2. Nhận xét và đánh giá những vấn đề có liên quan đến nội dung của đề tài luận án
2.2.5. Nhóm các hành vi vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng
Trong cuốn sách “Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại quốc
tế năm 2004”, nhóm tác giả đã gián tiếp đề cập tới những hành vi vi phạm trong giai
đoạn tiền hợp đồng bao gồm: hành vi đàm phán với dụng ý xấu; hành vi chấm dứt đàm phán với dụng ý xấu; hành vi không cung cấp thông tin; hành vi không bảo mật thông tin; hành vi lừa dối khi cam kết; hành vi đe doạ khi cam kết.
Liên quan đến nội dung này, trong bài viết “The duty to negotiate in good
faith”, tác giả Pedro Barasnevicius Quagliato có cho rằng, trách nhiệm tiền hợp đồng có thể được áp dụng trong những trường hợp sau: khi một bên có hành vi xấu gây thiệt hại cho bên kia; khi một bên đàm phán, biết được bí mật kinh doanh mà khơng có ý định giao kết hợp đồng; khi một bên khơng có ý định ràng buộc; chấm dứt các cuộc đàm phán sau đó mà khơng có lý do chính đáng
Ngồi ra, trong bài viết: “Pre-contractual Liability in Czech M&A Deals”, tác giả Ivan Karpják cho thấy pháp luật của Séc phân chia các loại trách nhiệm tiền hợp đồng trên cơ sở: 1.Một bên khơng có ý định giao kết hợp đồng sau thời gian đàm phán; 2.Chấm dứt đàm phán mà khơng có lý do hợp lý; 3.Tiết lộ thông tin; 4. Bảo mật thông tin. Tương tự, bài viết “Pre-Contractual Liability – New Rules For
Contractual Negotiations In The Czech Civil Law” của nhóm tác giả Jiří
Spousta & Magda Stárko cũng cho thấy Bộ luật Dân sự mới của Séc phân chia các
hành vi vi phạm trong giai đoạn tiền hợp đồng bao gồm các hành vi sau: 1.Bắt đầu, hoặc tiến hành đàm phán hợp đồng mà khơng có mục tiêu giao kết hợp đồng (Mục
1728 (1) của NCC); 2.vi phạm trách nhiệm thông tin (Mục 1728 (2) của NCC); không ký kết hợp đồng khi hợp đồng có khả năng được giao kết (Phần 1729 của NCC); lạm dụng và tiết lộ thơng tin bí mật (Mục 1730 của NCC).
Ở Việt Nam, nhóm tác giả Võ Minh Trí và Trần Phú Quý nhận xét căn cứ để áp dụng trách nhiệm tiền hợp đồng từ hai nhóm: thứ nhất là hành vi không công bằng (huỷ bỏ đàm phán mà khơng có lý do chính đáng; một bên đã thực hiện việc
đàm phán với cách thức không phù hợp làm cho việc đàm phán không thể tiến xa thêm và không thể thực hiện được; không công bố các thơng tin mang tính chất quan trọng quyết định đến nội dung, bản chất của hợp đồng cho bên còn lại) và thứ
2 là hành vi vi phạm nghĩa vụ thiện chí ở giai đoạn tiền hợp đồng.
Các cơng trình nghiên cứu cho thấy, việc xác định hành vi nào là hành vi vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng trên phạm vi thế giới cũng như Việt Nam cịn có sự khác nhau, điều này xuất phát từ quan điểm xác định phạm vi nghĩa vụ tiền hợp đồng có sự khác nhau. Từ thực tế đó, việc địi hỏi nghiên cứu nội dung về nghĩa vụ tiền hợp đồng sẽ góp phần quan trọng để xác định hành vi và hậu quả pháp lý tương ứng với hành vi vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng.
2.2.6. Về hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng
Trong cuốn sách “Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại quốc
tế năm 2004”, nhóm tác giả đưa ra bình luận: “Việc thực hiện không đúng nghĩa vụ bảo mật trước tiên sẽ dẫn đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại”; Một bên có thể tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lừa dối, ép buộc khi cam kết của họ được thiết lập, tuy nhiên, sự đe doạ này phải là cấp thiết, nghiêm trọng và khơng chính đáng.
