Lê Thị Hải Ngọc (2017), Trách nhiệm của nhà sản xuất, cung ứng trong việc cung cấp thông tin về

Một phần của tài liệu Luận văn nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng (Trang 174 - 177)

Khi một giao dịch dân sự được xác lập, các bên phải thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của mình. Nếu một bên vi phạm nghĩa vụ (khơng thực hiện hoặc thực

hiện khơng đúng, khơng đầy đủ) thì phải gánh chịu những hậu quả bất lợi mà pháp

luật đã dự liệu. Khoản 1 Điều 302 Bộ luật Dân sự Việt Nam quy định: “Bên có nghĩa vụ mà khơng thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự với bên có quyền”. Việc pháp luật quy định khi một bên vi phạm

nghĩa vụ thì phải gánh chịu trách nhiệm do hành vi vi phạm của mình nhằm ngăn ngừa và hạn chế các chủ thể thực hiện những hành vi làm ảnh hưởng đến quyền lợi người khác. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ luôn phải mang đến một hậu quả bất lợi cho người có hành vi vi phạm pháp luật.

Trong quan hệ tiền hợp đồng, lợi ích của các bên được bảo vệ một cách trực tiếp nhất dựa trên trách nhiệm dân sự (trách nhiệm bồi thường thiệt hại). Theo lý thuyết về trách nhiệm dân sự thì đây là loại trách nhiệm ngồi hợp đồng, do đó, sẽ chịu sự điều chỉnh của các quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, quy định hiện nay về bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng chưa thực sự minh thị.

Về cơ sở phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại: với tư cách là loại nghĩa vụ do luật định tại Điều 386, Điều 387 BLDS năm 2015, có thể thấy trong q trình giao kết hợp đồng, bên có nghĩa vụ cung cấp thơng tin và bảo mật thông tin hay đề nghị giao kết hợp đồng mà vi phạm nghĩa vụ gây ra thiệt hại thì phải bồi thường. Tuy nhiên, các quy định này chỉ điều chỉnh được một số trường hợp cụ thể làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Vậy, đối với trường hợp vi phạm ngun tắc thiện chí, trung thực thì có làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại khơng, trách nhiệm đó phát sinh trên cơ sở nào? Về vấn đề này, Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm xây dựng pháp luật tại khoản 3, Điều 500, BLDS Trung Quốc: Trong quá trình giao kết hợp đồng, bên nào “thực hiện bất kỳ hành vi nào khác trái với

nguyên tắc thiện chí” mà gây thiệt hại cho bên kia thì phải chịu trách nhiệm bồi

thường thiệt hại. Ngoài ra, liệu rằng hậu quả bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ cung cấp và bảo mật thông tin theo quy định tại khoản 3 Điều 387 có giống với

hậu quả pháp lý là bồi thường thiệt hại phát sinh từ hợp đồng vô hiệu mà nguyên nhân dẫn đến vô hiệu là từ hành vi vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng hay không? Do vậy, các nhà làm luật cần quy định rõ hơn về vấn đề này.

Về thiệt hại được bồi thường: Có thể thấy, chức năng truyền thống của bồi thường thiệt hại là bù đắp. Vì vậy bồi thường thiệt hại là một phương thức khắc phục hoàn toàn thiệt hại mà trái chủ phải gánh chịu do việc không thực hiện nghĩa vụ. Pháp luật Việt Nam quy định nguyên tắc bồi thường toàn bộ, cụ thể, khoản 1 Điều 585 BLDS 2015 quy định: “Thiệt hại thực tế phải được bồi thường tồn bộ và kịp thời.

Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Tuy nhiên, thiệt hại được bồi

thường là toàn bộ “thiệt hại thực tế”. Vậy nếu hành vi vi phạm nghĩa vụ trong giai đoạn tiền hợp đồng dẫn đến một bên mất đi các lợi ích đáng ra có thể có được nếu như khơng có sự vi phạm? Trong trường hợp khơng thực hiện hợp đồng đã được giao kết hợp pháp, thì có được bồi thường khoản lợi đáng ra được hưởng nếu hợp đồng được thực hiện bình thường? Đối với giai đoạn tiền hợp đồng, hiện nay chúng ta lại khơng có quy định cụ thể. Tác giả Rudolph von JHERING đã gây ra tranh luận khi cho rằng bồi thường thiệt hại bao gồm: “những chi phí gắn liền với việc ký kết hợp

