PCID liên quan đến một số loại hợp đồng nhất định thành pháp luật quốc gia của các quốc gia thành viên. Sau đó, tác giả có phân tích sự tác động giữa các điều khoản khác nhau này.
Luận văn thạc sĩ:“Pre-contractual Obligations in France and the United States”
(Nghĩa vụ tiền hợp đồng ở Pháp và Đức) của tác giả Florence Caterini, Trường Luật
đại học Georgia, năm 2004. Cơng trình nghiên cứu đã so sánh và phân tích trách nhiệm tiền hợp đồng ở Pháp và Hoa Kỳ. Tác giả tập trung vào trách nhiệm tự bảo vệ mình của các bên trong quá trình đàm phán. Trong trường hợp xảy ra hành vi vi phạm trong các cuộc đàm phán, pháp luật đưa ra các biện pháp pháp lý cho các bên. Mặc dù có những nội dung khác nhau nhưng pháp luật Pháp và Mỹ đã đạt được kết quả tương tự: phát sinh trách nhiệm pháp lý trong hợp đồng khi hợp đồng được giao kết hoặc trách nhiệm ngồi hợp đồng khi hai bên khơng đạt được thỏa thuận nào.
Luận văn tốt nghiệp:“The Legal Status of Pre-Contractual Liability:
Contrasting Responses from German and English Law” (Tình trạng pháp lý của trách nhiệm tiền hợp đồng: Sự phản hồi trái ngược đến từ Luật của Đức và Anh) của tác giả Xiao-Yang Li, Đại học Khoa học chính trị và luật Trung Quốc, năm 2017. Tác giả tập trung vào cách xác định trách nhiệm tiền hợp đồng trong Bộ luật Dân sự Trung Quốc sắp tới (BLDS2020) dưới góc độ so sánh. Liệu rằng, nguyên tắc trung thực có thể là cơ sở phát sinh trách nhiệm trong giai đoạn tiền hợp đồng hay khơng? và liệu trách nhiệm tiền hợp đồng có độc lập với pháp luật về bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng khơng? Nghiên cứu dưới góc độ so sánh, luận văn này đã mang lại một bức tranh về sự khác biệt trong các quy định pháp luật của Đức và Anh với những vấn đề mà các nhà lập pháp Trung Quốc phải đối mặt. Sự khác biệt giữa hai hệ thống pháp luật đặc trưng là cơ sở để tìm ra giải pháp cho những tranh luận trong pháp luật Trung Quốc. Qua đó, tác giả cũng đưa ra một số đề xuất cho dự thảo Bộ luật Dân sự Trung Quốc.