Tác giả Nguyễn Ngọc Khánh cũng có đề cập tới trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong trường hợp rút lại đề nghị trái phép trong thời gian chờ bên được đề nghị trả lời. Tác giả Nguyễn Vũ Hồng có bàn về chế độ trách nhiệm đối với các hành vi vi phạm quan hệ tiền hợp đồng, cụ thể là chế độ trách nhiệm đối với việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định trong Bộ luật Dân sự. Tuy nhiên tác giả cũng đặt ra vấn đề trong trường hợp: “một bên gây thiệt hại trong
q trình đàm phán hợp đồng và có những hành vi thể hiện sự hướng tới giao kết hợp đồng thì liệu những quy định về bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng của BLDS
có thể áp dụng hay khơng?” Ngồi ra, tác giả Nguyễn Vũ Hồng cũng có đề cập đến
hậu quả là bồi thường thiệt hại nếu đã chấp nhận giao kết hợp đồng mà lại giao kết hợp đồng với người khác và gây thiệt hại thì phải bồi thường. Tuy nhiên, tác giả đánh giá pháp luật Việt Nam chưa chỉ rõ các hình thức trách nhiệm đối với việc vi phạm nghĩa vụ trung thực, thiện chí trong quan hệ tiền hợp đồng; trách nhiệm liên quan đến lời hứa hẹn được đưa ra trong quá trình đàm phán hợp đồng và trách nhiệm đối với hành vi thủ đắc khơng có căn cứ.
Ở phạm vi các luật chuyên ngành, hậu quả pháp lý đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng có tính chất nghiêm khắc hơn. Trong hoạt động ngân hàng, tác giả Nguyễn Thị Kim Thoa cũng đưa ra nhận xét:“hành vi vi phạm nghĩa vụ đảm
bảo bí mật thơng tin khách hàng, các tổ chức tín dụng có thể dẫn đến những thiệt hại ở những mức độ khác nhau cho khách hàng. Chính vì vậy, pháp luật Việt Nam cũng đã quy định các loại chế tài có thể áp dụng nhằm điều chỉnh các hành vi vi phạm nghĩa vụ đảm bảo bí mật thông tin của khách hàng; các biện pháp chế tài như bị xử lý kỷ luật, phạt vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự. Liên
quan đến vấn đề này, tác giả Lê Thị Hải Ngọc có quan điểm: chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm trách nhiệm cung cấp thơng tin về chất lượng hàng hố cho người tiêu dùng bao gồm: chế tài hành chính; chế tài dân sự; chế tài hình sự. Tác giả cũng cho rằng việc quy định các loại chế tài như vậy là tương đồng với các nước trên thế giới và phù hợp với mục đích trừng trị và có tính răn đe đối với hành vi vi phạm.
Trong bài viết “vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giao kết hợp đồng
và trách nhiệm bồi thường thiệt hại” và bài viết “hậu quả pháp lý đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin tiền hợp đồng trong pháp luật Cộng hịa Pháp”,
nhóm tác giả Hồng Thị Hải Yến, Nguyễn Thị Kiều My đã đưa ra quan điểm trên cơ sở BLDS của Pháp: đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin mà gây thiệt hại sẽ áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng, cịn đối với hành vi không cung cấp thông tin vi phạm sự tự nguyện (hành vi nhầm lẫn, lừa dối
hoặc đe dọa, cưỡng ép) trong xác lập giao dịch sẽ dẫn đến hợp đồng vơ hiệu. Ngồi
ra, nhóm tác giả cũng đề xuất nội dung về phạm vi thiệt hại được bồi thường sẽ bao gồm những thiệt hại thực tế mà khơng bao gồm những lợi ích có thể đạt được nếu
hợp đồng được giao kết, kể cả việc mất cơ hội để thu được lợi nhuận dự kiến.
Các cơng trình nghiên cứu cho thấy, tùy thuộc vào loại vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng, nếu vi phạm nghĩa vụ cung cấp thơng tin thì hậu quả pháp lý có thể là bồi thường thiệt hại hoặc hợp đồng vô hiệu, nếu vi phạm nghĩa vụ bảo mật thông tin hay nghĩa vụ trong đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng mà hậu quả được xác định có thể là bồi thường thiệt hại. Ngồi ra, từ góc độ pháp luật chuyên ngành, tác giả Lê Thị Hải Ngọc và tác giả Nguyễn Thị Kim Thoa còn cho thấy vi phạm nghĩa vụ bảo mật thông tin và cung cấp thơng tin có thể phải chịu chế tài hình sự, hành chính và các chế tài dân sự khác. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, các cơng trình mới chỉ dừng lại ở việc tiếp cận hậu quả pháp lý theo từng loại nghĩa vụ tồn tại trong giai đoạn tiền hợp đồng mà chưa có sự hệ thống hóa pháp luật về hậu quả