đồng (chi phí đi lại, thư từ, đăng ký...) và việc thực hiện hợp đồng (chi phí mua hàng, chi phí vận chuyển và dọn nhà, chi phí quảng cáo, bảo hiểm...). Lợi ích này cũng bao gồm những chi phí bỏ ra sau khi hợp đồng không được thực hiện, tức là những chi phí để hạn chế thiệt hại”. Về vấn đề này, pháp luật của Anh, Bỉ cũng cho rằng:“tiền bồi thường này nhằm mục đích trả người đã bị lừa vào tình huống giống như khi người này đã ký hợp đồng”. Tuy nhiên, pháp luật của Đức lại cho rằng khoản tiền bồi thường đôi khi “chỉ là giá trị của một tài sản bị mất và không bao gồm thiệt hại bị bỏ lỡ”. Pháp luật của Pháp cũng cho rằng trong trường hợp hủy hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng thì thiệt hại có thể khắc phục do đàm phán khơng bao gồm việc mất cơ hội ký hợp đồng. Dự luật PAVIE, tại Điều 163 quy định thiệt hại bao gồm cả tổn thất phải chịu lẫn lãi mất hưởng mà trái chủ có thể trơng chờ một cách hợp lý.

Tuy nhiên, Dự luật không bị ràng buộc bởi nguyên tắc bồi thường toàn bộ thiệt hại, trên cơ sở thái độ, lợi ích và điều kiện tài chính của trái chủ mà thẩm phán có thể hạn chế số tiền bồi thường thiệt hại. Ngồi ra, thơng qua án lệ Wittington v Seale – Hayne, Tòa án cũng cho thấy giá trị của khoản tiền bồi thường chỉ bao gồm các tổn thất có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng. Giải pháp này dựa trên cơ sở của sự hoàn trả nhằm tránh các trường hợp được lợi khơng chính đáng101. Tiếp thu kinh nghiệm trong Dự luật PAVIE, pháp luật của Đức, Pháp và tinh thần của án lệ Wittington v Seale – Hayne, có lẽ khơng thể chấp nhận bồi thường khoản lợi đáng ra được hưởng nếu hợp đồng được giao kết vì bản chất ở đây hợp đồng chưa phát sinh hiệu lực nên thiệt hại được xác định khơng thể dựa vào tính chất suy đốn thiệt hại.

Ngồi ra, câu hỏi đặt ra là khoản lợi nếu bên nhận được thơng tin bí mật sử dụng các thơng tin đó một cách bất hợp pháp hay tiết lộ cho bên thứ ba thì được xử lý như thế nào?. Có thể thấy, khoản lợi này là những khoản lợi khơng có căn cứ pháp luật, vì vậy quy định nghĩa vụ hồn trả của bên có hành vi vi phạm được coi là xu thế của pháp luật đương đại. Cụ thể tại Điều 2: 302 Bộ nguyên tắc luật hợp đồng Châu Âu quy định về nghĩa vụ bảo mật như sau: “Nếu thơng tin bí mật được một

bên đưa ra trong q trình thương lượng, bên kia phải có nghĩa vụ khơng tiết lộ thơng tin đó hoặc khơng sử dụng thơng tin đó cho các mục đích riêng bất kể liệu hợp đồng sau đó có được ký kết khơng. Việc vi phạm nghĩa vụ này có thể làm phát sinh quyền được bồi thường thiệt hại cho những thiệt hại đã xảy ra và hồn trả những lợi ích đã có được của bên vi phạm”. Đồng thời, tại Điều 2.1.16 Bộ nguyên

tắc Unidroit về Hợp đồng thương mại quốc tế 2004 về nghĩa vụ bảo mật cũng quy định: “Thực hiện không đúng nghĩa vụ này có thể phải bồi thường thiệt hại, nếu có,

bao gồm lợi ích mà bên kia có thể thu được từ bí mật này”. Tiếp thu kinh nghiệm trong các Bộ nguyên tắc trên, về nghĩa vụ bảo mật thông tin giai đoạn tiền hợp đồng, chúng ta nên ghi nhận: “Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm trả lại

những khoản lợi ích thu được từ việc vi phạm đó”.

Một phần của tài liệu Luận văn nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng (Trang 174 - 177)