39 Nguyễn Thị Thủy (2017), Pháp luật hợp đồng bảo hiểm con người, NXB Hồng Đức, Hà Nội, tr.36 37 40 Mục 6 Bộ quy tắc điều khoản bảo hiểm nhân thọ mẫu năm 2009.
1.3.2. Các loại hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng
Căn cứ vào hành vi trái pháp luật tiền hợp đồng, có thể thấy hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng bao gồm:
* Hợp đồng vô hiệu
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ. Khi xác lập một hợp đồng thì các bên ln mong muốn hợp đồng đó được thực hiện trên thực tế. Tuy nhiên vì nhiều lý do chủ quan hoặc khách quan mà hợp đồng có thể bị vơ hiệu. Hậu quả pháp lý này cũng được ghi nhận trong quá trình hình thành hợp đồng từ Điều 4:102 đến Điều 4:110 của Bộ Nguyên tắc PECL, từ Điều 3.3 đến 3.10 của Bộ Nguyên tắc UNIDROIT, từ Điều 140 đến Điều 146 Dự luật PAVIE. Các văn bản này cho thấy vô hiệu là chế tài được áp dụng khi một bên vi phạm đáng kể nghĩa vụ trong quan hệ hợp đồng54. Điều này cũng được ghi nhận tại Điều 1455 BLDS Ý theo hướng hợp đồng chỉ có thể bị hủy bỏ khi việc không thực hiện nghĩa vụ gây ảnh hưởng nghiêm trọng với bên có quyền. Tại Điều 6:82-83 và 6:265 BLDS Hà Lan cũng quy định theo hướng không 53 Nguyễn Như Phát và Lê Thị Thu Thuỷ, (2003), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật hợp đồng
ở Việt Nam hiện nay, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, tr.37
54 Nhà pháp luật Việt – Pháp (2019), Các thuật ngữ hợp đồng thông dụng, NXB pháp luật Việt - Pháp,Hà Nội, tr.576-578. Hà Nội, tr.576-578.
thực hiện ngay cả khi khả năng khơng thể này phát sinh vào lúc hình thành hợp đồng.
Như vậy, đối với giai đoạn tiền hợp đồng, khi các bên có những hành vi vi phạm nghĩa vụ thì có thể dẫn đến tình trạng hợp đồng vơ hiệu. Nói cách khác thì hậu quả hợp đồng vơ hiệu có thể được xác định từ hành vi vi phạm xảy ra ngay trong giai đoạn tiền hợp đồng. Sự vô hiệu của hợp đồng là hậu quả pháp lý bất lợi đối với bên vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng nhưng lại kịp thời bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bên còn lại tham gia giao kết hợp đồng.
* Đơn phương chấm dứt hợp đồng, huỷ bỏ hợp đồng
Có những hành vi vi phạm xảy ra trong giai đoạn tiền hợp đồng, tuy nhiên khi các bên thực hiện hợp đồng mới phát hiện ra vi phạm thì hậu quả pháp lý đặt ra có thể là đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng. Đây là hai hậu quả pháp lý có nhiều nét giống nhau về căn cứ phát sinh nhưng sau khi đơn phương chấm dứt hợp đồng, huỷ bỏ hợp đồng sẽ mang đến những kết quả khác nhau, trong đó sau khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt sẽ chấm dứt việc thực hiện hợp đồng tại thời điểm bên kia nhận được thông báo; đối với huỷ bỏ hợp đồng, quyền và nghĩa vụ các bên chấm dứt ở thời điểm giao kết hợp đồng. Cũng có quan điểm cho rằng, đơn phương chấm dứt hợp đồng và huỷ bỏ hợp đồng do hành vi vi phạm xảy ra trong giai đoạn tiền hợp đồng nhưng nghĩa vụ này đã được chuyển hoá thành nghĩa vụ trong hợp đồng thì hậu quả pháp lý được xác định là hậu quả theo hợp đồng. Tuy nhiên, dựa trên mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả thì thời điểm xảy ra vi phạm nằm ở giai đoạn tiền hợp đồng nên hậu quả pháp lý về mặt logic được xác định là hậu quả do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng. Như vậy, cũng là đơn phương chấm dứt thực hiện, hủy bỏ hợp đồng nhưng nguyên nhân có thể tồn tại trong hai giai đoạn khác nhau. Nếu nguyên nhân để hợp đồng bị hủy bỏ, đơn phương chấm dứt xảy ra ở giai đoạn tiền hợp đồng thì đó hậu quả đó là hậu quả pháp lý của tiền hợp đồng. Nếu nguyên nhân đó xảy ra trong giai đoạn thực hiện hợp đồng như: khơng thực hiện, thực hiện khơng đúng…thì hậu quả đó được xác định là hậu quả pháp lý trong hợp đồng.
* Bồi thường thiệt hại
Bồi thường thiệt hại là một chế tài có chức năng truyền thống là bù đắp, ở giai đoạn này rất dễ xảy ra sự lạm dụng của một bên dẫn đến thiệt hại cho bên còn lại. Điều 166, Dự luật PAVIE đặt ra trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi hợp đồng không được ký kết hoặc việc đàm phán khơng thể tiến hành. Ngồi ra, tác giả Rudolph von JHERING đặt nền móng cho học thuyết về nghĩa vụ tiền hợp đồng cũng cho rằng bồi thường thiệt hại “chủ yếu nhằm khắc phục thiệt hại phát sinh từ
việc lòng tin của trái chủ bị đặt một cách vơ ích vào một hợp đồng khơng tiếp diễn, hoặc bởi vì hợp đồng bị hủy, hoặc bởi vì thụ trái yếu kém”55. Tuy nhiên, bồi thường
thiệt hại trong giai đoạn tiền hợp đồng có sự khác nhau về cách hiểu. Có quan điểm cho rằng bồi thường thiệt hại phát sinh trong giai đoạn tiền hợp đồng là trách nhiệm theo hợp đồng, điển hình là pháp luật của Đức56. Thực tế, trong giai đoạn tiền hợp đồng, các bên có thể đàm phán mở rộng hơn so với hợp đồng, tức là một số nội dung được thảo luận ở giai đoạn này nhưng không được ghi trong hợp đồng. Tuy nhiên, những gì đã được ấn định trong hợp đồng thì chắc chắn đã được các bên bàn bạc kĩ lưỡng khi đàm phán cùng nhau. Vì vậy, những yêu cầu đặt ra đối với các bên trong khi đàm phán hợp đồng nhưng một trong các bên không tuân thủ đầy đủ làm ảnh hưởng tới việc thực hiện hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại và bồi thường thiệt hại trong giai đoạn tiền hợp đồng là một trách nhiệm theo hợp đồng57.
Một vài học giả khác lại nhấn mạnh: trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong giai đoạn tiền hợp đồng là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Hậu quả pháp lý này phát sinh khi các bên chưa giao kết hợp đồng (chẳng hạn các bên không xác lập hợp đồng nhưng một bên đã để lộ thông tin cần bảo mật và dẫn đến thiệt hại cho bên kia). Ngồi ra, hậu quả pháp lý này cịn có thể do hành vi vi phạm
nghĩa vụ trong giai đoạn tiền đồng nhưng lại phát sinh trong thực hiện hợp đồng 55 Nhà pháp luật Việt – Pháp (2019), Các thuật ngữ hợp đồng thông dụng, NXB pháp luật Việt - Pháp, Hà Nội, tr.508-528.
56 Nhà pháp luật Việt – Pháp (2019), Các thuật ngữ hợp đồng thông dụng, NXB pháp luật Việt - Pháp,Hà Nội, tr.344. Hà Nội, tr.344.